Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 15

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 15

VĂN BẢN

TIẾT1: CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được thế nào là chủ đề của văn bản, phân biệt được chủ đề với đề tài và đại ý.

- Hs hiểu được bố cục của văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần trong một chỉnh thể. Hiểu rõ được cấu trúc của bố cục, cách sắp xếp một cách hộ lý các phần trong văn bản, tạo lập văn bản có bố cục mạch lạc rõ ràng.

 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng nhận biết chủ đề, đề tài và đại ý của văn bản, tạo lập được văn bản có tính thống nhất về mặt chủ đề.

 3. Thái độ: Hs có ý thức dược trong giao tiếp bằng văn bản, việc xây dựng chủ đề và bố cục là vô cùng quan trọng.

II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.

 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 66 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy Ngữ Văn 9
Tháng 9
Ngày soạn: 18- 2218/2010
Ngày dạy: 23/8- 30/9/2010
Văn Bản
Tiết1: Chủ đề và Bố cục của văn bản
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được thế nào là chủ đề của văn bản, phân biệt được chủ đề với đề tài và đại ý.
- Hs hiểu được bố cục của văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần trong một chỉnh thể. Hiểu rõ được cấu trúc của bố cục, cách sắp xếp một cách hộ lý các phần trong văn bản, tạo lập văn bản có bố cục mạch lạc rõ ràng.
 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng nhận biết chủ đề, đề tài và đại ý của văn bản, tạo lập được văn bản có tính thống nhất về mặt chủ đề.
 3. Thái độ: Hs có ý thức dược trong giao tiếp bằng văn bản, việc xây dựng chủ đề và bố cục là vô cùng quan trọng.
II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động I: Tìm hiểu chủ đề của văn bản
 Hoạt động1: Chủ đề
?Từ kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy nhắc lại chủ đề của văn bản là gì
- Hs: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
? Em hiểu ntn về đối tượng chính và và vấn đề chính trong văn bản.
Hs: - Đối tượng thường là người, vật hay một vấn đề nào đó.
 - Vấn đề chính: có thể là một tư tưởng, một quan niệm mà tác giả nêu lên trong văn bản.
? Em hãy cho biết chủ đề của văn bản Tắt đèn của NTT và Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Hs: - Số phận của người nông dân trước CM T8-1945
 - Tâm trạng hồi hộp ngỡ ngàng của nhân vật tôi.
 Hoạt động2: Chủ đề và ề tài
? Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chủ đề và đề tài
Hs: - Đề tài : là các hiện tượng đời sống, phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh nhận thức trong tác phẩm.(Là một phương diiện nội dung)
 - Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu lên xuyên suốt nội dung của tác phẩm.
Gv: Chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài.
? Giữa chủ đề và đề tài cái nào có nội dung bao quát hơn
Hs: Chủ đề có nội dung bao quát hơn.
? Lấy ví dụ CM sự khác biệt giữa chủ đề và đề tài trong một tác phẩm cụ thể.
Gv gợi ý: Tác phẩm Tắt đèn- NTT.
Gv: Một khổ thơ, đoạn thơ, đoạn văn, đoạn trích... của TPVH chưa hình thành được chủ đề mà mới chỉ biểu đạt được một khía cạnh nào đó của chủ đề thì thường được gọi là đại ý.( Thường gặp khi chia bố cục của văn bản).
 Hoạt động3: Tính nhiều chủ đề của văn bản
Gv: ở những tác phẩm nhiều chủ đề, người ta thương phân ra thành chủ đề chính và chủ đề phụ.
? Em hiểu ntn là chủ đề chính và chủ đề phụ.
Hs: - Chủ đề chính: Là vấn đề bao quát, chủ yếu nhất của văn bản.
 - Chủ đề phụ: Là những vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính.
? Em hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ
Hs: Bài thơ Ngắm trăng- HCM. Ông đồ- VĐL.
- CĐC: TYTN của HCM
- CĐP: Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp TN của tác giả.
 Hoạt động4: Tính thống nhất về chủ đề.
? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua các khía cạnh nào.
Hs: Thảo luận trả lời.
- Biểu đạt một chủ đề bao quát đã được xác định
- Chặt chẽ, trọn vẹn về nội dung.
- Nội dung và cấu trúc- hình thức thống nhất.
Nhan đề của văn bản phải thống nhất với nội dung của văn bản, MQH giữa các phần của văn bản.
? Lờy một văn bản cụ thể và CM tính thống nhất về chủ đề của văn ban5r ấy.
Gv gợi ý: Văn bản Tôi đi học- Thanh Tịnh.
- Nhan đề:
- Từ ngữ biểu thị...
 Hoạt động5: Luyện tập
