TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC, TRƯỜNG TỪ VỰNG)
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp
6 9 (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng ).
- Rèn kĩ năng dùng từ đúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ về hê thống cấu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ
Học sinh: Xem lại hệ thống các từ đã học ở lớp dưới (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ )
Tiết 44, 45: Tiếng việt Ngày dạy: 14/10/08 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC, TRƯỜNG TỪ VỰNG) I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 à 9 (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng ). - Rèn kĩ năng dùng từ đúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ về hêï thống cấu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ Học sinh: Xem lại hệ thống các từ đã học ở lớp dưới (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ) III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng.) 2. Kiểm tra: a. Câu hỏi: Đọc thuộc một đoạn thơ của “Truyện Kiều” phân biệt cấu tạo từ đơn, từ phức? Nêu khái niệm của mỗi loại từ? b. Đáp án: Đọc thuộc và phân biệt dược sự cấu tạo VD: Ngày/ xuân/ con én/ đưa/ thoi Thiều quang/ chín chục/ đã /ngoài/ sáu mươi. (10đ) 3. Bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức về từ vựng đã học. Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Hs Gv Gv Hs * Hoạt động 1:Từ đơn và từ phức: - EM hãy phân biệt từ đơn từ phức? Căn cứ vào đâu để phân biệt?- - Trong từ phức có những loại nào? - Treo bảng phụ + Phân biệt từ ghép, từ láy ở các từ in nghiêng. + Đọc BT 2, 2 em lên bảng ghi các từ thuộc hai nhóm. - Tạo 2 câu trắc nghiệm sau: Câu 1: Từ láy nào có sự giảm nhẹ nghĩa so với tiếng gốc? a. Trăng trắng, b. Nhấp nhô, c. Sạch sành sanh Câu 2: Từ láy nào có nghĩa mạnh hơn so với tiếng gốc? a. Đèm đẹp, b. Nhấp nhô, c. Xôm xốp. - Dùng từ láy nào thay thế? + Đọc bài tập, - Cho phát hiện những chỗ sai trong câu, thay thế bằng những từ nào? + Khái quát về yêu cầu sử dụng từ láy. * Hoạt động 2. Hướng ẫn ôn tập thành ngữ: - Thế nào là thành ngữ? + Đọc bài tập 1 - Yêu cầu bài tập? - Phân chia nhóm, một nhóm xác định thành ngữ, một nhóm xác định tục ngữ. * Bài tập 2: Cho hai nhóm HS lên bảng thi tìm nhanh trong 4p về hai loại tiêu biểu của thành ngữ. * Bài tập 3: GV cho HS sưu tầm những bài thơ văn có sử dụng thành ngữ? GV gợi ý và lấy ví dụ một số tác phẩm. * Hoạt động 3. Hướng dẫn ôn nghĩa của từ: - Cho một HS nhắc lại khái niệm. + Nhận xét. - Đọc bài tập 2 và yêu cầu bài tập cho HS lựa chọn cách hiểu. + Đọc bài tập lựa chọn cách giải thích chọn cách nào. * Hoạt động 4. Hướng dẫn ôn tập từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: + Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ . + Một em nêu yêu cầu của bài tập. + Giải thích từ “hoa” trong “lệ hoa” * Tiết 45 * Hoạt động 5 . Ôn luyện từ đồng âm: - GV cho HS ôn lại khái niệm từ đồng âm, cho ví dụ. + Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. - Phân biệt: Hiện tượng nghĩa của từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm dựa trên xét nghĩa quan hệ. + Đọc bài tập và làm bài tập lên bảng trình bày dựa vào: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa khác nhau ở điểm nào để phân biệt. - Xem quan hệ hai nghĩa. * Hoạt động 6 Ôn từ đồng nghĩa: - Cho HS ôn tập lại khái niệm từ đồng nghĩa. + Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. + Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1, 2, 3? - Hướng dẫn làm bài tập. + Tiến hành lựa chọn