Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 26, 27: Truyện Kiều

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 26, 27: Truyện Kiều

12/10 /07 TRUYỆN KIỀU

 - Nguyễn Du -

I.Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời , con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.

 - Vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của chị em Thúy Kiều – hai nhân vật nổi tiếng trong Truyện Kiều; Bút pháp ước lệ trong miêu tả nhân vật, kết hợp miêu tả với tự sự và biểu cảm trong thể thơ lục bát quen thuộc.

 - Tình cảm nâng niu trân trọng giá trị con người – một biểu hiện nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du.

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.

 - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự bằng thơ.

 II.Chuẩn bị:

 Giáo viên: - Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm Truyện Kiều.

 - ĐDDH: Máy chiếu Tranh minh hoạ.

 Học Sinh: Đọc tìm hiểu, soạn bài, tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 26, 27: Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 . Bài 5,6.
Truyện Kiều.
Chị em Thúy Kiều.
Cảnh ngày xuân.
Thuật ngữ.
Trả bài làm văn số 1.
Tiết 26, 27:	Văn bản	 Ngày dạy: 12/10 /07 	TRUYỆN KIỀU
 - Nguyễn Du -
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh: 
 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời , con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.
 - Vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của chị em Thúy Kiều – hai nhân vật nổi tiếng trong Truyện Kiều; Bút pháp ước lệ trong miêu tả nhân vật, kết hợp miêu tả với tự sự và biểu cảm trong thể thơ lục bát quen thuộc.
 - Tình cảm nâng niu trân trọng giá trị con người – một biểu hiện nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du.
 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
 - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự bằng thơ.
 II.Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm Truyện Kiều.
 - ĐDDH: Máy chiếu Tranh minh hoạ.
 Học Sinh: Đọc tìm hiểu, soạn bài, tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật
 III.Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định: 9a /36 (Vắng.) 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3.Bài mới : Khái quát vị trí tác giả ND và tác phẩm TK trong nền văn học Việt Nam và nhân loại.
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu tác giả. 
 + Đọc chú thích.
- Chiếu chân dung tác giả và khu di tích ở Hà Tĩnh.
- Dựa vào phần chú thích và chân dung hãy thuyết trình về cuộc đời tác giả?
 + Tóm tắt nét chính.
- Hướng dẫn học sinh chú ý về gia đình, thân thế của Nguyễn Du.
- Cuộc đời tác giả có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của nhà thơ?
- Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những điểm gì đáng chú ý?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.
 - Giới thiệu về những tác phẩm lớn của Nguyễn Du qua tranh tài liệu ( máy chiếu).
- Giới thiệu thuyết trình cho học sinh hiểu về nguồn gốc tác phẩm à khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du. Kể thêm về sự thêm bớt về nội dung, cốt truyện.
- Tại sao tác phẩm được viết bằng htơ lục bát mà lại gọi là truyện? ( có nhân vật, cốt truyện)
- Hướng dẫn tóm tắt tác phẩm.
+ Đọc phần tóm tắt, yêu cầu 3 em lên tóm tắt 3 phần ngắn gọn hơn à Một em tóm tắt lại toàn bộ.
- Kể đan xen những câu thơ Kiều phù hợp với từng nội dung.
- Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Dựa vào cốt truyện theo em Truyện Kiều có những giá trị nội dung naò?
+ Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
 Tóm tắt tác phẩm em hình dung xã hội được phản ánh trong truyện là xã hội như thế nào?
