Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 122: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 122: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

I. Mục tiêu cần đạt:

Hoc sinh:

 - Bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

 - Có ý thức sử dung chúng trong giao tiếp và trong khi viết văn.

 - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu có chứa hàm ý.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /35 ( vắng .)

 2. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 122: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 122. Tiếng việt Ngày dạy: 28/02/09
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý
I. Mục tiêu cần đạt:
HoÏc sinh:
 - Bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
 - Có ý thức sử dung chúng trong giao tiếp và trong khi viết văn.
 - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu có chứa hàm ý.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /35 ( vắng.) 
 2. Bài mới:
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện nghĩa tường minh và hàm ý.
+ Đọc ví dụ.
- Qua câu “Trời ơi, chỉ còn 5 phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
- Vì sao anh không muốn nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
+ Anh thanh niên muốn bày tỏ: anh rất tiếc nhưng không muốn nói thẳng ra và ngại ngùng, muốn che dấu tình cảm của mình.
- Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn chứa gì không?
+ Câu thứ hai không chứa ẩn ý.
- Chốt lại: Gọi hai câu trên là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn (hàm ý). Vậy em hiểu thế nào là tường minh? Thế nào là hàm ý?
+ Dựa vào Sgk để trả lời.
- Củng cố khái niệm bằng hai ví dụ:
Ví dụ:
a. - Tối mai đi nghe ca nhạc với tớ đi.
 - Tối mai mẹ mình về quê.
 - Đành vậy.
b. - Cậu làm gì vậy?
 - Tớ đang làm bài tập toán.
 - Đi đá bóng đi.
 - Không được, tớ làm bài chưa xong.
- Trong hai ví dụ trên ví dụ nào thuộc nghĩa tường minh? Ví dụ nào có chứa hàm ý?
+ Ví dụ a: chứa hàm ý (không thể đi xem ca nhạc)
- Nói thêm hai dạng hàm ý và đặc tính
+ Hàm ý: thông dụng (chung)
 đặc tính (riêng)
+ Đặc tính: có thể giải được (người nghe) có thể chối bỏ được (người nói)
+ Lấy ví dụ về nghĩa hàm ý.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập.
- Treo ví dụ 1 phần tìm hiểu bài.
- Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia ta anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy? (a)
- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong cuối đoạn văn? Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên qua tới chiếc mùi soa? (b)
+ Lên bảng gạch chân dưới các từ và trả lời.
- Nhận xét, cho điểm.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2
- Gọi một số em đứng dậy trả lời.
 + Lớp nhận xét – bổ sung
 + Lớp sửa bài tập 1, 2 vào vơ.û
 + Đọc – xác định bài tập 3
 + Thảo luận theo bàn (5’)
 +Trình bày kết quả.
- Nhận xét – bổ sung.
 + Đọc hai đoạn văn.
- Ghi nhanh những câu in nghiêng trê bảng
- Câu nào chứa hàm ý?
- Hai câu trên là lời của ai? đang nói về điều gì? Mục đích của mỗi người?
- Mục đích nói đó của ông Hai có để mọi người biết không?
- Bà Hai có định nói ra điều đó không?
- Qua đó em rút ra điều gì về cách nhận biết hàm ý trong câu?
* Bài tập nhanh:
Người ta dùng hàm ý khi nào?
 A. Khi không muốn người nghe hiểu.
 B. Khi không biết nói thế nào cho rõ ý.
 C. Khi không muốn hoặc không tiện nói thẳng.
 D. Khi muốn kết thúc cuộc thoại.
+ Trả lời, kết luận.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý.
 1. Phân tích ví dụ:
- Câu1: câu nói của anh thanh niên: hàm ý (anh rất tiếc)
=> Hàm ý
- Câu 2: không chứa ẩn ý
=> Tường minh.
2. Ghi nhớ: Sgk.
* Lưu ý: 
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không gọi là hàm ý.
II. Luyện tập:
 Bài 1/75:
a. Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lười đứng dậy”
->Người hoạ sĩ chưa muốn chia tay.
b. Những từ ngữ:
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng)
=> Cô gái bối rối, vụng về vì anh thanh niên quá thật.
Bài 2/75: Hàm ý của câu in đậm:
 Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè.
 Bài 3/76
- Câu “Cơm chín rồi” có chứa hàm ý đó là “Ông vô ăn cơm đi”
