Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 140

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 140

Tiết 96 -97:

Tiếng nói của văn nghệ

Nguyễn Đình Thi

A. Mục tiêu:

Giúp HS :

- Hiểu được mục tiêu , nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người

- Hiểu thêm cách bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi

B. Nội dung phương pháp:

1. ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

* Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào?

* Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách

3. Bài mới:

 

doc 50 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 
Tiết 96 -97:
Tiếng nói của văn nghệ
Nguyễn Đình Thi
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Hiểu được mục tiêu , nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người 
- Hiểu thêm cách bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
* Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào?
* Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách
3. Bài mới:
I. Tác giả - tác phẩm
* HS đọc chú thích SGK
* Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm liền
- Tác phẩm đợc viết trên chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp
II. Đọc - bố cục
* GV đọc - hs đọc
* Nêu bố cục
* Đọc
* Bố cục: 2 đoạn
- Từ đầu .... cách sống của tâm hồn Ư nội dung của văn nghệ là phản ánh hiện thực khách quan
- Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
III. Phân tích:
1. Nội dung của văn nghệ
- Kiểu văn bản gì? (Nghị luận về một vấn đề văn học)
* Đọc đến "đời sống xung quanh" nêu luận điểm đoạn này?
- Tác giả đã chứng minh bằng những dẫn chứng nào ? Tác dụng ?
* Đọc tiếp: " Lời nhắn ..... tâm hồn "
- Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại cho đời sau phức tạp hơn, phong phú sâu sắc hơn những bài học luân lí, triết lí đời người ?
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng tình cảm của văn nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của người sáng tác
Ư văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tác
- Tác giả chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu của 2 tác giả vĩ đại của Việt Nam + thế giới
- Nêu rất cụ thể kết hợp với lời bình
* Truyện kiều:
- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp
- Rung động người đọc trước cái đẹp mà tác giả miêu tả: Sự sống tươi trẻ
- Đó là lời nhắn gửi:
* Anna Kavenhina
- Người đọc bângkhuâng xúc động
- Là lời nhắn gửi nội dung tư tưởng độc đáo của tác phẩm
- Tác giả đã đi sâu bàn về nội dung của văn nghệ. Tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm
- Văn nghệ khác hẵn với các môn khoa học khác như lịch sử, địa lí, vật lí, đạo đức, dân tộc học ... là ở chổ các ngành khoa học này khám phá miêu tả đúc kết các hiện tượng tự nhiên 1 cách khách quan còn nội dung của văn nghệ tập trung vào miêu tả thế giới bên trong, đời sống nội tâm , tâm lí tình cảm con người Ư đó là nội dung hiện thực mang tính hình tượg cụ thể sinh động .... qua cái nhìn và tình cảm cá nhân của nghệ sĩ.
2. Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ
- Vì sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ?
- Phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó như thế nào?
- Văn nghệ giúp ta nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ phong phú hơn cuộc sống của chính mình
- Mỗi tác phẩm văn học làm thay đổi cách nhìn, suy nghĩ của mỗi con người , mỗi thời đại .....
- Văn nghệ đối với những người lao động, người tù chung thân, những người nhà quê lam lũ ....
- Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống nhất là cuộc sống nhân dân lao động Ư món ăn tinh thần không thể thiếu Ư giúp con người biết sống và ước mơ vượt qua khó khăn gian khổ
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn .... tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà luôn lắng sâu thấm vào cảm xúc nỗi niềm thông qua con đường tình cảm
- Văn nghệ giúp mọi người nhận thức mình, tự xây dựng mình Ư hiệu quả lâu bền, sâu sắc Ư khả năng kì diệu của văn nghệ
V. Tổng kết: Ghi nhớ SGK
VI. Cũng cố - dặn dò
Nội dung cơ bản của văn nghệ đối với con người 
Soạn bài " Chuẩn bị hành trang ..."
________________________
Ngày 
Tiết 98:
Các thành phần biệt lập
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nhận biết : Hai thành phần biệt lập: Tình thái - cảm thán