 Những nhân vật như Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Sở Khanh là những kẻ như thế nào?
 + Bọn buôn thịt bán người, quan lại tàn ác bỉ ổi
- Cảm nhận của em về cuộc sống thân phận của Thuý Kiều cũng như người phụ nữ trong xã hội cũ?
- Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời người phụ nữ hãy chứng minh?
- Dùng những câu thơ biểu cảm trực tiếp.
- Việc khắc hoạ hình tượng những nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, trong cách miêu tả nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào?
- Nguyễn Du xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh hùng theo em là ai? Mục đích của tác giả?
- Cách Thuý Kiều báo ân báo oán thể hiện tư tưởng gì của tác phẩm?
4. Củng cố: Thuyết trình hai thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm. Minh hoạ cách sử dụng ngôn ngữ trong tả cảnh, tả cảnh ngụ tình. Đặc trưng thể loại truyện thơ?
- Đây là ô chữ nói về bút pháp tiêu biểu nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. ( chuyển ý )
T
Ả 
N
G
Ư
Ờ
I
* Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu vị trí của đoạn trích, chú thích, đại ý.
- Yêu cầu học sinh tự nêu cách đặt.
- Nhận xét và hướng dẫn, nêu định hướng (giọng trang trọng, chú ý các từ gợi tả, cách ngắt nhịp.
+ Ba em đọc ba đoạn theo hướng dẫn.
- Kiểm tra các chú thích 1, 2, 5, 9, 11.
- Tóm tắt sơ lược về bút pháp ước lệ.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Tổ chức cho học sinh tách đoạn và tìm hiểu nội dung chính của mỗi đoạn.
- Nội dung của văn bản gồm nhưng 4 ý chính nào? Ứng với những đoạn nào trong văn bản? Phần nào là trọng tâm? Đại ý?
+ Học sinh chia bố cục, tìm phương thức biểu đạt, đại ý.
- Tổ chức cho học sinh phân tích, cảm thụ 4 câu thơ đầu.
+ Đọc diễn cảm 4 câu đầu.
- Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều được giới thiệ bằng hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả nhân vật?
- Nhận xét về câu cuối? Thành ngữ này được dùng để diễn tả vẻ đẹp nào của chi em Thúy Kiều?
+ Tóm tắt ý chính: Bút pháp ước lệ tượng trưng nhằm miêu tả cốt cách thanh cao duyên dáng, trọn vẹn của hai chị em.
- Dùng bảng phụ đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
 Câu 1: Trong 4 dòng thơ, xuất hiện 3 phương thức: Tự sự, niêu tả, biểu cảm. Hãy điền các dòng thơ tương ứng.
a.Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm
 Câu 2.Theo em sự kết hợp này mang lại hiệu quả nào sau đây?
a. Giới thiệu gia cảnh chi em Thúy Kiều.
b. Khắc họa vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.
c. Bộc lộ tình cảm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp đó.
d.Tất cả những ý trên đều đúng. 
+ Lên bảng điền nội dung.
- Kết luận, chuyển ý.
+ Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Trong 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Em hiểu được nghĩa của câu nào?
- Nếu thơ cổ điển thường lấy thiên nhiên để tô lên vẻ đẹp của con người thì em sẽ giải thích như thế nào về vẻ đẹp của Thúy Vân qua các so sánh: Hoa cười ngọc thốt, mây thua tuyết nhường?
- TưØ đó vẻ đẹp nào của Thúy Vân được bộc lộ?
+ Tóm tắt biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ đã tuyệt đối hóa vẻ đẹp thúy Vân: Phúc hậu quý phái.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được nói tới cả tài và sắc. Những lời thơ nào tả nhan sắc? Những lời thơ nào giới thiệu tài năng?
- Nhan sắc của Thúy Kiều được nhấn mạnh ở nét đẹp nào trong lời thơ “làn thu thủy nét xuân sơn?”.
- Từ đôi mắt đẹp của Kiều có thể liên tưởng đến vẻ đẹp bên trong của nàng không? Từ đó em có cách hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời: “hoa gen thua thắn liễu hờn kém xanh”?
