Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 134: Viết bài văn số 7 – Nghị Luận văn học (đảo tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 134: Viết bài văn số 7 – Nghị Luận văn học (đảo tiết)

Tiết 134 + 135: Ngày dạy: 17 /3 / 09

VIẾT BÀI VĂN SỐ 7 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (đảo tiết)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận một cách thành thạo.

 - Giáo dục tình yêu quê hương, thiên nhiên – đất nước và lòng kính yêu lãnh tụ.

 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày bài văn nghị luận một cách mạch lạc, rõ ràng.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /35 (vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 134: Viết bài văn số 7 – Nghị Luận văn học (đảo tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 134 + 135:	 Ngày dạy: 17 /3 / 09
VIẾT BÀI VĂN SỐ 7 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (đảo tiết)
 I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận một cách thành thạo.
 - Giáo dục tình yêu quê hương, thiên nhiên – đất nước và lòng kính yêu lãnh tụ.
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày bài văn nghị luận một cách mạch lạc, rõ ràng.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /35 (vắng) 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài.
- Chép đề lên bảng.
 + Chuẩn bị vở viết.
- Gợi ý phân tích đề.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài. 
- Yêu cầu:
+ Cần phân biệt nghị luận thơ với nghị luận tác phẩm truyện.
+ Bố cục phải chặt chẽ.
+ Có lập luận, dẫn chứng xác đáng.
+ Tìm các biện pháp liên kết nhằm tạo sự mạch lạc giữa các phần. 
* Hoạt động 3: Nêu thang điểm cho từng phần.
- Nêu qua thang điểm của phần để học sinh dễ định hướng thời gian.
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết bài.
* Hoạt động 4: Tổ chức làm bài.
+ Nghiêm túc, trật tự trong giờ làm bài. 
+ Tự giác suy nghĩ độc lập làm bài không phụ thuộc tài liệu, xem bài bạn.
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh yếu( Chiến, Bắc, Dương)
* Hoạt động 5: Thu bài, nhận xét tiết học.
1. Đề bài: 
 Đề 1: Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 Đề 2: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
 - Phương pháp làm.
 - Bố cục.
 - Lập luận, dẫn chứng.
 - Các biện pháp liên kết. 
3. Đáp án – biểu điểm. 
 * Đề 1: 
 1. Mở bài: (1,5 đ)
 - Giới thiệu được Viễn Phương và hoàn cảnh (chung, riêng) sáng tác bài “Viếng lăng bác. (0,75 đ)
 - Giới thiệu được: bằng mạch cảm xúc dâng trào -> thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả (0,75 đ)
 2. Thân bài: (7 đ)
 - Phát triển chứng minh các luận điểm nêu ở phần mở bài:
 + Bằng hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, từ gọi ở đoạn đầu (con, bác, hàng tre) -> gợi sự thành kính, thiêng liêng, ấm áp, gần gũi và niềm tự hào về dân tộc Việt. (3 đ)
 + Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, điệp ngữ, động từ: dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh: (2 đ)
 + Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ ở khổ cuối (điệp ngữ, ẩn dụ) 
 .Tình cảm lưu luyến
 .Ước nguyện hoá thân (1,5 đ)
 + Bố cục chặt chẽ, lập luận - dẫn chứng xác đáng, ý văn có sự liên kết. (1 đ)
3. Kết bài: (1,5 đ)
 Khẳng định lại giá trị của bài thơ, suy nghĩ
 * Đề 2: 
1. Mở bài: (1 đ)
 - Gới thiệu được tác giả Hữu Thỉnh và tác phẩm Sang thu. (0,75 đ)
 - Đánh giá sơ lược về tác phẩm. (0,75 đ)
2. Thân bài:( 7 đ)
 - Làm nổi bật được sự cảm nhận và cảm xúc của tác giả về sự biến đổi của trời đất sang thu:
 + Từ không gian, hương vị, sự vận độngcó nét đặc trưng riêng của thiên nhiên. (1đ)
 + Qua các từ: bỗng, phả, hình như: làm nổi bật sự bất ngờ, ngạc nhiên, lâng lâng đến nao lòng trước bức tranh chớm thu của tác giả.(1,5 đ)
 - Phân tích được sự cảm nhận thu ở không gian rộng hơn ở khổ thơ thứ 2:
 + Sông: dềnh dàng, chim: vội vã, mây: vắt nửa mình sang thu với cách sử dụng từ láy gợi tả và hình ành thơ độc đáo gợi vẻ đẹp dịu êm, gợi cảm giác giao mùa được diễn tả rất tinh tế cụ thể hoá giữa cái vô hình và của ranh giới mùa thành cái hữu hình. (1,5 đ)
 + Qua những động từ gợi cảm bộc lộ một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng. (1,5 đ)
 - Phân tích được những cảm nhận khác biệt về thời tiết khi hcuyển từ hạ sang thu ở khổ thơ thứ 3:
+ Còn nắng, thưa dần mưa và sấm, hàng cây già dặntất cả in những dâu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu. 
 (1,5 đ)
 + Bắng, mưa, sấm còn là những ẩn dụ cho sự thay đổi, vang động của cuộc đời, xã hộituổi đời của con người từng trải, biết yêu htiên nhiên, đất nước, chấp nậhn, bình tĩnh sống vì lòng tin (1,5 đ)
3. Kết bài( 1, 5đ) 
Khaí quát được toàn bộ tác phẩm: Ý nghĩa, ảnh hưởng
4. Học sinh làm bài.
 Yêu cầu nghiêm túc.
5. Thu bài.
4. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Chuẩn bị: Xem lại phương pháp làm bài.
 b. Soạn bài: Bến quê(Hướng cẫn đọc thêm)
 + Đọc kĩ truyện, tập tóm tắt truyện (xoay quanh nhân vật Nhĩ)
 + Soạn theo câu hỏi theo Sgk/107,108
 + Chú ý cách miêu tả tâm lí, tình huống truyện, hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 134.doc