Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ:cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

 - Nhận biết và sử dụng thành thạo trong thực hành.

 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

 II.Chuẩn bị:

 Giáo viên:

 - Các đoạn văn mẫu trích từ: Văn bản “ Trong lòng me” và “Lão Hạc”.

 - PTDH: Bảng phụ.

 - Nội dung tích hợp: Văn nghị luận, tự sự.

 Học sinh:

 - Sưu tầm các đoạn văn có sử dụng 2 cách dẫn.

 III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ:

 a. Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến phương châm hội thoại không được tuân thủ? Mục đích?

 b. Đáp án: Nêu được một số nguyên nhân và mục đích cơ bản.

3.Bài mới: Giới thiệu vào bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19:	 Ngày dạy: 9/9/08
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ:cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
 - Nhận biết và sử dụng thành thạo trong thực hành.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 II.Chuẩn bị:
 Giáo viên: 
 	 - Các đoạn văn mẫu trích từ: Văn bản “ Trong lòng me”ï và “Lão Hạc”.
 	 - PTDH: Bảng phụ.
 	 - Nội dung tích hợp: Văn nghị luận, tự sự.
 Học sinh: 
 	 - Sưu tầm các đoạn văn có sử dụng 2 cách dẫn.
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến phương châm hội thoại không được tuân thủ? Mục đích?
 b. Đáp án: Nêu được một số nguyên nhân và mục đích cơ bản.
3.Bài mới: Giới thiệu vào bài.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách dẫn trực tiếp . 
- Treo bảng phụ với hai ví dụ sau a, b(Sgk)
+ Đọc ví dụ.
-Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu hiệu nào?
- Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng cách nào?
- Làm thế nào để phân biệt đó là lời nói hay ý nghĩ? 
+ Phát hiện: Căn cứ vào từ nói và nghĩ đứng trước.
- Điểm giống nhau trong haiví dụ trên?
(Ngăn cách hai phần câu bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. )
- Trong cả hai đoạn trích, có thể thay thế vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận ấy ngăn cách bằng dấu gì?
+ Có thể thay đổi vị trí giữa hai bộ phận. Trong trường hợp ấy ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
- Qua phân tích ví dụ a và b em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? 
+ Phát biểu – đọc ghi nhớ.
- Khái quát kết luận.
- Đưa thêm một số ví dụ để tích hợp.
Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày cĩ muốn vào Thanh Hố chơi với mẹ mày khơng? (Nguyên Hồng)
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách dẫn gián tiếp.
+ Đọc ví dụ a, b mục II.
Trong phần in đậm ví dụ nào là lời, ví dụ nào là ý được nhắc đến?
- Cách dẫn này có gì khác với cách dẫn trực tiếp?
- Quan sát có thể thêm từ “rằng” hoặc “là” vào trước phần in đậm không?
+ Phân tích, phát hiện.
- Vậy qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp?
- Cả hai cách dẫn có điểm gì chung?
- Khái quát so sánh hai cách dẫn.
- Có thể chuyển lời nói trực tiếp thành gián tiếp được không? Cách chuyển? 
Ví dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi tôi rằng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không? 
+ Khái quát ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Định hướng: đây là dạng bài tập nhận diện lời dẫn và cách dẫn.
+ Đứng tại chỗ xác định.
Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
Định hướng: Dạng bài thực hành tạo câu có chứa lời dẫn và làm mẫu câu a.
+ Học sinh làm câu b, c vào giấy nháp và trình bày trước lớp.
- Sửa, cho điểm.
+ Xác định yêu cầu của bài 3.
- Định hướng: Dạng bài thực hành chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Cần phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai? Trong lời thoại đó phần nào người nghe cần chuyển đến người thứ ba?
+ Tiến hành làm theo cặp -> trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước nàng sẽ trở về.
- Củng cố kiến thức bài học.
Phân biệt điểm giống và khác giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
I. Cách dẫn trực tiếp:
 1. Ví dụ: 
 a. Lời nói.
 -> Tách bằng dấu (:) và dấu ( “” )
 b. Ý nghĩ.
-> Tách bằng dấu (:) và đặt trong dấu ( “” )
=>Nhắc lại nguyên văn.
2.Ghi nhớ. (Sgk/ tr 53)
I. Cách dẫn gián tiếp:
 1.Ví dụ: 
a. Lời nói được dẫn (khuyên)
b. Ý nghĩ được dẫn (hiểu)
 - Không dùng dấu (:) bỏ dấu 
( “” )
 - Thêm rằng, là đứng trước.
=> Nhắc lại có điều chỉnh phù hợp.
2. Ghi nhớ: (Sgk/ tr 54)
III. Luyện tập:
Bài 1: 
 a. Phần lời dẫn bắt đầu từ “A! Lão già” 
-> Ý nghĩ nhân vật gán cho con chó.
b. Lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là” 
-> Ý nghĩ của nhân vật.
=>Cách dẫn trực tiếp.
Bài 2: Từ câu a có thể tạo ra hai cách dẫn:
a. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi mgười:“Chúng taanh hùng”
b. Trong, Hồ Chí Minh đã
nhắc mọi người rằng các thế hệ phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc bởi họ đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc.
Bài 3: (Bảng phụ)
4. Củng cố: Thế nào là cách dẫn tực tiếp, thế nào là cách dẫn gián tiếp?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 - Hoàn thành các bài tập.
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Thể văn nghị luận nào hay sử dụng 2 cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?
 - Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
 + Viết đoạn văn chứng minh: Nguyễn Dữ thể hiện được ước vọng của người lương thiện.
 + Đọc lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và tóm tắt ngắn gọn khoản 7 – 10 dòng.
 + Xem lại Sgk Ngữ văn 8 văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri ghi ra những ý chính.
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct-19.doc