LUYỆN NÓI:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ – BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một tác phẩm văn học bằng thơ. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi làm bài nghị luận.
- Giáo dục tình cảm bà cháu, gia đình, tình yêu quê hương nguồn cội qua một tác phẩm văn học cụ thể.
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 9a / 35 (vắng )
2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ hoặc đoạn trích?
3. Bài mới:
Tiết 140: Tập làm văn Ngày dạy: 24/ 03 / 09 LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ – BÀI THƠ I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một tác phẩm văn học bằng thơ. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi làm bài nghị luận. - Giáo dục tình cảm bà cháu, gia đình, tình yêu quê hương nguồn cội qua một tác phẩm văn học cụ thể. - Rèn kĩ năng nói trước tập thể. II. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 9a / 35 (vắng) 2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ hoặc đoạn trích? 3. Bài mới: HS Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs * Hoạt động 1: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói. * Hoạt động 2: Nêu đề bài và hướng dẫn phân tích đề. + Đọc đề bài. Em hãy phân tích yêu cầu của đề bài? - Đề bài thuộc thể loại gì? - Nội dung nghị luận? - Phạm vi tư liệu? * Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý. - Gọi 2 hs trình bày dàn ý mình đã chuẩn bị ở nhà + Lớp nhận xét – bổ sung cho hoàn chỉnh. + Nhận xét – bổ sung - Treo bảng phụ dàn ý đại cương để học sinh so sánh, đối chiếu. * Hoạt động 4: Hướng dẫn nói trước tổ. + Nói trước tổ. + Tập nói dưới sự điều hành của tổ trưởng + Các thành viên trong tổ nhận xét – bổ sung (chú ý phong cách diễn đạt) - Quan sát sửa sai cho các tổ (để tạo truyền cảm hấp dẫn ngoài nội dung trình bày còn chú ý đến ngữ điệu, tốc độ nhanh chậm, cách lên – xuống, cách nhấn mạnh phù hợp với tình cảm của bài thơ cũng như của bản thân) * Hoạt dộng 5: Hướng dẫn nói trước lớp. - Hướng dẫn học sinh trước khi nói - Gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. + Ở dưới lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. * Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời- Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. I. Phân tích đề: - Thể loại: Nghị luận toàn bộ tác phẩm (thơ) - Nội dung: tình bà cháu - Phạm vi: Bài “Bếp lửa” II. Lập dàn ý: 1. Mở bài: - Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác khi đang sống và học tập xa quê hương. - Bài thơ thể hiện tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm, thiêng liêng 2. Thân bài: - Hình ảnh “bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì đất nước có chiến tranh (thiếu thốn, gian khổ, khó khăn) - Hoàn cảnh gia đình: + Bà sớm luôn chăm chút, đùm bọc, cưu mang tuổi thơ cháu. (khói hun nhèm sống mũi còn cay) -> Sự nhớ nhung, tình yêu thương. + Bà tần tảo hy sinh cho mọi người -> Suy nghẫm cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, niềm vui. + Hình ảnh bà gợi niềm tin, tình quê hương, nhân dân của cháu. - Bài thơ thành công -> kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận, hình ảnh độc đáo. 3. Kết bài: -Ý nghĩa của bài thơ: gợi lên trong lòng người đọc người đọc những tình cảm khó quên. IV. Luyện nói trước tổ: V. Luyện nói trước lớp. - Thái độ: bình tĩnh, tự tin. - Diễn đạt: mạch lạc, lưu loát. - Tư thế: nhìn về phía trước. 4. Củng cố: Qua tiết luyện nói, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 5.Hướng dẫn – dặn dò: a. Bài học: Hoàn thành đề văn (viết bài) hoàn chỉnh. b. Chuẩn bị: Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. + Đọc – kể – tóm tắt. + Soạn câu hỏi theo yêu cầu Sgk. Câu 4* chú ý ngôn ngữ, giọng điệu (ngôi trần thuật, nghệ thuật miêu tả tam lí, ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên hay không? Có gần gũi với khẩu ngữ hay không? Nét trẻ trung, chất nữ tính thể hiện ở ở chi tiết nào? Lời kể dùng câu ngắn, nhịp nhanh được tạo không khí như thế nào? Ở đâu?
Tài liệu đính kèm: