Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Trả bài kiểm tra văn, Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Trả bài kiểm tra văn, Tiếng Việt

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh.

 - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng về từ vựng và các các đơn vị kiến thức đã học.

 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng.

 - Biết sửa chữa những sai sót cần thiết.

 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng các cụm từ, các thành phần biệt lập.

 - Ôn lại kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm thụ nội dung, nghệ thuật truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 tập II.

 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của học sinh trong việc nắm kiến thức về mảng văn học giai đoạn này để giúp các em khắc phục.

 - Biết rút kinh nghiệm và tự sửa lỗi trong bài làm.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Trả bài kiểm tra văn, Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 163: 	 Ngày dạy: 05 / 05 /09
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh.
 - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng về từ vựng và các các đơn vị kiến thức đã học.
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng.
 - Biết sửa chữa những sai sót cần thiết.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng các cụm từ, các thành phần biệt lập. 
 - Ôn lại kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm thụ nội dung, nghệ thuật truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 tập II.
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của học sinh trong việc nắm kiến thức về mảng văn học giai đoạn này để giúp các em khắc phục.
 - Biết rút kinh nghiệm và tự sửa lỗi trong bài làm.
 II. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định: 9a: /35(vắng) 
 2. Kiểm tra: Thế nào là thành phần biệt lập? Cho ví dụ minh hoạ?
 3. Trả bài:
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Văn:
+ Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu.
- Phần tự luận thuộc phạm vi mấy tác phẩm? Yêu cầu?
* Nhắc lại đáp án, biểu điểm.
 (Ở giáo án tiết 155 )
- Đọc lại đề cho học sinh nêu đáp án từng câu trắc nghiệm.
- Sửa lại cho đúng.
+ Nhắc lại đề tự luận. ( 155A và 155B)
- Yêu cầu chung của đề là gì?
 Câu 1: Những hình ảnh nào mang tính biểu tượng trong truyện ngắn Bến quê? Phân tích giá trị biểu tượng đó?
Câu 2: Luận điểm nêu ra trong đề là gì?
- Cần tìm những luận cứ nào để làm rõ luận điểm?
- Hoàn cảnh xuất thân, công việc chính của nhân vật Phương Định?
- Tính cách của cô?
- Tinh thần làm việc?
- Tinh thần đồng đội?
- Cô đại diện cho lớp người nào?
- Suy nghĩ của em về họ?
+ Trả lời hình thành lại kiến thức. 
* Nhận xét ưu - nhược điểm chính của học sinh.
- Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt
- Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua tiết kiểm tra..
 - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả...
- Đưa ra những câu văn làm sai về yêu cầu để học sinh nhận diện
+ Phân tích - sửa
- Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm (Bắc, Chiến, Thuỳ Dương, Trang)
* Hoạt động 2: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
* Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề.
+ Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu.
- Phần tự luận thuộc phạm vi mấy nội dung bài học? Yêu cẩu?
* Nhắc lại đáp án, biểu điểm.
 (Ở giáo án tiết 157)
- Nhắc lại đáp án, biểu điểm để học sinh nhớ.
* Nhận xét ưu - nhược điểm chính của học sinh.
- Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt
- Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua.
- Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả...
- Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm .
* Trả bài và sửa lỗi.