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu
- Biết đặt câu có 2 thành phần đó
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
I. Thành phần biệt lập
* Đọc 2 VD SGK
- Các từ in đậm trong 2 câu trên thể hiện thái độ gì của con người ?
- Nếu không có từ ngữ in đậm thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không ? Tại sao ?
- Thể hiện thái độ tin cậy cao: "chắc"
- Thể hiện thái độ tin cậy chưa cao: "Có lẽ"
- Không thay đổi: 
Vì
Nó chỉ thể hiện sự nhất ....
Không phải là thông tin sự việc
II. Thành phần cảm thán
* Đọc 2 VD SGK
- Các từ in đậm đó có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
- Những từ ngữ nào có liên quan đến việc làm xuất hiện các từ ngữ in đậm ?
- Công dụng của các từ ngữ in đậm ?
- Không - chỉ là đường viền cảm xúc câu
- Phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm
- Cung cấp thông tin phụ: Trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói
Ư Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1 Xác định thành phần tình thái, cảm thán
Thành phần tình thái : Có lẽ
Thành phần cảm thán: Chao ôi
Thành phần tình thái: hình như
Thành phần tình thái: Chã nhẽ
Bài tập 2 Dường như, hình như, có vẽ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn, chắc hẵn
Về nhà làm BT 3,4
________________________
Ngày 
Tiết 99:
nghị luận về một sự vật hiện tượng 
trong đời sống
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
I. Tìm hiểu bài
* Đọc văn bản "Bệnh lề mề" và trả lời các câu hỏi SGK sau đó rút ra bài học
1. Văn bản: Bệnh lề mề
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài 1: Thảo luận về các sự vật hiện tượng trong nhà trường đáng biểu dương khen thưởng
- Giúp bạn học tốt
- Góp ý phê bình bạn khi có khuyết điểm
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên trường
- Trả của rơi cho người bị mất
Bài 2: Học sinh trao đổi - giải thích nguyên nhân
Ngày 
Tiết 100:
Cách làm bài văn nghị luận
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết cách làm bài nghị luận về một sự vật hiện tượng trong đời sống
B. Nội dung phương pháp:
I. Đề bài:
1. GV cho hs đọc các đề bài trong SGK cho biết các đề bài trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?
- Nội dung bài có mấy ý ? Là những ý nào ?
- Tư liệu chủ yếu dùng viết bài ?
II. Cách làm:
1. Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại gì ?
- Đề nêu sự việc hiện tượng gì ?
- Đề yêu cầu làm gì ?
2. Tìm ý: Đề có mấy ý
3. Lập dàn bài:
- Mở bài 
- Thân bài
- Kết bài
III. Luyện tập: Lập dàn bài cho đề 4
________________________
Ngày 
Tiết 101:
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu:
- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng xã hội nói riêng
- Tích hợp các văn bản văn và các bài tiếng việt đã học
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị xác định
 những vấn đề viết ở địa phương
* Vấn đề môi trường:
- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như bão lụt, hạn hán
- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh
- Hậu quả của việc thải rác khó tiêu huỷ
* Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sữa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em khó khăn ....
* Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm giúp đỡ gia đình chính sách
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái ....
II. Xác định cách viết
a. Yêu cầu nội dung
- Sự việc hiện tượng đề cập mang tính phổ biến trong xã hội
- Trung thực có tính xã hội, không cường điệu, sáo rỗng
- Nội dung bài viết: Giản dị, dễ hiểu
b. Yêu cầu cấu trúc:
- Bài viết đầy đủ 3 phần
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng
III. Giáo viên ra một số đề học sinh làm ở nhà
________________________
Ngày 
Tiết 102:
Chuẩn bị hành trang 
vào thế kỉ mới
Vũ Khoan
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nhận thức được những điểm mạnh yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước bước vào CN hóa, hiện đại hoá trong thế kỉ mới
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
* Em hiểu thế nào về nhận định sau: Mỗi một tác phẩm văn chương NT là một thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế ? Dựavào bài " Tiếng nói của văn nghệ" đã học lấy ví dụ bằng truyện Kiều và Lục Vân Tiên ?
3. Bài mới:
I. Tác giả - tác phẩm
- Vũ Khoan: Nhà hoạt động chính trị, thứ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng bộ thương mại, hiện là phó thủ tướng chính phủ