Bài 4/76
- Hà, nắng gớm, về nào  (nói lảng)
- Tôi thấy người ta đồn  (nói dở dang)
=>Không phải là câu chứa hàm ý
3. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài học: - Hoàn thành hai bài tập đã làm vào vở bài tập.
 - Viết một đoạn văn ngắn hoặc cuộc hội thoại có chứa hàm ý.
 b. Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt), 
 + Phân tích đoạn trích từ văn bản “Tức nuớc vỡ bờ” và cho biết có mấy điều kiện sử dụng hàm ý.
 + Một đứa trẻ còn nhỏ có thể giải được hàm ý không? Ví sao
 + Viết một đoạn hội thoại ngắn, đảm bảo được những điều kiện khi sử dụng hàm ý.
Tiết 123: Tiếng việt 	 Ngày dạy: 04/03/09
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý.
 + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
- Có ý thức vận dụng hàm ý đúng lúc, đúng chỗ.
- Rèn luyện năng lực phân tích các hàm ý trong văn bản và trong hoạt động giao tiếp.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /35 ( vắng) 
 2. Kiểm tra: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? 
 3. Bài mới:
Gv
HS
Gv
Hs 
Gv
Hs 
Gv 
Hs 
Gv 
Hs 
Gv
Hs 
Gv 
Hs 
Gv 
Hs 
Gv 
Hs 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý.
- Xét ví dụ Sgk/90.
- Nêu hàm ý của câu in đậm?
- Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
+ Chị không dám nói thẳng vì sợ cái Tý buồn và từ chối -> chị đau lòng.
- Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
+ Câu thứ hai của chị Dậu có hàm ý là “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài” , hàm ý này rõ hơn vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tý “U bán con thật ư?” cho thấy Tý đã hiểu ý mẹ.
- Qua phân tích, em hãy cho biết khi sử dụng hàm ý cần đảm bảo những điều kiện nào?
+ Đọc ghi nhớ Sgk.
- Cho Hs làm bài tập 1 để củng cố kiến thức.
+ Đọc – xác định yêu cầu:
- Người nói người nghe ở những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
+Đứng tại chỗ làm.
+Các bạn khác nhận xét.
- Cho học sinh làm bài tập củng cố 
* Bài tập 1:
a. Người nói anh thanh niên
 Người nghe: họa sĩ và cô gái
 - Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào uống nước
 - Hai người nghe đều hiểu.
b. Hàm ý của câu in đậm là: 
 - Chúng tôi không thể cho được.
 - Người nghe hiểu nên nói “Thật là  giàu có”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hàm ý của câu in đậm “Cơm sôi rồi nhão bây giờ” là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
+ Thảo luận theo nhóm (4’)
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Đọc và xác đinh yêu cầu bài tập 3.
- Điền câu trả lời mang hàm ý từ chối.
- Tìm hàm ý của Lỗ tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong doạn trích?
- Phát phiếu bài tập 5: Chia lớp thành hai nhóm, thảo luận (5 phút)
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả ở bảng phụ
+ Lớp nhận xét và bổ sung.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý:
 1. Ví dụ:
 Câu 1: “Con chỉ ăn cơm ở nhà bữa nay nữa thôi”
- Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” (bán con)
à Không giám nói thẳng, sợ con buồn, chị đau lòng.
 + Ở câu sau: Cái Tý giãy nảy, liệng củ khoai oà khóc, van xin.
=> Hiểu hàm ý của mẹ.
2. Ghi nhớ: Sgk/ Tr 92
II. Luyện tập: 
 Bài 2/92
 - Hàm ý: “Chắt nước dùm để cơm khỏi nhão”
 - Tránh nhân vật tôi yêu cầu gọi anh Sáu bằng ba.
 -> Sử dụng không thành công vì người nghe vờ như không hiểu.
 Bài 3 /92: Điền câu có hàm ý thích hợp:
 b. Cậu quên mai là ngày tớ
phải đi học anh văn à?
 Bài 4/92: Hàm ý:
“đi mãi thì thành đương thôi” 
-> tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
 Bài 5/93: Câu có hàm ý mời mọc và từ chối:
- Câu có hàm ý mời mọc mở đầu bằng “Bọn tớ chơi ”
- Câu có hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được
4. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài học: - Hoàn thành từ bài tập 1 -> 5
 - Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý
b. Chuẩn bị: Nói với con của Y Phương
 + Chú ý các chú thích về tếng dân tộc Tày
 + Soạn câu 1 -> 5 sgk/74 cần làm nổi bật tình cảm gia đình quấn quýt và niềm tự hào về quê hương của tác giả 
+ Tìm những câu thơ diễn tả lối nói dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 122, 123.doc