- Treo bảng phụ đoạn văn lỗi.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về nội dung, hình thức trình bày.
- Chỉ ra lỗi cơ bản.
+ Đứng tại chỗ trả lời.
- Treo đoạn văn mẫu:
- Gọi học sinh đọc, nhận xét đoạn văn, so sánh với đoạn văn trên.
+ Nhận xét, so sánh.
* Thống kê kết quả:
I. Trả bài kiểm tra Văn:
* Đề ra: ( Trong bộ đề)
 1. Xác định yêu cầu của đề. 
 a.Phần trắc nghiệm.
 Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học.
 b. Phần tự luận:
 Vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm đã học để làm nổi bật giá trị nghệ thuật, nội dung và nêu cảm nghĩ về nhân vật , 
 2. Đáp án – biểu điểm:
 (Ở tiết 155)
3. Nhận xét.
a. Ưu điểm:
- Nắm được kiến thức cơ bản.
- Phần trắc nghiệm: một số em làm khá tốt.
- Phần tự luận: biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề.
 + Nêu được suy nghĩ sâu sắc về Pương Định 
 + Biết chọn chi tiết tiêu biểu để phân tích làm nổi bật luận điểm.
b .Khuyết điểm:
- Tự luận chỉ gạch đầu dòng, nêu ý, chưa biết viết đoạn văn.
- Nêu suy nghĩ còn chung chung, chưa sâu.
- Một số em chưa nêu được luận điểm .
 4. Sửa lỗi:
 a. Những câu văn lỗi (bảng phụ)
 Những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng:
 - Truyện ngắn bến quê chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiêm sâu sắc về cuộc đời và con người, thức tỉnh sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi.
 - Nghệ thuật truyện nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế, giàu tính biểu tượng, nhiều hình ảnh, cách xây dựng tình huống.
 => Không bám sát yêu cầu đề ra.
 b. Những câu văn sửa (bảng phụ)
 Những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong truyện như:
 - Bãi bồi bên kia sông, hoa bằng lăng cuối mùa
 - Tiếng đất lở vào lúc nửa đêm
 - Người con trai sa vào đám người chơi cờ thế trên hè phố
 - Nhĩ dơ cánh tay khoát khoát
II. Trả bài Tiếng Việt
 * Đề ra: ( Trong bộ đề)
 1. Xác định yêu cầu của đề. 
a. Phần trắc nghiệm.
Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học.
Phần tự luận:
 2. Đáp án – biểu điểm
 (Ở tiết 157)
 3. Nhận xét.
 a. Ưu điểm:
- Nắm được kiến thức cơ bản.
- Phần trắc nghiệm một số em làm khá tốt.
- Phần tự luận nhiều em biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề như: Vận dụng vào đoạn văn các phép liên kết, các phương châm hội thoại, các cụm từ...
b.Khuyết điểm:
 - Tự luận nhiều em chưa biết vận dụng hợp lí các kiến thức đã học, đưa vào còn gượng ép.
- Xác định các thành phần trong đoạn văn còn sai
4. Trả bài – sửa lỗi. (Bảng phụ)
 a. Đoạn văn lỗi:
“ Rô-bin-xơn là nhân vật đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Đối với em, em rất khâm phục ông ta và đã vượt qua những khó khăn khi sống một mình trên đảo. Dường như ông ấy rất hài hước”
- Nội dung: 
+ Đoạn văn chưa hay.
+ Chưa xác định được các thành phần khởi ngữ, tình thái.
 b. Đoạn văn sửa:
“ Có lẽ khi đọc đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoaì đảo hoang mỗi chúng ta ai cũng khâm phục anh. Mặc dù hoàn cảnh sống nghiệt ngã nhưng Rô-bin-xơn không hề than phiền đau khổ. Trái lại, anh rất lạc quan, đầy nghị lực và trì thông minh, có đầu óc thực tế và tình yêu cuộc sống. Đối với anh, lòng quyết tâm sống đã giúp anh có sức mạnh vật chất vượt lên hoàn cảnh bất hạnh, ngặt nghèo. Rô-bin-xơn – với tính cách kiên cường – đã khuất phục được thiên nhiên, chiến thắng joàn cảnh cô độc để sống có ý nghĩa và trở về với cộng đồng.
Lớp
ss
o
1
2
3
4
Dưới 5
5
6
7
8
9
10
Từ 5 -10
9a
35
4. Củng cố: Qua tiết trả bài em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
- Ôn tập kiến thức học kì II, xem lại kiến thức về thơ truyện, tập tóm tắt các tác phẩm đã học.
- Viết lời bình cho một câu, đoạn văn mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 9 đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • doct163.doc