TIẾT 91 – 92 Ngày4/1/2009
Bàn về đọc sách
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận.
B/ Lên lớp:
1. Ktbc: ?Hãy kể tên các tác phẩm thuộc văn học hiện đại VN các em đã học ở học kì I?
2. Vào bài: Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò nho Trung Hoa, VN xưa đều đã được học thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền:
Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao
Nghĩa là: nhà vua coi trọng người hiền đức. Văn chương giáo dục con người. Trên đời mọi nghề đều thấp kém. Chỉ có đọc sách là cao quí nhất. Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, vẫn còn lại 1 sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quí, nó làm cho con người trở nên cao quí hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quí này mà bài bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm- một học giả Trung Hoa nổi tiếng là 1 minh chứng.
3. Bài mới
Bài 18: Văn bản Bàn về đọc sách
(Trích) ( Chu Quang Tiềm)
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm (SGK)
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
Tiết 91 – 92 Ngày4/1/2009 Bàn về đọc sách A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận. B/ Lên lớp: Ktbc: ?Hãy kể tên các tác phẩm thuộc văn học hiện đại VN các em đã học ở học kì I? Vào bài: Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò nho Trung Hoa, VN xưa đều đã được học thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền: Thiên tử trọng hiền hào Văn chương giáo nhĩ tào Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao Nghĩa là: nhà vua coi trọng người hiền đức. Văn chương giáo dục con người. Trên đời mọi nghề đều thấp kém. Chỉ có đọc sách là cao quí nhất. Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, vẫn còn lại 1 sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quí, nó làm cho con người trở nên cao quí hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quí này mà bài bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm- một học giả Trung Hoa nổi tiếng là 1 minh chứng. Bài mới Bài 18: Văn bản Bàn về đọc sách (Trích) ( Chu Quang Tiềm) I/ Tìm hiểu chung Tác giả - Tác phẩm (SGK) Đọc và tìm hiểu chú thích Bố cục ? Tên văn bản “ Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài này là gì? ? Kiểu văn bản đó qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào? ? Vậy văn bản đó có mấy luận điểm? ? Hãy tìm hệ thống luận điểm đó? Các luận điểm đó ứng với những đoạn nào? ? Nếu xét về nội dung có mấy nội dung? ? Nếu chuyển nội dung thành 2 câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời những câu hỏi nào? Thuộc kiểu văn bản nghị luận - Theo hệ thống luận điểm 2 luận điểm chính + Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (từ đầu.....thế giới mới) + Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn( còn lại) 2 nội dung + Sự cần thiết của việc đọc sách + Phương pháp đọc sách Vì sao phải đọc sách Đọc sách ntn. II/ Phân tích Vì sao phải đọc sách ? Nêu luận điểm của phần này? ? Qua lời của tác giả em thấy sách có tầm quan trọng ntn? ? Vậy đọc sách có ý nghĩa gì? ? Những cuốn sách giáo khoa em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao? ? Từ những lí lẽ trên đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? * Luận điểm: Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. - Ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức thành quả mà loài người tìm tòi tích luỹ qua mọi thời đại. - Những cuốn sách có giá có giá trị có thể xem là những mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - Là 1 con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức. - Phải vì đó là 1 phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHTN và KHXH. - Sách là vốn quí nhất của nhân loại. - Đọc sách là cách để tạo học vấn - Muốn tiến lên trên con đưòng học vấn, không thể không đọc sách. Đọc sách như thế nào ? Trong phần văn bản tiếp theo tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ của mình về việc đọc sách ntn? ? Quan niệm đó được tác giả đưa ra những lí lẽ nào? ? Theo tác giả chỉ ra mấy thiên hướng sai lệch? ? Theo tác giả cần lựa chọn sách khi đọc ntn? ? Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông? ? Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông? ? Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lí giải ntn? ? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả? ? Từ đó em ghi nhận được gì từ lời khuyên này? - Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu. + Sách nhiều không chuyên sâu + Đọc sách không cốt lấy nhiều chọn cho tinh, đọc cho kĩ + Đọc chuyên sâu nhưng bỏ qua đọc thường thức. 2 thiên hướng sai lệch - Sách nhiều không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ ăn tươi nút sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích. - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà lựa chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình. - Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. - Không thể xem thường việc đọc các loại sách thường thức. - Là đọc rộng ra theo yêu cầu của môn học ở trung học và năm đầu đại học.... - Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và những năm đầu đại học. - Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông - Vì các môn học liên quan với nhau không có học vấn nào cô lập. - Không biết rộng thì không thể chuyên ...........................học vấn nào. - Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh. - đọc sách cần đọc chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu 1 lĩnh vực. III./ Tổng kết ? Qua văn bản cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách? ? Qua văn bản em hiểu gì về tác giả? ? Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả? - Sách là tài sản tinh thần quí giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. - Nhưng không phải cứ đọc sách là có học vấn. Đọc sách thành tích luỹ và nâng cao học vấn chỉ có ở người biết cách đọc. ( Đó là coi trọng đọc chuyên sâu) - Ông là người yêu quí sách. - Là người có học vấn cao nhờ biết đọc sách. - Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người. - Thái độ khen chê rõ ràng - Lí lẽ phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi, dễ thuyết phục. IV/ Luyện tập GV hướng dẫn học sinh làm V/ Dặn dò Chuẩn bị tiết 93 : Khởi ngữ Tiết 93 Ngày 6/1/2009 Khởi ngữ A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nhân biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Biết đặt những câu có khởi ngữ. B/ Lên lớp Ktbc ? Qua văn bản: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm em thấm thía nhất ở điểm nào ? Vì sao? Vào bài Bài mới I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu Học sinh quan sát VD ? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm? ? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ? ? Trước các từ ngữ in đậm nói trên có hoặc có thể thêm những quan hệ từ nào? GV: đưa BT nhanh Có hai câu: a/ Tôi sửa xe đạp này rồi. b/ Xe đạp này tôi sửa rồi. Phân biệt từ gạch chân trong 2 câu trên? ? Qua phân tích VD em hiểu khởi ngữ là gì? a/ Từ “anh” thứ 2 là chủ ngữ b/ Chủ ngữ là từ “tôi” c/ Chủ ngữ là “ chúng ta” - Về vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ - Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ vị với vị ngữ. - Về , đối với Cụm ở câu a là bổ ngữ Cụm ở câu b là khởi ngữ * Ghi nhớ : SGK học sinh đọc II/ Luyện tập BT1: a/ điều này b/ Đối với chúng mình c/ 1 mình d/ Làm khí tượng e/ Đối với cháu BT2: a/ Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b/ Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. III/ Dặn dò Học và làm bài tập Chuẩn bị bài mới tiết 94 phép phân tích và tổng hợp Tiết 94 Ngày7/1/2009 Phép phân tích và tổng hợp A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. B/ Lên lớp Ktbc: ? Khởi ngữ là gì? Hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng khởi ngữ? Vào bài Bài mới I/ Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp Học sinh đọc văn bản : Trang phục Tìm hiểu phép phân tích ? Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục? ? Vì sao “ không ai” Làm cái điều phi lí như tác giả nêu ra? ? Việc không làm đó cho thấy những qui tắc nào trong ăn mặc của con người? ? Từ đó cho thấy tác giả đã dùng phép lập luận nào đề nêu ra các dẫn chứng? ? Bên cạnh tác giả còn sử dụng phép lập luận gì nữa? ? Trong bài tác giả còn sử dụng các biện pháp gì nữa? - Trong các danh trại hay nơi công cộng........... - Cô gái 1 mình trong hang sâu....... - Anh thanh niên đi tát nước............. - Đi đám cưới........... đi đán tang........ - Vì nó trái với điều bình thường, nó không hợp với văn hoá, đạo đức, môi trường,hoàn cảnh. Thiếu sự chỉnh tề, không đồng bộ, trông chướng mắt. - Những qui tắc: + Ăn mặc chỉnh tề + Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. + Ăn mặc phù hợp đạo đức: giản dị , hoà mình vào cộng đồng. - Phép lập luận phân tích - Phép lập luận giải thích, chứng minh - Giả thiết, so sánh, đối chiếu. Tìm hiểu phép tổng hợp ? Sau khi đã nêu 1 số biểu hiện của “ những qui tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề.? ? Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? ? Vậy hãy tìm câu tổng hợp ở cuối đoạn hoặc cuối bài của bài văn? ? Qua phân tích bài văn em thấy vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận ntn? ? Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể ra sao? ? Phép tổng hợp giúp khái quát vấn đề ntn? - Phép tổng hợp - ở cuối đoạn hay cuối bài. ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản. - Câu tổng hợp cuối các ý phân tích trên: “ ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội.( Câu này tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên) - Câu tổng hợp cuối bài trong toàn bộ văn bản: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. - Làm rõ ý nghĩa của 1 sự việc, hiện tượng nào đó. * Ghi nhớ: SGK học sinh đọc II/ Luyện tập BT1: y/c Để làm sáng tỏ được luận điểm: Học vấn..........học vấn. - Tác giả phân tích bằng cách chia luận điểm đó bằng các bộ phận. Luận điểm: Học vấn.......học vấn + Do sách nhiều mà sinh ra cách đọc không sâu + Đọc sách cần chọn cho tinh, đọc cho kĩ + Sách đọc cần phân loại + Không hiểu biết rộng thì không thể chuyên. Không có cách đọc sách không xử lí được việc học tập và thời gian có hạn của mỗi người. Qua các vấn đề nêu ở trên có thể nhận thấy: Phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét từng bộ phận, từng phương diện rồi sau tổng hợp lại Là phương pháp khám phá nội dung ý nghĩa ẩn kín của đối tượng bằng nhiều cách: So sánh, đối chiếu đối tượng với các đối tượng tương đồng hay khác biệt, xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của đối tượng với nhau, tìm ra nguyên nhân, dự đoán hậu quả của nó. BT2: Lí do Sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích. Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình. Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức. BT3: Tầm quan trọng + Không đọc sách thì không có điểm xuất phát cao. + Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. + Không chọm lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc suể, đọc không có hiệu quả. BT4: Phân tích có vai trò rất cần thiết trong lập luận vì có qua sự phân tích lợi – hại, đúng – sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. III/ Dặn dò Chuẩn bị tiết 95 Luyện tập phân tích và tổng hợp Tiết 95 Ngày 7/1/2009 Luyện tập phân tích và tổng hợp A/ Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp B/ Lên lớp: Kt ... n + rồi trở về với ruộng vườn tốt tươi + Trĩu cả 2 vai việc nước, việc nhà + Sống 1 mình với tuổi già + Vui vẻ trong ngày họp mặt - Luôn kính trọng, cảm phục Bài 3: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ( Nguyễn Duy) đọc văn bản Học sinh cần đọc với giọng (chậm, diễn cảm ) Phân tích ? Hình ảnh người mẹ hiện lên qua tâm trí và tình cảm của tác giả ntn? ? Hình ảnh ấy cho chúng ta cảm nhận điều gì sâu đậm,lay động nhất? ? Bài thơ gắn với những điểm gì đáng chú ý? ? Hãy chỉ ra? ? Nó có giá trị thẩm mĩ gì? ? Về nghệ thuật, cách xưng hô của người con trong bài thơ có gì đáng chú ý? ? hãy hình dung về nhân vật trữ tình trong bài thơ? ? Em có suy nghĩ gì về 2 khổ thơ cuối của bài? ?Về thể thơ , bài thơ làm theo thể thơ gì? - hình ảnh người mẹ giản dị, chân thực, nồng hậu biết bao. + Không có yếm đào + Nón mê, tay bí, tay bầu + Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu + Câu ca mẹ hát; mẹ ru - đó là 1 người mẹ thôn quê chất phác, giầu tình cảm. - Nhiều câu ca dao xưa, đời sống tinh thần của tuổi thơ. + Câu ca mẹ hát gió đưa về trời. + quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm + Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn - làm đẹp đời sống tinh thần, nội tâm của con người. - Sử dụng đại từ: “ta” - Dáng vẻ: bần thần - tâm trạng: nhớ nhung, xao xuyến, bâng khuâng -Khổ1: là những suy nghĩ về thế hệ mai sau những gì thiêng liêng, sâu đậm nhất về giá trị tinh thần của mỗi con người Khổ2: Suy nghĩ , nhớ về tấm lòng, tình cảm của người mẹ đó là những tình cảm nhớ nhung sâu đậm của tác giả với người mẹ đã khuất của mình. - lục bát III. Luyện tập: Hãy phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ 3 III/ Dặn dò: Học thuộc lòng 3 bài thơ của ông Chuẩn bị tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Tiết 103 Ngày .12/1/2009 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ nới A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người VN. Nắm được trình từ lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. B/ Lên lớp: Ktbc : ? đọc thuộc lòng bài thơ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy Vào bài Bài mới Bài mới Bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan) I/ Tìm hiểu chung Tác giả- tác phẩm Đọc và tìm hiểu chú thích Bố cục ? Em hiểu gì về nhan đề của bài? ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Vì sao? ? Từ đó lập dàn ý cho bài này? ? Trọng tâm nghị luận của bài này là ở phần nào? - Hành trang: Những giá trị tinh thần mang theo như: tri thức, kĩ năng, thói quen. - Thế kỉ mới là thế kỉ XXI Chuẩn bị........mới là sắp sẵn những phẩm chất, trí tuệ, kĩ năng, thói quen... để tiến vào thế kỉ XXI. - Nghị luận văn học. - Nghị luận vì: bài viết sử dụng phương thức lập luận - NLXH vì: Trong bài tác giả bàn về 1 vấn đề kinh tế xã hội mà mọi người đang quan tâm - Bố cục 3 phần MB: Câu mở đầu: Nêu luận điểm chính TB: Từ tết 5 nay.....đố kị (trình bày 2 luận điểm) + Đòi hỏi của thế kỉ mới + Những điểm mạnh và điểm yếu của người VN. KB: Còn lại - TB II/ Phân tích Phần mở bài ? Em hãy tìm câu mang luận điểm chính? ? Luận điểm này có những thông tin nào? Đối tượng tác động? Nội dung tác động? Mục đích tác động? ? Vấn đề quan tâm của tác giả có cần thiết không? Vì sao? ? Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông? - Câu: Lớp trẻ........... kinh tế mới - Lớp trẻ VN - Nhận ra cái mạnh, cái yếu kém của người VN - Rèn nhiều thói quen tốt... kinh tế mới. Có - Đây là vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại và bền vững. - Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước. Phần thân bài a/ Những đòi hỏi của thế kỉ mới ? Bài nghị luận này được viết vào thời điểm nào của dân tộc và của lịch sử? ? Vì sao tác giả tin rằng trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới? ? Tác giả đã nêu ra những yêu cầu gì? ? Vì sao nói đó là yêu cầu chủ quan, khách quan ? Vì sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất? ? Cách tạo lập của tác giả có gì chú ý? ? Vì sao tác giả lại dùng cách lập luận này? ? Tác dụng của cách lập luận này? - Thời điểm tết cổ truyền của dân tộc VN ( Tân tị 2001) - đồng thời nước ta và cả nhân loại bước vào thế kỉ mới (thế kỉ XXI) và thiên niên kỉ mới (Thiên niên kỉ thứ 3 ) - Mùa xuân là thời điểm đầy niềm tin và hi vọng về sự nghiệp và hạnh phúc của mỗi người và của cả dân tộc. - Thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới vừa hứa hẹn, vừa thử thách đối với con người trên hành tinh của chúng ta để tạo nên những kì tích mới. - Yêu cầu khách quan: Sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự giao thao và hội nhập giữa các nền kinh tế. - Yêu cầu chủ quan: Nước ta phải cùng 1 lúc giải quyết 3 nhiệm vụ. + Thoát khỏi tình trạng nghèo.... + Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá....... + Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức - Yêu cầu khách quan vì đó là hiện thực khách quan đặt ra là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới. - Yêu cầu chủ quan: Là yêu cầu nảy sinh từ nội bộ, nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời đại. - Vì lao động của con người luôn luôn là động lực của mọi nền kinh tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bền vững cần trước hết yếu tố con người. - Sử dụng nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị. - Vì vấn đề nghị luận của tác giả mang nội dung kinh tế chính trị của thời đại, liên quan đến nhiều người. - Diễn đạt được những thông tin kinh tế mới. - Thông tin nhanh, gọn, dễ hiểu b/ Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN ? Tóm tắt những điểm mạnh của con người VN theo nhận xét của tác giả? ? Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của người VNkhi bước vào thế kỉ mới? ? Bên cạnh đó con người VN có những điểm yếu gì? ? Những điểm yếu đó gây cản trở gì khi chúng ta bước vào thế kỉ mới? ? Cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt? ? Tác dụng của cách lập luận này? - Thông minh, nhạy bến với cái mới. - Cần cù, sáng tạo. - Đoàn kết trong kháng chiến. - Thích ứng nhanh. Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại. - Hữu ích trong nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao. - Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước. - Tận dụng được cơ hội đổi mới. - Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành. - Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu qui trình công nghệ. - đố kị trong làm kinh tế. - Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại. Thiếu coi trọng chữ tín. - Khó phát huy tính thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức. - Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hoá. - Không phù hợp với sản xuất lớn. - Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập. - Các luận cứ được nêu song song(mạnh- yếu) - Sử dụng thành ngữ và tục ngữ - Nêu bật được cả mạnh và yếu của người VN. - Dễ hiểu với nhiều đối tượng bạn đọc - Muốn mọi người VN không chỉ biết từ hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình. Phần kết bài ? Tác giả đã nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của con người VN khi bước vào thế kỉ mới? ? Tác giả cho rằng khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất? đó là gì? ? Tác giả đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ nước ta ntn? - Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh - Vứt bỏ những điểm yếu. - Đó là những yêu và nhược điểm. - Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập, làm việc nghỉ ngơi, đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Lo lắng, tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới... III/ Tổng kết ? qua văn bản em nhận thức rõ ràng hơn về những đặc điểm nào trong tính cách con người VN? ? Em học tập được gì về cách viết nghị luận của tác giả? * Ghi nhớ: SGK - Bố cục mạch lạc - Quan điểm rõ ràng - Lập luận ngắn gọn - Sử dụng thành ngữ và tục ngữ IV/ Luyện tập GV hướng dẫn học sinh làm bài tập V/ Dặn dò Chuẩn bị tiết 104 Các thành phần biệt lập Tiết 103 Ngày 12/1/2008 Các thành phần biệt lập (Tiếp) A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Nhận biết 2 thành phần biệt lập: Gọi đáp và phụ chú Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. Biết đặt câu có thành phần biệt lập. B/ Lên lớp Ktbc: Tóm tắt đôi nét về tác giả VK và hãy nêu nội dung chính của văn bản chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Vào bài Bài học hôm trước các em đã tìm hiểu về thành phần tình thái và cảm thán. hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu 2 thành phần nữa đó là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Bài mới I/ Thành phần gọi đáp Học sinh đọc VD ? Trong các từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? ? Những từ ngữ dùng để gọi- đáp có tham gia diễn đạt nghĩa của câu hay không? Tại sao? ? Trong các từ ngữ gọi đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? ? Qua phân tích em hiểu thành phần gọi -đáp được dùng để làm gì? a/ Từ “ Này” dùng để gọi b/ Cụm từ “ thưa ông” dùng để đáp. - Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Vì chúng là các thành phần biệt lập. - Từ “ Này” dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (Mở đầu sự giao tiếp) - Cụm từ “ thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại ( Thể hiện sự hợp tác đối thoại.) Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. II/ Thành phần phụ chú Học sinh đọc VD ? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? ? ở câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? ? Trong câu b cụm c – v in đậm được chú thích điều gì - Không. Vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào. Nó không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. - Cụm từ “ đứa con gái đầu lòng”. - Chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. Điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc. GV: Cụm từ “ tôi nghĩ vậy” có ý giải thích thêm rằng điều “ Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “ tôi” cho đó là lí do làm cho “ tôi càng buồn lắm” . Như vậy trong 3 cụm c-v ở câu b: Tôi nghĩ vậy là cụm c-v chỉ việc diễn ra trong tâm trí của tác giả. Hai cụm c-v còn lại diễn đạt việc tác giả kể. ? Qua VD em hiểu thành phần phụ chú được dùng để làm gì? - Để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu. * Ghi nhớ: SGK học sinh đọc III. Luyện tập BT1: a. từ dùng để gọi: này b. từ dùng để đáp: vâng c. quan hệ: Trên dưới – Quan hệ giữa người gọi với người đáp Thân mật: Hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ BT2: Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng BT3- 4 học sinh làm IV. Dặn dò: Học và làm bài - Chuẩn bị bài mới Tiết 105-106 viết bài TLV số 5
Tài liệu đính kèm: