Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 93 đến tiết 131

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 93 đến tiết 131

 Bài 23

 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

 (Minh Huệ)

A/ Mục tiêu:

1 – Kiến thức: Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

2 – Kĩ năng: RLKN đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng.

3 – Thái độ : Giáo dục HS lòng yêu mến, tôn kính Bác Hồ – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN.

B/ Chuẩn bị:

1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án .

2- HS: Học bài và chuẩn bị bài mới chu đáo.

C/ Tiến trình tiết dạy:

1-Ổn định tình hình lớp: ( 1 ) 6A3:

 6A4:

2-Kiểm tra bài cũ: (5) Nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Buổi học cuối cùng” ?

 - Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một buổi hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”.

 - Nghệ thuật: Truyện dã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Ph răng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

3- Giảng bài mới: (1) Cả cuộc đời của Bác Hồ nhiều đêm không ngủ được vì “lo nỗi nước nhà”. Hôm nay chúng ta học bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ nói về một trong nhiều

doc 146 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 93 đến tiết 131", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6- 2-2010 
Tiết : 93 
 Bài 23 
 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ 
 (Minh Huệ) 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. 
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 
2 – Kĩ năng: RLKN đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng. 
3 – Thái độ : Giáo dục HS lòng yêu mến, tôn kính Bác Hồ – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án . 
2- HS: Học bài và chuẩn bị bài mới chu đáo. 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (5’) Nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Buổi học cuối cùng” ? 
 - Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một buổi hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. 
 - Nghệ thuật: Truyện dã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Ph răng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
3- Giảng bài mới: (1’) Cả cuộc đời của Bác Hồ nhiều đêm không ngủ được vì “lo nỗi nước nhà”. Hôm nay chúng ta học bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ nói về một trong nhiều đêm không ngủ đó của Bác. 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15’
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
+ Gọi hs đọc phần chú thích sao
+ Đọc
Tác giả, tác phẩm.
 Em hãy nêu vài nét đáng chú ý về tác giả và tác phẩm?
Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
“Đêm nay Bác khơng ngủ” viết năm 1951 là bài thơ nổi tiếng nhất của ơng.
Bài thơ dựa trên sự kiện cĩ thực nào ?
GV: Viết về Hồ Chí Minh đã cĩ nhiều bài thơ hay của nhiều tác giả với những cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Bài “Đêm nay Bác khơng ngủ” của Minh Huệ cĩ cách thể hiện hình tượng Bác Hồ thật bình dị và cảm động trong câu chuyện về Bác ở một đêm khơng ngủ trên đường đi chiến dịch. “Đêm nay Bác khơng ngủ” là bài thơ trữ tình nhưng cĩ nhiều yếu tố tự sự. Bài thơ được trình bày như một câu chuyện của người chiến sĩ kể về một đêm khơng ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch
Trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Văn bản này đọc với giọng như thế nào ?
Đoạn đầu (từ đầu  “mà đi”): đọc nhịp chậm, thấp.
Đoạn sau (từ “Lần thứ thứ ba  cùng Bác”): đọc nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn đoạn đầu.
Khổ thơ cuối đọc nhịp chậm và mạnh để khẳng định một chân lí.
Đọc, hiểu chú thích 
+ GV đọc một đoạn rồi gọi hs đọc sau đĩ cho các em nhận xét giọng đọc của mình.
+ Đọc văn bản.
+ Nhận xét giọng đọc của bạn
Em hãy đọc các chú thích 5, 7, 11, 13, 14 cho các bạn mình nghe?
Bài thơ kể lại câu chuyện gì?
Đọc chú thích
- Kể về một đêm khơng ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai khổ thơ đầu và cả ở phần sau đã làm rõ hồn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện:
+ Hồn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh.
+ Thời gian: một đêm khuya từ lúc anh đội viên thức dậy lần đầu cho đến lúc anh thức dậy lần thứ ba để rồi thức luơn cùng Bác.
+ Địa điểm: Trong một mái lều tranh xơ xác, nơi tạm trú của bộ đội trong đêm.
Bài thơ cĩ mấy nhân vật? Ai là nhân vật trung tâm?
GV : Bằng việc sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người tham gia vào câu chuyện, bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, cĩ tính khách quan lại vừa được đặt trng mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ.
- Bài thơ cĩ hai nhân vật : Bác Hồ và anh đội viên (chiến sĩ).
- Nhân vật trung tâm là Bác Hồ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ, qua cả những lời đối thoại giữa hai người. Mặc dù tác giả khơng sử dụng vai kể ở ngơi thứ nhất nhưng lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên.
Em hãy kể tĩm tắt diễn biến câu chuyện về một đêm khơng ngủ của Bác?
- Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác khơng ngủ vì thương đồn dân cơng giờ này cịn phải chịu rét mướt, khổ sở ở ngồi rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác khơng ngủ nên Bác đi lại săn sĩc giấc ngủ cho bộ đội để sang hơm sau hành quân đi vào trận đánh với quân thù.
15’
HĐ2
HĐ2
II. Phân tích.
+ Gọi HS đọc đoạn thơ: “Từ đầu  mà đi”
+ Đọc đoạn thơ
Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ
Trong lần thứ nhất thức dậy, tâm trạng của anh được thể hiện qua những câu thơ nào?
* Thảo luận trả lời.
- Anh đội viên thức  khơng ngủ.
- Anh đội viên nhìn  anh nằm.
- Anh đội viên mơ màng  lửa hồng.
- Anh nằm lo  thức hồi.
a. Lần thứ nhất thức giấc.
- Ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác chưa ngủ.
- Anh đội viên nhìn  anh nằm.
- Anh đội viên nhìn  anh nằm.
- Anh đội viên mơ màng  lửa hồng.
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ thứ ba và thứ năm?
- Ẩn dụ, so sánh.
àẨn dụ, so sánh.
Tác dụng của nghệ thuật ấy?
Trong sự xúc động cao độ, anh đội viên “Thổn thức cả nỗi lịng” và thốt lên những câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng với Bác. Anh nằm khơng yên vì nỗi lo bề bộn trong lịng về sức khỏe của Bác.
Các chi tiết thơ miêu tả tâm tư của anh đội viên khi thức dậy lần đầu đã tốt lên tình cảm nào của người chiến sĩ đối với Bác?
Theo em các từ láy “trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác” cĩ giá trị biểu cảm như thế nào?
- Tác dụng: gợi tả hình ảnh vừa vĩ đại vừa gần gũi của Bác, tình thương yêu của Bác đối với bộ đội và thể hiện tình cảm ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
- Thương yêu, cảm phục trước tấm lịng yêu thương bộ đội của Bác Hồ 
- Các từ láy này mang tính gợi hình, gời cảm rất cao. Người đọc cĩ thể hình dung rõ Bác ngồi im lặng suy nghĩ, lặng lẽ nhìn đăm đăm vào bếp lửa hồng đượm. Bên ngồi mưa rơi đều đều, nhỏ nhưng mau hạt. Giĩ thổi tung những con tranh xơ xác trên mái lều.
à Gợi tả hình ảnh vừa vĩ đại vừa gần gũi của Bác, tình thương yêu của Bác đối với bộ đội và tình cảm ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
- Anh hỏi: “Bác ơi! Bác  lắm khơng ?”
- Anh nằm lo  thức hồi
=>Sự thương yêu, cảm phục của anh đội viên trước tấm lịng yêu thương bộ đội của Bác Hồ.
5’
 HĐ3: Củng cố 
Hãy đọc diễn cảm văn bản ?
HĐ3 
- HS đọc. 
4. Dặn dị HS chuẩn bị cho tiết hoc tiếp theo: (3’)
- Về nhà học bài và hoc thuộc lịng bài thơ.
- Chuẩn bị kĩ các câu hỏi 3, 4, 5, 6 ở SGK để tiết sau tìm hiểu tiếp.
 D/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
Ngày soạn : 6- 2-2010 
Tiết : 94 
 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (tt)
 (Minh Huệ) 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. 
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 
2 – Kĩ năng: RLKN đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng. 
3 – Thái độ : Giáo dục HS lòng yêu mến, tôn kính Bác Hồ – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án . 
2- HS: Học bài và chuẩn bị bài mới chu đáo. 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (5’) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, lần thứ nhất thức dậy, tâm trạng của anh đội viên được thể hiện như thế nào ? 
- Ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác chưa ngủ. 
- Anh đội viên nhìn Bác anh nằm. 
- Anh đội viên mơ màng lửa hồng. 
-> Ẩn dụ, so sánh -> gợi tả hình ảnh vừa vĩ đại vừa gần gũi của Bác, tình thương yêu của Bác đối với bộ đội và tình cảm ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. 
- Anh hỏi: “Bác ơi ! Bác không? “. 
- Anh nằm lo thức hoài. 
=> Sự thương yêu cảm phục của anh đội viên trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác Hồ. 
3- Giảng bài mới: (1’) Bây giờ cô cùng các em sẽ tìm hiểu phần còn lại của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”. 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
25’ 
HĐ1
HĐ1
II – Phân tích: 
+ Gọi HS đọc đoạn thơ: “Lần thứ ba thức luôn cùng Bác”. 
+ Đọc
1) Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ: 
 Câu chuyện được đưa tới điểm đỉnh khi lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, anh chiến sĩ vẫn thấy Bác “ngồi đinh ninh”. 
b- Lần thức dậy thứ ba: 
Tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy này được 
diễn tả bằng các chi tiết thơ nào ? 
- Anh hốt hoảng giật mình. 
- Anh vội vàng Bác ngủ. 
- Anh đội viên nhìn Bác cùng Bác. 