- Bài viết đăng tạp chí Tia Sáng - 2001. In tập "Một góc nhìn của tri thức" - NXB trẻ
II. Đọc 
III. Phân tích:
1. Thời điểm và ý nghĩa khi tác giả viết bài này?
- Vấn đề tác giả đặt ra, bàn bạc ở bài viết này là gì ?
- Luận điểm chính nằm ở đoạn nào ?
- Để làm rõ luận điểm này tác giả đã thể hiện qua những luận cứ nào ? Tìm ? Phân tích?
- Tác giả đã lập luận như thế nào?
- Luận cứ này tác giả triển khai trong mấy ý ?
- Tìm và phân tích những điểm mạnh yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam ?
- Nhận xét cách phân tích lập luận của tác giả ?
- Thái độ khi nêu những mặt mạnh, yếu của con người Việt Nam ?
- Tác giả nhấn mạnh điều gì?
- Khi đất nước và thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới Ư Đó là sự chuyển giao 2 thế kỉ. Thời điểm đang nhìn lại chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Nhan đề: Chuẩn bị ....
- Đoạn đầu của văn bản : " Lớp trẻ ...thế kỉ mới "
a. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị của bản thân con người 
- Từ cổ chí kim con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con iTrong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nỗi trội
b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước
Hai ý: 
- Bối cảnh hiện nay cuả thế giới mà KHCN phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế
- Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới
- Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương
- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc trong chiến đấu nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và cuộc sống đời thường
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có thói quen hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói khôn vặt, ít dữ chữ tín
- Tác giả không chia thành 2 ý rõ rệt, lập luận cả 2 điểm mạnh, yếu, lẫn nhau, liền nhau Ư Cách nhìn thấu đáo hợp lí, trong cái mạnh có cái yếu.
- Không nhìn nhận từ một phía, nhìn rõ cả điểm mạnh và yếu của dân tộc
- Thái độ: ton trọng mọi sự thật, nhìn nhận vấn đề một cách  ... ú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống
3. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, miêu tả ........
Đánh giá những vấn đề liên quan đến đời sống con người 
4. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời đáp ứng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nó cũng có tính lâu dài đối với sự phát triển của lịch sử xã hội (môi trường, dân số, bảo vệ .......)
5. Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi kiểu văn bản (Miêu tả. thuyết minh, nghị luận ...)
6. Học văn bản nhật dụng là để mở rộng hiểu biết tạo điều kiện giúp hs hoà nhập cuộc sống hàng ngày
II. Hệ thống hoá nội dung các văn bản nhật dụng đã học
* GV cho hs nhắc lại các văn bản nhật dụng đã học lớp 6,7,8,9 cả nội dung của các văn bản 
III. Hình thức của văn bản nhật dụng
* HS hệ thống hoá các hình thức văn bản nhật dụng , kiểu văn bản mà các tác phẩm văn bản nhật dụng đã dùng:
GV chốt:
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại kiểu loại văn bản 
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại 
* Chứng minh qua những văn bản cụ thể
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
- Đọc kĩ các sự kiện, hiện tượng, vấn đề của các văn bản 
- Thói quen liên hệ: Thực tế, cộng đồng
- Có ý kiến quan điểm riêng
- Kết hợp, tranh ảnh, thời sự,sách báo
Ư Ghi nhớ : SGK
________________________
Ngày 
Tiết 133:
Chương trình địa phương văn
Phần tiếng Việt
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương
- Cách sử dụng trong những văn bản 
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
1. Cho hs làm BT 1 SGK
* Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích
2. Làm bài 2:
a. Kêu: Từ toàn dân
Có thể thay bằng nói to
b. Kêu: Từ địa phương
Tương đương với từ toàn dân: Gọi
3. Bài 3:
Các từ địa phương:
Trái - ......
Kêu - gọi
Chi - gì
Trống hỗng, trống hoảng - trống huyếch , trống hoác
4. Bài 5:
* Đối với a: Không - Vì bé Thu chưa có dịp tiếp xúc rộng rãi ngoài địa phương mình
* b. Tác giả dùng một số từ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc kể diễn ra
Tuy nhiên tác giả cũng không dùng quá nhiều từ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc
________________________
Ngày 
Tiết 134 - 135:
Bài viết số 7
A. Mục tiêu:
Nhằm đánh giá :
- Cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một bài thơ