* Bài tập vận dụng: Tập thơ NKTT của HCM là một tập thơ đa chủ đề. Bằng các kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy CM tính đa chủ đề của văn bản đó.
- Gv tổ chức cho học sinh chia nhóm thảo luận.
- Gợi ý trả lời: Các chủ đề là:
+ Chế độ nhà tù tăm tối vô nhân đạo.
+ Những khổ cực đày đoạ của tù nhân.
+ ý chí kiên cường bất khuất của người chiến sĩ CM
+ Tinh thần lac quan, PT ung dung tự tại của người chiến sĩ CM.
+ Lòng yêu nước, khát vọng tự do.
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Lòng thương người.
 ậ mỗi nội dung, giáo viên cho học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
* Bài tập về nhà:Đọc lại văn bản Tắt đèn- NTT hoặc Lão Hạc- Nam Cao để giải quyết các câu hỏi sau:
a. Xác định chủ đề của văn bản
b. Phân đoạn văn bản và nêu ý chính của từng phần.
c. Tìm các câu văn thể hiện chủ đề của văn bản.
d. Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
* Hoạt độngII: Bố cục của văn bản
 Hoạt động1: Thế nào là bố cục của văn bản
? Từ kiến thức đã tìm hiểu ở lớp 8, em hiểu ntn về bố cục của văn bản.
-Hs: Là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể.
? Mục đích của việc sắp xếp bố trí các phần trong văn bản là gì.
- Hs: Tạo ra một văn bản hoàn chỉnh
? Bố cục chặt chẽ hợp lý có ý nghĩa ntn
- Hs: Tạo nên sự hoà hợp, gắn kết gữa các chỉnh thể với các bộ phận vừa thể hiện chủ đề, vừa có tác động trực tiếp đến người độc.
 Hoạt động2: Cấu trúc của bố cục.
Gv: Một TPVH hay một bài viết TLV đều có một bố cục theo một cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
Vid dụ: Một bài thơ tứ tuyệt luật Đường gồm 4 phần:
- Câu Khai: Nêu vấn đề.
- Câu Thừa: Phát triển vấn đề.
- Câu chuyển: Chuyển đề tài, chuyển ý.
- Câu hợp: Tổng kết, kết luận.
? Em hãy lấy một văn bản cụ thể CM sự mạch lạc, rõ ràng của văn bản đó.
- Hs: Lấy văn bản cụ thể thuộc thể thơ TNBC, hoặc tứ tuyệt luật Đường để CM.
Ví dụ bài thơ: Qua đèo ngang- Huyên Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Ngắm trăng- HCM.
Gv: Tổ chức cho Hs nhận xét và bổ sung.
? Thông thương một bài tập làm văn của em được bố cục ntn.
- Hs: Ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
? Nhiệm vụ của từng phần trong bố cục đó là gí
- Hs: - Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản.
 - Thân bài: Trình bày triển khai các khía cạnh của chủ đề.
 - Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản.
Gv: Giới thiệu văn bản "Người thầy đức cao vọng trọng" và yêu cầu Hs Xác định bố cục.
Gợi ý: 
- Mở bài: Tên nhân vật, thời đại, lịch sử, cương vị Xh, phẩm chất của nhân vật.
- Thân bài: 
+ Phần1: - Đạo cao: Với học trò.
 - Đức trọng: Đối với vua.
+ Phần2: - Đạo cao: Hs coi trọng đạo thầy
 - Đức trọng: Thẳng thắn.
- Kết bài: Được nể phục khi còn sống và khi qua đời
 Hoạt đông3: Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài.
Gv: Thân bài là phần phức tạp và quan trọng nhất trong bố cục 3 phần của văn bản. Vì thế đòi hỏi việc sắp xếp nội dung phần thân bài ntn mới có tác dụng tiếp thu tới người đọc.
? Em hãy cho biết trình tự sắp xếp của phần thân bài.
- Hs: Thời gian, không gian, sự logíc và phát triển của sự việc theo mạch suy luận.
Gv: Cung cấp trình tự sắp xếp các phần thân bài.
- Trình tự thời gian: Các sự kiện lịch sử, tiểu sử
- Trình tự không gian: Xa đến gần, trên đến dưới
- Trình tự logíc: Khách quan, chủ quan.
- Trình tự theo quy luật tâm lí, cảm xúc.
 Hoạt động4: Thực hành.
* Bài tập1: Làm dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Phân tích nhân vật chị Dậu qua tác đoan trích Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố, Nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm Lão Hạc- Nam Cao.
Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm1: Nhân vật chị Dậu.
- Nhóm2: Nhân vật lão Hạc. 
Hs Chuẩn bị bài trong thời gian 45 phút sau đó trình bày. Gv tổ chức cho Hs nhận xét bổ sung và kết luận. 
* Bài tập2: Lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
I. Chủ đề của văn bản
1. Khái niệm chủ đề: Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
2. Chủ đề và đề tài
- Đề tài : là các hiện tượng đời sống, phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh nhận thức trong tác phẩm.(Là một phương diiện nội dung)
- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu lên xuyên suốt nội dung của tác phẩm.
3. Tính nhiều chủ đề của văn bản.
- Chủ đề chính: Là vấn đề bao quát, chủ yếu nhất của văn bản.
 - Chủ đề phụ: Là những vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính.
4. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
5. Thực hành- Luyện tập
* Bài tập: Tập thơ NKTT của HCM là một tập thơ đa chủ đề. Bằng các kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy CM tính đa chủ đề của văn bản đó.
II. Bố cục của văn bản.
1. Thế nào là bố cục của văn bản:
- Bố cục của văn bản là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể.
2. Cấu trúc của bố cục.
- Một TPVH hay một bài viết TLV đều có một bố cục theo một cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
 - Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản.
 - Thân bài: Trình bày triển khai các khía cạnh của chủ đề.
 - Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản.
3. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. 
- Trình tự thời gian: Các sự kiện lịch sử, tiểu sử
- Trình tự không gian: Xa đến gần, trên đến dưới
- Trình tự logíc: Khách quan, chủ quan.
- Trình tự theo quy luật tâm lí, cảm xúc.
4. Thực hành- Luyện tập.
* Bài tập1: Phân tích nhân vật chị Dậu qua tác đọan trích Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố, Nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm Lão Hạc- Nam Cao.
* Bài tập2: Lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
 4. Củng cố: Khái quát lại nội dung chuyên đề về Chủ đề và bố cục của văn bản.
 5. Hướng dẫn về nhà: Hs hoàn thiện 2 bài tập thực hành đã cho. Chuẩn bị nội dung về Đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản.
Tiết2: dựng đoạn và liên kết đoạn văn 
trong văn bản
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn, các cách trình bày nội dung đoạn văn. Hiểu được tác dụng của liên kết đoạn văn trong văn bản.
 2. Kỹ năng: Củng cố lại cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn có câu chủ đề, kỹ năng viết đoạn văn theo cách qui nạp, diễn dịch
 3. Thái độ: Hs có ý thức ôn tập lại kiến thức cũ, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dưng đoạn văn trong văn bản.
II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày miêng dàn ý của đề bài Suy nghĩ về câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn".
- Hai Hs trình bày miênếngau đó Gv tổ chức so sánh, nhận xét rút kinh nghiệm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt độngI: Xây dựng đoạn văn
 Hoạtđộng1: Khái niệm đoạn văn
? Em hãy nhắc lại khái niệm thế nào là đoạn văn
- Hs: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, là đơn vị trực tiếp tạo nê văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và biểu đạt một ý tưởng tương đối hoàn chỉnh.
?Dấu hiệu nhận biết đoạn văn là gì ( đăc điểm của đoạn văn)
- Hs: Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng (dấu mở đoạn) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng (dấu ngắt đoạn).
Gv: Đoạn văn thường gồm nhiều câu tạo thành, nhưng cũng có thể đoạn văn chỉ có một câu tạo thành, thậm chí câu đó có thể là câu 1 từ.
? Lấy một văn bản cụ thể căn cứ vào những dấu hiệu trên để chỉ ra các đoạn văn.
- Hs: Dựa vào các văn bản như: Phong cách HCM- Lê Anh Trà, Đấu tranh cho một TG hoà bình- Mác- két để chỉ ra các đoạn văn.
Gv: Tổ chức cho Hs nhận xét bổ sung.
 Hoạt động2: Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề.
? Thế nào là từ  ... chứng: Tâm trạng của ông Sáu sau khi chhia tay con, quá trình ông Sáu làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông trước lúc hi sinh 
+ Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ, hợp lí.
+ Bé Thu nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà qua 8 năm xa cách.
+ Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay
+ Sự bất ngờ gây hứng thú cho người đọc.
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu + Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Truyện kể ở ngôi thứ nhất + Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác và hợp lí.
+ Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.
+ Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, giàu sức thuyết phục.
3, Kết bài: Khái quát tổng hợp lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Đoạn trích diễn tả chân thực và cảm động về tình cha con thắm thiết sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, chia sẻ, trân trọng.
* Bước 3: Viết bài
N 2: Luận điểm 1
N 3: Luậ điểm 2
* Bước 4: - Cho học sinh đọc lại toàn bộ. 
4. Củng cố: Đề bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện và đoạn trích, cách tìm ý và lập dnf ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
5. Dăn dò: Học sinh về nhà học bài, thực hành viết các đề bài đã hướng dãn.
Ngày 1 tháng 3 năm 2010
Đủ giáo án chuyên đề tháng 3
Tháng 4/2010
Ngày soạn: 27-29/3/2010
Ngày dạy: 1-30/4/2010
Tiết 15, 16: tổng kết tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9: Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.
- Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết được văn bản cho phù hợp.
 2. Kỹ năng: Nhận biết được các kiểu văn bản, tạo lập văn bản theo yêu cầu.
 B. Chuẩn bị:
	- Thầy: Chuẩn bị nội dung chuyên đề.
	- Trò: Soạn bài ở nhà.
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
	1- ổn định tổ chức.
	2- Kiểm tra bài cũ:	?Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thơm trong vở kịch “Bắc sơn”
	3- Bài mới
* Hoạt động I: 
I. Hệ thống hoá các kiểu văn bản:
- Giáo viên dùng bảng phụ.
- Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu loại văn bản? Mỗi loại cho ví dụ minh hoạ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thưởng điểm cho học sinh trả lời tốt.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* Hoạt động II: Giao viên cung cấp bảng hệ thống về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
ví dụ
Văn bản tự sự
Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
Mục đích biểu hiện con người quy luật đời sống bày tỏ thái độ
- Bản tin báo chí.
- Bản tường thuật, tường trình. Lịch sử 
- Tác phẩm VHNT (truyện, tiểu thuyết.)
Văn bản miêu tả
Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, liên tưởng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn tả cảnh, tả người tả sự vật.
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
Văn bản biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội sự vật.
Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn.
Văn bản thuyết minh
Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn với chúng
- Thuyết minh sản phẩm.
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học
Văn bản nghị luận
Trình bày, tư tưởng chủ trương quan điểm của con người đối với TN, XH, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận t phục.
- Cáo, kịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá
Văn bản điều hành (hành chính công vụ)
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của các nhân tập thể đối với cơ quan quản lí hay ngược lại bày tỏ yêu cầu quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.
- Đơn từ, báo cáo, đề nghị.
- Biên bản, tường trình, thông báo, hợp đồng
* Hoạt động III: So sánh các kiểu văn bản trên:
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Tự sự khác miêu tả như thế nào?
- Tự sự: Trình bày chuỗi các sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
Nhóm 2: Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
- Trình bày những đối tượng thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan.
Nhóm 3: Nghị luận khác với điều hành ở chỗ nào?
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
- Điều hành: Hành chính.
Nhóm 4: Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
- Biểu cảm: Cảm xúc.
? Các văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiên.
- Có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể.
phân biệt các thể loại văn bản tự sự:
 * Hoạt động IV: 
Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự
- Giống: Kể sự việc.
- Khác:	+ Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức.
	+ Thể loại tự sự đa
dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng)
? Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự? Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
- Khác nhau:	+ Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuối)
	+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ)
tập làm văn trong chương trình ngữ văn thcs
- Giáo viên cho học sinh liệt kê các thể loại trong tập làm văn.
 Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
* Hoạt động V.
Văn bản thuyết minh
- MĐ: Khơi bày nội dung sau kín bên trong đặc trưng đối tượng.
- Các yếu tố tạo thành. Đặc điểm khả quan của đối tượng.
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm phương pháp thuyết minh đ giải thích.
2. Văn bản tự sự:
- MĐ: Trình bày sự việc.
- Các yếu tố tạo thành: Sự việc, nhân vật.
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: 
Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định.
