Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp

A. MỤC TIÊU:

1.Kiếnthức: Ôn tập, củng cố kiến thức về phép phân tích và tổng hợp.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện cách phân tích và tổng hợp trong một số đoạn văn; rèn kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng phân tích và tổng hợp

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài, bài tập.

2. Họcsinh: Làm các bài tập trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như thế nào?

? Phép tổng hợpgiúp khái quát vấn đề như thế nào?

III.Bàimới:

 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
Tiết: 95 LUYỆN TẬP 
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Ngàysoạn: 9/1/2010 
Ngày dạy: 12/1/2010
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức: Ôn tập, củng cố kiến thức về phép phân tích và tổng hợp.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện cách phân tích và tổng hợp trong một số đoạn văn; rèn kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng phân tích và tổng hợp 
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, bài tập.
2. Họcsinh: Làm các bài tập trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như thế nào?
? Phép tổng hợpgiúp khái quát vấn đề như thế nào?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn nhận diện văn bản phân tích.
* GV cho HS đọc đoạn văn 1.a và trả lời câu hỏi.
? Tác giả phân tích vấn đề gì?
? Vấn đề đó được thể hiện ở câu nào? Câu đó ở vị trí nào trong đoạn văn?
? Tác giả đã phân tích vấn đề bằng cách nào? 
? Cách phân tích bài thơ căn cứ vào các bình diện nào của thơ?
? Cách phân tích bắt đầu bằng câu khái quát ở đầu đoạn là theo cách lập luận nào?
* GV cho HS đọc đoạn văn 1.b.
? Tác giả phân tích vấn đề gì?
? Vấn đề đó được thể hiện ở câu nào? Câu đó ở vị trí nào trong đoạn văn?
? Tác giả đã phân tích vấn đề bằng cách nào?
? Cách phân tích vấn đề theo cách lập luận nào?
* HS trả lời.
* GV nhận xét: Đây là một đoạn phân tích-tổng hợp theo cách lập luận quy nạp rất mẫu mực.
1. Bài tập 1:
a) 
- Phân tích vấn đề: Thế nào là thơ hay?
- Câu đầu đoạn nêu ra vấn đề cần phân tích: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác..., mà phải đọc lại”.
- Phân tích bằng cách chững minh bài thơ hay ở nhiều bình diện.
- Các bình diện phân tích: 
+ Màu sắc: các điệu xanh....
+ Những cử động...
+ Vần thơ...
+ Kết hợp với tứ thơ, với nghĩa chữ...
-> Cách lập luận: diễn dịch.
b) 
- Phân tích vấn đề: Thé nào là thành đạt?
- Câu đầu đoạn nêu ra vấn đề cần phân tích: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?”
- Trình tự phân tích:
+ Nguyên nhân khách quan...
+ Nguyên nhân chủ quan...
-> Cách lập luận: quy nạp.
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn thực hành phân tích một vấn đề.
* GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: 
1. Thế nào là học qua loa, đối phó?
2. Phân tích bản chất của lối học này và tác haih của chúng?
* HS thảo luận theo nhóm (5’), cử đại diện trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xét.
* GV nhận xét, chốt.
2. Bài tập 2:
* Biểu hiện:
- Học qua loa: học không có đầu có đuôi....; học cốt chỉ để khoe mẽ...
- Học đối phó: học chỉ để thầy cô, cha mẹ không trách mắng... học để kiểm tra, lấy điểm...
* Bản chất:
- Không lấy việc học làm mục đích chính.
- Hàng ngày không ngó ngàng đến sách vở nhưng khi sắp kiểm tra mới học...
* Tác hại: 
- Không có hứng thú học tập, đầu óc rỗng tuếch...
- Trở thành gánh nặng cho giađìnhvàxãhội
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn thực hành phân tích một văn bản.
* GV nêu vấn đề: Tại sao phải đọc sách?
* HS dựa vào văn bản “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm để trả lời.
* HS trình bày.
* GV nhận xét, nhấn mạnh: Đọc sách là vô cùng cần thiết, nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
3. Bài tập 3:
- Sách vở tích luỹ tri thức của nhân loại từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Càng đọc sách chúng ta càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé; từ đó chúng ta mới có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập. 
IV.Củngcố: (2’)
GV khái quát lại kiến thức về phân tích và tổng hợp.
V. Dặn dò: ( 2’)
- Về nhà viết đoạn văn của bài tập 3, 4 vào vở.
- Sưu tầm những câu danh ngôn về việc học và đọc sách.
- Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ
+ Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Thi.
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap phan tich va tong hoptiet 95.doc