- Anh hốt hoảng giật mình. 
Em có nhận xét gì về cách cấu tạo lời thơ sau: “Mời Bác ngủ Mời Bác ngủ” ? 
- Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ. 
- Anh vội vàng Mời Bác ngủ. 
-> Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ .
Điề đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng người chiến sĩ ? 
 Đến đây thì câu trả lời của Bác “Bác ngủ làm chăn” đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác với nhân dân. Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả ấy của Bác, anh chiến sĩ đã lớn lên thêm về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao. Bởi thế nên: “Lòng vui sướng cùng Bác”. 
- Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo cho sức khỏe Bác của người đội viên. 
-> tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác. 
Em cảm nhận được gì từ lời thơ: “Lòng vui sướng cùng Bác” ? 
 Tình cảm  ... vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn ? 
- VDa,c: Dấu chấm than. 
- VDb: Dấu chấm hỏi. 
- VD d: Dấu chấm. 
Vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy ? 
- Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật. 
- Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn. 
- Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán. 
1) Thông thường, dấu chấm đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. 
VD: - Học sinh đang tập thể dục. 
 - Con đi đâu đấy ? 
- Treo bảng phụ có ghi VD2, phần I và gọi HS đọc. 
- HS đọc. 
Ở VDa em thấy những câu nào là câu cầu khiến ? 
- Câu 2, 4. 
Nhưng tại sao cuối câu lại dùng dấu chấm ? 
 Đúng ra cuối câu 2 và câu 4 phải dùng dấu chấm than để bày tỏ thái độhách dịch của Dế Mèn nhưng dùng dấu chấm là muốn nói tính cách thường ngày trong nói năng của Dế Mèn là như vậy. 
- Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm. 
Vì sao trong VDb cuối câu tác giả dùng dấu chấm than và dấu chấm hỏi ? 
- Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này. 
Vậy ngoài tác dụng chính, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu chấm còn dùng ở trường hợp nào nữa ? 
- Dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hay châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. 
2) Cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hay châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. 
-Treo bảng phụ có ghi VD1,2 phần II rồi gọi HS đọc VD1. 
- HS đọc VD. 
II – Chữa một số lỗi thường gặp: 
So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu đó ? 
HS thảo luận trả lời. 
VDa: Câu 2: Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu khong liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng. 
VDb: Câu 1: Việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi CN, nhất là khi hai VN được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “vừa vừa”. Do vậy dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy là hợp lí. 
-Gọi HS đọc VD. 
Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu trên vì sao không đúng ? 
- HS đọc. 
a, Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 1 và câu 2 là sai vì đây không phải là các câu hỏi. 
b, Câu 3 là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than này là không đúng. 
Em hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng ? 
a, Cuối câu 1 và câu 2 dùng dấu chấm. 
b, Cuối câu 3 dùng dấu chấm. 
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- HS đọc. 
12’ 
 HĐ3 
- Gọi HS đọc bài tập 1. 
Enm hãy đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn ? 
 HĐ3
- HS đọc. 
- HS đặt dấu chấm cho thích hợp. 
III – Luyện tập: 
1) Dấu chấm cần đặt sau các từ ngữ dưới đây: 
 -  sông Lương. 
-  đen xám. 
-  đã đến. 
-  tỏa khói. 
-  trắng xóa. 
Bài 2 yêu cầu em làm gì ? 
- Đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không? Vì sao ? 
2) – Chưa ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).
- Nếu tới đó, bạn  như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật) 
- Gọi HS đọc bài 3. 
Em hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp ? 
- HS đọc. 
- Đặt cuối câu thứ nhất. 
3) Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: 
- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta ! 
- GV đọc đoạn văn cho HS ghi chính tả, nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai ở địa phương. 
- HS chép chính tả. 
5) Chính tả (nghe – viết): Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (từ “Đối với đồng bào tôi kí ức của người da đỏ”) 
4’ 
 HĐ4: Củng cố 
 HĐ4 
- GV cho HS nhắc lại công dụng chính của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 
- HS trả lời. 
4 – Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) 
- Về nhà học bài và làm bài tập 4 còn lại. 
- Chuẩn bị bài “Ôn tập về đấu câu (Dấu phẩy)” để hôm sau học. 
D/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
Ngày soạn: 25 – 4 – 2010 
Tiết : 131
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS: 
 - Nắm được công dụng của dấu phẩy. 
2 – Kĩ năng: RLKN biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết. 
3 – Thái độ: HS có ý thức trong việc dùng dấu câu khi viết văn bản. 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án. 
 - Bảng phụ. 
2- HS: - Học thuộc bài cũ. 
 - Chuẩn bị bài mới chu đáo. 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (6’) Em hãy nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ? 
 - Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. 
 - Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. 
 - Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. 
 Ngoài công dụng thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn có công dụng nào nữa ? 
 Có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. 
3- Giảng bài mới: (1’) Hôm nay các em sẽ ôn tập về dấu phẩy. 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10’ 
HĐ1 
- GV treo bảng phụ có ghi các phần I rồi gọi HS đọc. 
 HĐ1 
- HS đọc VD. 
I – Công dụng: 
Em hãy đặt dấu phẩy vào các VD trên cho thích hợp? 
- HS thực hiện. 
Xác định CN, VN, trạng ngữ của câu 1 ở VDa ? 
- Trạng ngữ: Vừa lúc đó. 
- Chủ ngữ: Sứ giả. 
- Vị ngữ: đem ngựa sắt đến. 
Giữa trạng ngữ với thành phần chính của câu có dấu gì để ngăn cách ? 
- Dấu phẩy. 
Em hãy chỉ ra phụ ngữ của động từ đem ? 
- ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. 
Các phụ ngữ này được phân cách với nhau bởi dấu gì ? 
- Dấu phẩy. 
 Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là: 
Qua đó em thấy dấu phẩy dùng để làm gì ? 
- Đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. 
a, Giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. 
VD: Hôm nay, trời nắng. 
Trong câu 2 của VDa, dấu phẩy dùng để làm gì ? 
- Tách các tổ hợp từ cùng làm vị ngữ trong câu. 
b, Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. 
VD: Hoa, Hương, Liên học chung một lớp. 
- Gọi HS đọc VDb. 
“Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay” là thành phần gì trong câu ? 
- HS đọc. 
- Chú thích (phụ chú). 
Bộ phận chú thích nói rõ thêm cho thành phàn nào? 
- Nói rõ thêm cho trạng ngữ “Suốt một đời người”. 
Thành phần chú thích được phân cách với các từ ngữ khác trong câu bằng dấu câu nào ? 
- Dấu phẩy. 
 Như vậy dấu phẩy còn dùng để đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 
c, Giữa một từ ngữ vơi bộ phận chú thích của nó. 
VD: Bạn Hoa, lớp trưởng 6A1, học rất giỏi. 
VDc là câu đơn hay câu ghép ? Gồm mấy vế câu ? 
- Câu ghép có 2 vế câu. 
Giữa 2 vế câu có dấu gì để phân cách ? 
Khi đọc gặp dấu phẩy ta phải làm gì ? 
- Dấu phẩy. 
- Nghỉ hơi nhưng ngắn hơn so với dấu chấm. 
d, Giữa các vế của một câu ghép. 
VD: Bạn quét lớp, tôi tưới hoa. 
7’ 
 HĐ2 
- Gọi HS đọc VD. 
Em hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó ? 
 HĐ2 
- HS đọc. 
- HS trả lời. 
II – Chữa một số lỗi thường gặp: 
15’ 
 HĐ3 
- Gọi HS đọc bài tập 1. 
Bài tập yêu cầu em làm gì? 
 HĐ3 
- HS đọc. 
- Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu cho sẵn. 
III – Luyện tập: 
1)Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp: 
a, Từ xưa đến nay, Thánh 
Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. 
b, Buổi sáng, sương muối phủ kín cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường. 
Xác định yêu cầu bài 2 ? 
- Thêm chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. 
2) Thêm chủ ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh: 
a,  xe máy, xe đạp 
b, ... hoa cúc, hoa huệ... 
c, ... vườn vải, vườn nhãn... 
- Gọi HS đọc bài 3. 
Em hãy điền thêm vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh? 
- HS đọc. 
- HS trả lời. 
3) Điền thêm vị ngữ cho thích hợp: 
a,  thu mình trên cành cây, rụt cổ lại. 
b,  đến thăm bạn bè, thăm thầy cô giáo cũ của tôi. 
c,  thẳng, xòe cánh quạt. 
d,  xanh biếc, hiền hòa. 
- Gọi HS đọc bài 4. 
Nhận xét của em về cách dùng dấu phẩy trong câu văn đó ? 
- HS đọc. 
HS thảo luận trả lời. 
- Dấu phẩy ở đây dùng với mục đích tu từ: Nhờ hai dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay. 
4) Nhận xét cách dùng dấu phẩy trong câu văn: 
 “Cối xay tre nắm thóc.” 
 Dấu phẩy ở đây dùng với mục đích tu từ: Nhờ hai dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay. 
3’ 
HĐ4: Củng cố 
Em hãy nhắc lại công dụng của dấu phẩy ? 
 HĐ4 
- HS trả lời. 
4 – Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) 
- Về nhà học bài và xem lại các nội dung dã học ở HKII để thi học kì cho tốt. 
- Tiết sau cô sẽ trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra tiếng Việt cho các em. 
D/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 63.doc