+ Tóm tắt ý: Đôi mắt đẹp phản ánh vẻ đẹp thanh cao trong sáng của tâm hồn. Vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa khiến những gì đẹp nhất trong thiên nhiên phải gen tị.
- Bình về hình ảnh đôi mắt, số phận của khách “má hồng”.
- Tài năng của Thúy Kiều được thể hiện ở những phương diện nào?
- Năng khiếu nổi bật?
- Bản đàn hay nhất của Kiều là gì? Vì sao với nàng đó là bản nhạc hay nhất?
- Qua đó em yêu thêm vẻ đẹp nào của người con gái họ Vương?
- Em đọc được thiện cảm nào của Nguyễn Du khi ông dành cho nhân vật của mình những lời bình?
Một hai sắc đành 
+ Tóm tắt: Kiều hơn tài ở người, nhất là đàn. Đó là vẻ đẹp của tài hoa nghệ thuật.
- Bình về tài của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đọc đoạn cuối.
- Nhận xét về nếp sống của hai chị em Thúy Kiều?
* Hoạt động 3. Tổ chức đánh giá ý nghĩa của văn bản.
- Phát phiếu học nhóm.
Câu 1. Em đọc được những vẻ đẹp nào của con người từ văn bản?
Câu 2. Những vẻ đẹp đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 3. văn chương cổ điển được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích.
+ Thảo luận, trình bày.
I. Tác giả : (1765 -1820)
1. Cuộc đời.
- Tên chữ : Tố Như, hiệu : Thanh Hiên
- Quê quán: Nghi Xuân – Hà Tĩnh
- Xuất thân: Quý tộc, học giỏi.
- Cuộc đời: Gắn với những biến động lớn của xã hội, là người có trái tim giàu lòng yêu thương.
2. Sự nghiệp sáng tác văn học.
- Sáng tác 243 bài 
+ Chữ Hán: Thanh hiên thi tập,
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn
=> Thiên tài văn học.
II.Tác phẩm Truyện Kiều.
 1.Nguồn gốc: (Sgk) 
 2. Tóm tắt tác phẩm. (3 phần)
 - Gặp gỡ và đính ước.
 - Gia biến và lưu lạc.
 - Đoàn tụ
 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
 a. Giá trị nội dung:
 * Hiện thực:
 - Phản ánh xã hội đương thời tàn bạo, bỉ ổi. 
 - Số phận bị áp bức, đau khổ và tấn bi kịch về cuộc đời người phụ nư.õ
 * Nhân đạo:
 - Đề cao, trân trọng con người.
 - Cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của họ.
 - Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
 - Những khát vọng chân chính: Bình đẳng, hạnh phúc.
 c. Giá trị nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm ( kết hợp ngôn ngữ bác học và bình dân)
- Cách kể chuyện đa dạng. 
- Nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu.
- Bút pháp miêu tả sắc sảo( người, thiên nhiên)
I.Vị trí.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bố cục: 3 phần.
 2. Phương thức: đan xen tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 3. Đại ý:
 4. Phân tích.
 a. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
 mười phân vẹn mười.
-> Ước lệ gợi tả, thành ngữ.
=> Vẻ đẹp hoàn hảo, toàn diện.
 b. Vẻ đẹp của Thúy Vân.
 Hoa cười ngọc thốt
 Mây thuatuyết nhường.
-> So Sánh, ước lệ.
=> Phúc hậu, quý phái. 
 c. Tài sắc của Thúy Kiều.
 * Sắc.
 Làn thu thủy, 
 nét xuân sơn. 
 Hoa ghen liễu hờn.
-> Ước lệ, nhân hóa.
=>Thanh cao, lộng lẫy, kiêu sa.
* Tài.
 - Soạn nhạc
 - Đánh đàn.
 - Làm thơ.
 - Vẽ.
 - Ca hát.
=> Đa tài.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ ( Sgk )
IV. Luyện tập.
Trò chơi.
 4. Củng cố:
 - Tổ chức trò chơi đoán ô chữ.
- Gián ô chữ phổ biến thể lệ chơi.
Đây là câu thành ngữ nói đến số phận của những người phụ nữ có sắc có tài trong xã hội phong kiến.
 + Giải đoán:
H
ỒØ
N
G
N
H
A
N
B
Ạ
C
M
Ệ
N
H
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
- Nắm chắc các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.
- Học thuộc đoạn trích, nắm vững nghệ thuật ước lệ, cách dùng điển tích điển cố.
- Chuẩn bị cảnh ngày xuân.
+ Yếu – TB soạn câu 1, 2, 3, khá – giỏi soạn cả 4 câu.
+ Vẽ lại một bức họa trong phần trích mà em cho là hay nhất.
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • doct- 26.doc