3. Văn bản nghị luận:
- MĐ: Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò.
- Các yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Khả năng kết hợp, đặc điểm cách làm: + Hệ thống lập luận.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự.
ba kiểu văn bản đã học 
III. So sánh các kiểu văn bản trên:
.
- Tự sự: Trình bày chuỗi các sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
- trình bày những đối tượng thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
- Điều hành: Hành chính.
- Biểu cảm: Bọc lộ cảm xúc.
IV. Phân biệt các thể loại văn bản tự sự:
 1. Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự
- Giống: Kể sự việc.
- Khác:	+ Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức.
+ Thể loại tự sự đa
dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng)
Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
- Khác nhau:	+ Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuối)
	+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ)
V. Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
1. Văn bản thuyết minh
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm phương pháp thuyết minh đ giải thích.
2. Văn bản tự sự:
 - Trình bày sự việc.
- Các yếu tố tạo thành: Sự việc, nhân vật.
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: 
Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định.
3. Văn bản nghị luận:
 Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò.
- Các yếu tố tạo thành:
 Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Khả năng kết hợp, đặc điểm cách làm: + Hệ thống lập luận.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự.
* Hoạt động VI: Luyện tập tổng hợp
I .Đề bài:
 Bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương là nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận định trên 
Gv: Tổ chức hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn
A. Mở bài 
? Em hãy nhắc lại yêu cầu phần mở bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Giới thiệu được tác giả tác phẩm dẫn dắt đến văn bản ý khái quát của văn bảnViễn Phương nhà thơ lớn ông sáng tác nhiều tấc phẩm tiêu biểu là bài ..
- Nhận định khái quát về tác phẩm: Bài thơ thể hiện tình cảm của Viễn Phương đối với Bác ...
B. Thân bài 
? Đọc lại bài thơ và nêu ra các luận điểm cần phân tích.
LĐ1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
- Mở đầu bài thơ tác giả xưng mình là con sau bao năm xa cách nay về thăm người cha đó là tình cảm ruột thịt 
- Tác giả đến lăng Bác rất sớm quan sát thấy hàng tre trong sương sớm hàng tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khất 
LĐ2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng viếng Bác
- Bác như mặt trời đem lại hạnh phúc cho dân tộc 
- Để nhớ tới Bác hàng ngày dòng người vô tận vào lăng viếng Bác dâng nên người những thành quả tốt đẹp nhất 
LĐ3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác
- Khi vào lăng được chứng kiến Bác trong giấc ngủ vĩnh hằng lòng tác giả quặn đau
LĐ4: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác
- Mai tác giả phải chia tay với Bác tác giả muốn biền thành chim hót quanh lăng biền thành bông hoa toả hương 
C. Kết bài
- Giá trị của bài thơ, nêu được cảm nghĩ của bản thân
* Hoạt động 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
 Đề bài: 
Câu 1(6 đ): Về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ( sách ngữ văn 9, tập I) em hãy:
 1. Nêu rõ tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích)
 2. Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương.(4,0 đ)
 Câu2 (6 đ):
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình.
 ( ánh trăng- Nguyễn Duy)
 Từ cái “giật mình” trước ánh trăng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta.
 Câu 3 ( 8 đ): Về truyện ngắn Chiếc lược ngà, có ý kiến nhận xét: “ Đọc Chiếc lược ngà, chúng ta được chứng kiến một Nguyễn Quang Sáng rất sâu sắc và tinh tế trong nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật”.
 Em hãy phân tích nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (Ngữ văn 9, tập I)
 4. Củng cố: Các phương thức biểu đạt, sự phối hợp của các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 5. Dăn dò: Ôn tập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, chuẩn bị thi hét học kỳ II.
Ngày 5 tháng 4 năm 2010
Đủ giáo án chuyên đề tháng 4

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong Van 9(4).doc