- Cảm nhận và suy nghĩ riêng, biết vận dụng 1 cách linh hoạt nhuần nhuyễn các phép lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy
B. Nội dung phương pháp:
1. Đề ra:
Thống nhất trong nhóm chọn đề: Một trong các đề SGK
2. Thu bài:
3. Nhận xét lớp:
________________________
Ngày 
Tiết 136 - 137:
Bến quê
Tự học có hướng dẫn
A. Mục tiêu:
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong ruyện, cảm nhận được những ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người , biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và gần gũi trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình
- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư,hình ảnh biểu tượng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự kết hợp các yếu tố tự sự trữ tình và triết lí
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
* Đọc thuộc lòng bài Mây và sóng
* Nêu chủ đề bài thơ ?
* Ngoài chủ đề ca ngợi tình mẹ con , bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm và liên tưởng tới những vấn đề nào trong đời sống con người ?
3. Bài mới:
I. Tác giả tác phẩm
* Đọc chú thích* 
* Nêu nét chính tác giả - tác phẩm ?
1. Tác giả :
- Nguyễn Minh Châu 1930 - 1989
- Là một trong những cây bút xuất sắc về văn xuôi của nền văn học Việt Nam thời chống Mĩ - là hiện tượng nỗi bật của VHVN những năm 80 của thế kỉ XX
- Là nhà văn quân đội
- Năm 2000 nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
2. Truyện ngắn: "Bến quê" - một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu - xuất bản 1985
II. Đọc - từ khó - thể loại - bố cục
* GV hướng dẫn đọc - đọc mẫu
* 3 hs đọc tiếp nối
1. Đọc
2. Chú thích
3. Tóm tắt nội dung
4. Thể loại
- Truyện ngắn
- Ngôi kể thứ 3
5. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến "mòm lõm" Ư cuọc trò chuyện của Nhĩ với Liên
- Tiếp ... "nước đỏ" Ư Nhĩ nhờ con
- Còn lại Ư Cụ giáo hỏi thăm và hành động cuối cùng của Nhĩ
III. Phân tích: 
(Hướng phân tích?)
1. Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ
- Biết gì về nhân vật trước khi anh nằm trên giường bệnh ?
- Dụng ý của Nguyễn Minh Châu ?
( Cho hs nhắc lại tình huống là gì ?)
- Dụng ý của Nguyễn Minh Châu ?
- Trước khi nằm trên giường bệnh
Từng trải, có địa vị, biết nhiều
* Tạo tình huống nghịch lí
- Liệt giường, mọi sinh hoạt nhờ vào người khác Ư Nghịch lí
- Phát hiện vẻ đẹp
Muốn >< không thể đi được
Ư Nhờ con >< mãi chơi Ư nghịch lí
* Dụng ý: 
- Cuộc sống lắm điều bất thường
- Phải trải qua, trải nghiệm có khi đến cuối đời con người , mới nhận ra được những giá trị đích thực ngay cạnh mình
2. Cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
- Nhân vật Nhĩ hướng tới những đối tượng nào?
- Cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào?
- Nhận xét trình tự miêu tả?
- Nhận xét cảnh vật như thế nào?
- Với nhân vật Nhĩ thì như thế nào?
- Cảm xúc của nhân vật Nhĩ trước những suy nghĩ về thiên nhiên ?
- Vì sao anh có cảm xúc này ?
- Chiêm nghiệm về lời nhắn gửi của Nguyễn Minh Châu ?
- Nhân vật Nhĩ nhận ra điều gì khi nằm trên giường bệnh nghe vợ nói vợ làm ?
- Cảm xúc ?
- Nhà văn muốn nói gì ?
- Nhìn con anh có tình cảm gì ?
- Đây là một chàng trai như thế nào?
- Nhân vật Nhĩ cũng như tác giả muốn nhắn giửi điều gì ?
( GV cho hs liên hệ )
- Tâm trạng của Nhân vật Nhĩ trước sự săn sóc của mọi người ?
- Chiêm nghiệm ở đây là gì ?
- Nhân vật Nhĩ là người như thế nào?
- Nguyễn Minh Châu muốn nói điều gì ?
a. Về thiên nhiên:
- Hoa bằng lăng: Nhợt nhạt
- Sông hồng: Đỏ nhạt
- Bầu trời: Rộng, cao
- Bãi bồi:
Ư Theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa
Ư Đẹp, gần gũi, thân thuộc
- Hoàn toàn xa lạ, mới mẻ với Nhĩ
- Xót xa, ân hận, khát khao
Vì: - bận rộn
- Vô tình
- Quá gần Ư Thờ ơ
Ư Chiêm nghiệm , nhắn gửi: Phải biết trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở
Ư phải biết phát hiện ra những vẻ đẹp xung quanh mình để mà nâng niu, yêu quí
b. Về vợ:
- Nhớ về quá khứ: quen, yêu nhau, cưới, sống chung
- Nhận ra vợ: Tần tảo, chịu thương chịu khó, chịu đựng hi sinh
Ư Yêu thương, biết ơn, sự ân hận day dứt
Ư Gia đình là tổ ấm là bến neo đậu bình yên cho cuộc đời mỗi con người 
c. Về con trai:
- Xúc động
- Hồn nhiên, vô tư
- Yêu bố, chăm sóc bố
- Mãi chơi Lỡ chuyến đò 
- Không hiểu ý bố duy nhất ..
Ư Làm gì cũng cần có lí tưởng, ý chí, nghị lực và làm đến nơi đến chốn