và giải thích. ( Từ xuân trong bài tập 3 thể hiện tinh thần lạc quan, ngoài ra còn tránh được lặp từ) * Hoạt động 7. Ôn từ trái nghĩa: - Em hãy nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? + Đọc bài tập trong Sgk. Nêu yêu cầu bài tập? * Hoạt động 8. Ôn về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: - Nêu lại khái niệm ? + Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. - Phổ biến luật chơi. + Cử mỗi nhóm 5 em. + Tham gia chơi( trong 2phút phải tìm và ghép từ thích hợp vào chỗ trống). + Lớp cổ vũ. - Theo dõi, chấm điểm. * Hoạt động 9. Ôn trường từ vựng: - Ôn lại khái niệm. - Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của Hồ Chủ Tịch? + Phân tích và lấy thêm ví dụ. I. Từ đơn và từ phức: 1 . Khái niệm và cấu tạo: a. Khái niệm: Từ chỉ có một tiếng là từ đơn, Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức. b. Cấu tạo: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa - Từ ghép. Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng - Từ láy. 2.Bài tập 1: - Từ ghép: tươi tốt, cỏ cây, mong muốn, bó buộc, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng. - Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng,, xa xôi, lấp lánh. Bài tập 2: Câu 1: là (a); Câu 2: là (b) Bài tập 3: Thay bằng từ láy. Cây cối à chỉ cây cối nói chung. Lạnh lùng. II. Thành ngữ: 1.Khái niệm: Cụm từ cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh. 2 Bài tập1: Phân biệt thành ngữ, tục ngữ: Thành ngữ Tục ngữ b, d, e a, c 3. Bài tập 2: a. Thành ngữ chỉ động vật. - Chó chui gầm chạn. - Mỡ để miệng mèo. b. Thành ngữ chỉ thực vật. - Cây cao bóng cả. - Cây nhà lá vườn. Bài tập 3: Một đời được mấy anh hùng. Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Nguyễn Du) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (HXH) III. Nghĩa của từ: 1. Khái niệm: Là nội dung mà từ biểu thị. 2. Bài tập 1: Chọn cách hiểu (a) 3. Bài tập 2: Chọn (b) Rộng lượng à Dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1 Khái niệm: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Chuyển nghĩa là là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. 2. Bài tập 1: “hoa” trong “lệ hoa” à Nghĩa chuyển V. Từ đồng âm: 1. Khái niệm: 2. Phân biệt: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là từ có âm khác nhau nhưng nghĩa lại liên quan với nhau. 3. Bài tập 1: a. Lá 1: gốc à Lá 2: Nghĩa chuyển. b. Đường: Đường 1à con đường đi. Đường 2 à thực phẩm. VI. Từ đồng nghĩa: 1. Khái niệm: 2.Bài tập3: Từ “xuân” thay cho từ “tuổi”à Cơ sở là mùa của một năm. (Tác dụng tu từ). VII. Từ trái nghĩa: 1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 2. Bài tập 1: Cặp từ trái nghĩa: Xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp. VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1. Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác. 2.Bài tập 1: Trình bày sơ đồ. TỪ Từ đơn Từ láy âm IX. Trường từ vựng: 1. Khái niệm: 2. Bài tập 1: Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể”. à Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. 4. Củng cố: Tìm thành ngữ trong các đoạn trích của Truyện Kiều và nêu tác dụng? 5. Hướng dẫn – dặn dò: - Làm các bài tập (*). - Hoàn thành câu hỏi 1,2,3 Sgk / tr. 127. - Mỗi tổ chuẩn bị một bảng phụ, viết lông. - Soạn “ Ôn tập kiểm tra truyện trung đại” + Lập bảng thống kê như sau: Tác phẩm Tác giả Thể loại Năm sáng tác Đặc sắc nghệ thuật Nội dung chính + Tóm tắt nội dung chính của các tác phẩm truyện. + Em thích nhất nhân vật nào? Hãy phát biểu cảm nghĩ. *******************************
Tài liệu đính kèm: