Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tt)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tt)

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng và các từ ngữ mới nhờ.

 + Cấu tạo thêm từ ngữ mới.

 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

 - Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ, chỉ mượn tiếng khi từ vựng trong nước không có khả năng đáp ứng.

 - Rèn kĩ năng sử dụng và tạo thêm từ mới.

 II.Chuẩn bị:

 Giáo viên:

- Chuẩn bị từ điển Hán – Việt, tham khảo một số từ mới trên sách, báo, các phương tiện khác.

- Phương tiện: Bảng phụ.

 Học sinh: Mỗi nhóm một bút lông

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Tiếng việt. 	 Ngày dạy: 16/09/08
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng và các từ ngữ mới nhờ.
 + Cấu tạo thêm từ ngữ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 - Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ, chỉ mượn tiếng khi từ vựng trong nước không có khả năng đáp ứng.
 - Rèn kĩ năng sử dụng và tạo thêm từ mới.
 II.Chuẩn bị:
 Giáo viên: 
- Chuẩn bị từ điển Hán – Việt, tham khảo một số từ mới trên sách, báo, các phương tiện khác.
- Phương tiện: Bảng phụ.
 Học sinh: Mỗi nhóm một bút lông
III.Tiến trình hoạt động:
 1.Ổn định : 9a / 36 (vắng) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa, nêu các nét nghĩa phát triển của từng từ?
 b. Đáp án: - Nêu được ba từ nhiều nghĩa ( 3đ ).
 - Nêu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển ( 3đ ).
 - Đặt được câu minh hoạ và diễn đạt dễ hiểu ( 3đ ). 
 3.Bài mới : Đây là bài giúp chúng ta luyện tập kĩ hơn về sự phát triển nghĩa của từ.
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách tạo từ mới.
+ Đọc ví dụ 1: 
- Ghi những từ đó lên bảng.
- Yêu cầu các em tạo từ mới từ các từ đã cho ở phần a.
- Hiểu nghĩa mỗi cụm từ như thế nào?
+ Phát biểu - rút ra kết luận.
- Đọc phần (b)
- Gợi ý tìm từ vào hoàn cảnh thực.?
- Như vậy phát triển từ vựng bằng cách nào và mục đích của sự phát triển?
+ Đọc ghi nhớ( Sgk/ 73 )
* Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
+ Đọc đoạn trích trong Truyện Kiều và đoạn văn đã cho.
- Chỉ ra các từ Hán Việt trong đó?
+ Hai nhóm ghi vào bảng phụ và lên bảng trình bày.
- Gợi ý( từ Hán Việt đơn, ghép)
- Tạo thêm từ bằng cách nào? Những từ đó mượn bằng cách nào?
- Qua đó em có thể tìm các từ mượn tiếng nước ngoài khác? (ra-di-o, mít tinh, ô tô, In-ter-net).
- Đọc ghi nhớ.
- Treo bảng phụ cho học sinh làm bài tập củng cố lí thuyết:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 “Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn chọn đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788 ).” 
Trong các từ sau từ nào không phải từ Hán Việt?
a. tế cáo, c. niên hiệu, b. hoàng đế, d. trời đất
+ Đứng tại chỗ làm bài.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu càu của bài tập 1.
- Hướng dẫn cách làm, chủ yếu theo công thức( x +....)
+ Đứng tại chỗ làm bài.
- Sửa, kết luận.
+ Xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Chia lớp làm hai nhóm thi tiềp sức, mỗi nhóm 5 em tìm 5 từ mới gần đây.
+ Tiến hành chơi trong 3 phút.
- Cổ vũ, tổng kết, chấm điểm.
 + Xác định yêu cầu của bài tập 3.
- Hướng dẫn cách làm.
Treo bảng phụ chia hai cột, gọi học sinh lên bảng điền.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
- Hướng dẫn làm bài 4 theo yêu cầu.
- Củng cố kiên thức.
I. Tạo từ ngữ mới:
 1. Ví dụ : 
 a. + Đặc khu kinh tế: khu vực dành thu hút vốn.
+ Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sản phẩm do hoạt động trí tuệ.
b. Sơn tặc, Tin tặc
2.Ghi nhớ (Sgk/ tr73 )
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1. Ví dụ:
 a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
- Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
=> Mượn tiếng Trung Quốc.
 b. + AIDS
 + Markettinh.
 => Ngôn ngữ Ấn Âu
2. Ghi nhớ: (Sgk/ 74.)
IV. Luyện tập: 
 * Bài1: 
 X + trường: Chiến trường, công trường
 X + hoá: Cơ giới hoá, hiện đại hoá, công nghiệp hoá 
 X + điện tử: thư điện tử, giáo án điện tử 
* Bài2: Tìm các từ mới.
- Cầu truyền hình.
- Cơm bụi. 
- Công viên nước.
* Bài 3.
 Tiếng Hán
 Ngôn ngữ Ấn Âu
Mãng xà
Nô lệ
Phê bình
Khán giả
Xà phòng
Ghi đông
Cà phê
Ô tô
* Bài4: Ngôn ngữ của một quốc gia từ vựng cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển.
4. Củng cố: Có những cách thức phát triển từ vựng nào? Khi dùng từ mượn cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn - dặn dò. 
 - Đọc lại các văn bản đã học và tìm những từ ngữ gốc Âu, gốc Hán.
 - Đọc bài đọc thêm Sgk. 
 - Tóm tắt cuộc đời - sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều theo từng phần, chỉ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct -25.doc