Ư Sự khác biệt giữa 2 thế hệ dù là ruột thịt Ư đáng buồn
d. Những người hàng xóm:
- Lũ trẻ: Tận tình , xinh xắn, ngoan ngoãn, tinh nghịch Ư săn sóc bác hết mình
Ư Hạnh phúc
Ư Hạnh phúc là quanh ta
Ư Trân trọng nâng niu hạnh phúc
- Nhĩ: Thể xác: Kiệt quệ
Tinh thần : Tỉnh táo, minh mẫn
Ư Chiêm nghiệm nhiều điều
IV. Tổng kết: 
* Nêu nét chính nghệ thuật ?
* Phân tích ý nghĩa hình ảnh biểu tượng?
1. Nghệ thuật:
- Tạo nhiều tình huống nghịch lí
- Trần thuật dựa vào cảm xúc nhân vật
- Hình ảnh mang tính biểu tượng
Bấu chặt: Cửa sổ - Cuộc sống
Khẩn thiết: Giục con, giục mọi người 
2. Nội dung:
Ghi nhớ : SGK
VI. Cũng cố - dặn dò
Học bài 
Soạn bài " Những ngôi sao xa xôi"
________________________
Ngày 
Tiết 138 - 139:
ôn tập phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
- Thông qua các tài liệu thực tế giúp hs hệ thống hoá lại các vấn đề đã học ở kì II
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Bài 1: 
GV hướng dẫn - hs làm - nhận xét
Khởi ngữ
Tình thái
Thành phần phụ chú
Thành phần gọi đáp
2. Bài 2:
Viết đoạn văn
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Bài 1:
Đoạn a. Phép nối
Đoạn b. Phép lặp, thế
Đoạn c. Phép thế
2. Chỉ ra sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở bài tập 2
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Đọc truyện cười SGK (111) cho biết người ăn mày muốn nói điều gì trong câu in đậm
* Hàm ý: Địa ngục cũng là chỗ của nhà giàu
2. Tìm hiểu hàm ý của các câu in đậm trong bài tập 2
a. Đội bóng huyện chơi không hay Ư người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ
b. Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn
Ư người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng
________________________
Ngày 
Tiết 140:
Luyện nói
nghị luận về một bài thơ - đoạn thơ
A. Mục tiêu:
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năngcủa kiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
- Tích hợp các kiến thức về văn, tiếng Việt đã học
- Rèn luyện kĩ năng về lập dàn ý và nói theo dàn ý
B. Nội dung phương pháp:
I. Chuẩn bị ở nhà
1. GV cho hs ôn lại (nhắc lại) yêu cầu một bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
Nội dung của các phần: Mở bài, thân bài, kết bài
2. Cho đề bài:
Bếp lữa sưởi ấm một đời - bàn về bài thơ bếp lữa của Bằng Việt
3. Lập dàn ý, trình bày bài của mình
II. Luyện nói trên lớp
a. Mở bài
- Trình bày cách mở bài của em ?
( có thể cho các nhóm trình bày sau đó gv nhận xét ?)
- GV có thể cho hs đọc 2 cách mở bài SGK - nhận xét ?
- Có thể vào đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải gây được ấn tượng, giải thích được bài thơ
b. Thân bài
* Các nhóm sẽ trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà 
( đối chiếu - gv nhận xét)
* Nhắc lại mạch cảm xúc bài thơ ?
Từ hình tượng Ư thể loại
Từ kỉ niệm Ư suy ngẫm
* Cần bám vào gợi ý SGK, bám vào bài thơ
* Hình ảnh bếp lữa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà
* - Đó là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình
- Gợi sự kiên nhẫn, khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa
* Từ hình ảnh bếp lửa gợi lên cả một thời thơ ấu bên bà: Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn
* Hình ảnh bếp lửa gợi lên sự ấm áp, sự che chở, cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà
- Hình ảnh bếp lửa quê hương Ư Liên tưởng tới tiếng chim tu hú - tiếng chim quen thuộc trên những cánh đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim như giục giã, da diết, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong
* Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà
- Mỗi lần bà nhóm lửa là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự sẻ chia ...
* Bếp lửa: Ư Sự thương yêu, tần tảo, hi sinh thầm lặng - ngọn lửa bà nhen theo cháu suốt đời ƯCháu yêu bà, hiểu bà, hiểu dân tộc, hiểu đất nước
* Bà là người nhóm lửa, giữ lửa. Ngon lửa bà nhen không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngon lửa của sự sống, niềm tin Ư Biểu tượng
* Tác giả rút ta 1 bài học về đạo lí quan hệ giữa quá khứ, hiện tại
c. Kết bài
* Nêu kết luận:
- Nêu: Tình cảm của người viết ........
- Nâng cao vấn đề đã trình bày
- Liên hệ rộng hơn: tình yêu quê hương , đất nước ....
III. Cũng cố - dặn dò
Cho hs luyện nói theo sườn trên
Hoàn chỉnh bài bằng một bài văn
________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9.doc