Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 46 đến tiết 50

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 46 đến tiết 50

ĐỒNG CHÍ

I- Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Cảm nhận vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sự bay bổng

3. Thái độ : Yêu mến các chú bộ đội, học tập tình đồng chí đồng đội

B – Kĩ năng sống được giáo dục

- Kĩ năng tự nhận thức về tỡnh cảm đồng chí đồng đội trong kháng chiến chống Pháp

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: thiếu thốn của bộ đội ta thời chống Pháp

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: về hỡnh ảnh người lính với tỡnh đồng chí cao đẹp.

C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc sáng tạo, động nóo, hỏi và trả lời, trỡnh bày 1 phỳt

- Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về tỡnh đồng chí đồng đội

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 46 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
Ngày soạn :15/10/10
Ngày giảng :
 Tiết 46
Đồng chí 
I- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
 : Cảm nhận vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
2. Kĩ năng 
: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sự bay bổng
3. Thái độ 
: Yêu mến các chú bộ đội, học tập tình đồng chí đồng đội
B – Kĩ năng sống được giỏo dục
- Kĩ năng tự nhận thức về tỡnh cảm đồng chớ đồng đội trong khỏng chiến chống Phỏp
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thụng: thiếu thốn của bộ đội ta thời chống Phỏp
- Kĩ năng tư duy sỏng tạo: về hỡnh ảnh người lớnh với tỡnh đồng chớ cao đẹp.
C- Phương phỏp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương phỏp/kĩ thuật dạy học: Đọc sỏng tạo, động nóo, hỏi và trả lời, trỡnh bày 1 phỳt
- Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về tỡnh đồng chớ đồng đội
D – Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 9A /45 9 B /38 9C /34
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới
HĐ1 KĐ: 
 Chính Hữu là một nhà thơ chiến sĩ, Thơ của ông hầu hết chủ yếu viết về người lính,và 2 cuộc kháng chiến. Bài thơ đầu tay khá nổi tiếng của ông là “Ngày về”-1947 tràn ngập cảm hứng bi hùng(Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dăm – Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa). Nhưng đến bài “Đồng chí”- 1948 mới thực sự mang lại thành công cho nhà thơ trẻ về một phương hướng sáng tác mới: chân thực, giản dị, cô đúc. Bài thơ được viết khi ông đang nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảmt tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí đồng đội của mình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khỏm phỏ và kết nối
 GV cho HS đọc bài thơ
? Giải thích từ đồng chí
? Nêu bố cục của bài thơ
? Em có nhạn xét gì vè thể thơ, nội dụng(cảm xúc) của bài thơ, những câu thơ cần chú ý
? Những cơ sở nào hình thành nên tình cảm đồng chí
- Họ từ những miền quê nào. Quê hương của họ ra sao?
- Vì sao họ từ chỗ xa lạ đến quen nhau?
- Súng bên súng đầu sát bên đầu cho em liên tưởng về điều gì?
- Tình đồng chí còn được nảy nở từ trong hoàn cảnh nào?
? Tác giả đã đưa thêm những biểu hiện nào về tình đồng chí?
 Người lính phải trải qua những gian lao nào?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở những dòng thơ này
H/ả Thương nhau tay nắm lấy bàn tay nói lên tình cảm ntn của người lính?
GV: Thương nhau chia củ sắn lùi
 Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
? Thời gian, không gian cảnh vật và con người trong bức tranh
? Trong đêm phục kích, có ai là bạn của những người lính? ý nghĩa của h/ả đầu súng trăng treo
HĐ3 Luyệt tập
 GV cho H/s đọc ghi nhớ SGK
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Giải thích từ khó
- Đồng chí
3. Bố cục
- Phần 1(6 câu thơ đầu) Những cơ sở của tình đồng chí
- Phần 2(11 câu tiếp) Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Phần 3(còn lại) Hình ảnh người lính trong phiên gác
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung về bài thơ
- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do
- Thể hiện được vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội(7,17,20)
- Dòng thơ thứ 7 có cấu trúc đặc biệt. Như là một sự phát hiện về tình cảm giữa những người lính
2. Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Quê hương anh: Nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đát cày lên sỏi đá
Tình cảm bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó
- Họ từ xa lạ đến quen nhau: Vì mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen
- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ: “Súng bên ... ... bên đầu”
- Tình đồng chí còn được nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ trong gian lao cũng như trong niềm vui: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
3. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Sự cảm thông sâu xa đến tâm tư nỗi lòng của nhau: Ruộng nương.. lung lay
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: 
+ áo anh rách vai, quần tôi có vài miếng vá
+ Nụ cười, bàn chân
+ Sốt rét rừng 
- Nghệ thuật: Những câu thơ sóng đôi ứng nhau thể hiện sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ
- H/ả: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” vừa nói lên tình cảm gắn bó, vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy( Nắm tay để tiếp thêm sức mạnh vượt qua gian khổ)
4. Đoạn kết bài thơ
- Trong cảnh rừng đêm giá rét: Người lính với khẩu súng và vầng trăng Sức mạnh của tình đồng đội đã vượt lên những khắc nghiệt
- H/ả: Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích nhưng hình ảnh ấy còn có ý nghĩa biểu tượng: Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ Biểu tượng của thơ ca kháng chiến: hiện thực và lãng mạn
HĐ4 Vận dụng 
- Củng cố: Em họ tập được gỡ qua bài thơ Đồng chớ(Trỡnh bày 1 phỳt)
 Tình cảm đồng chí đồng đội của người lính trong kháng chiến 
- HDVN:
 Soạn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
----------------------------------------------------
Ngày soạn :15/10/10
Ngày giảng :
 Tiết 47
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
HS cảm nhận được những nét độc đáo của những chiếc xe không kính cùng hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ, những nét riêng về giọng điệu ngôn ngữ trong bài thơ. 
2. Kĩ năng 
Rèn kỹ năng đọc thơ, phân tích hình ảnh ngôn ngữ. 
3. Thái độ 
Yêu quí hình ảnh người lính
B – Kĩ năng sống được giỏo dục
- Kĩ năng tự nhận thức về tỡnh cảm đồng chớ đồng đội trong khỏng chiến chống Mỹ
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thụng: gian khổ, hi sinh của chiến sĩ lỏi xe thời chống Mỹ
- Kĩ năng tư duy sỏng tạo: về hỡnh ảnh người lớnh với tinh thần yờu nước.
C- Phương phỏp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương phỏp/kĩ thuật dạy học: Đọc sỏng tạo, động nóo, hỏi và trả lời, trỡnh bày 1 phỳt
- Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về người lớnh
D – Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 9A /45 9 B /38 9C /34
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới
HĐ1 Khởi động
 Về hỡnh ảnh người chiến sĩ trong thời chống Mỹ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ2 Khỏm phỏ và kết nối
GV nhấn mạnh 
Từng là bộ đội lăn lộn trên tuyến đờng Trờng Sơn. Từng giải nhất trong cuộc thi thơ của báo văn nghệ, là nhà thơ tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
-	Giọng điệu bài thơ hồn nhiên, ngang tàng, đậm chất lính
 Giải thích từ tiểu đội
 Thể thơ?
? Nhan đề bài thơ có gì khác, lạ?
 Nhan đề bài thơ ngắn hay dài? Nó có làm nổi bật nội dung của bài? Tại sao phải thêm chữ “bài thơ”?
 Hình ảnh chiếc xe không kính nói lên điều gì về chiến tranh
? Hình ảnh chiếc xe không kính gợi cho em điều gì?
 - Vì sao chiếc xe không kính? Nó có phải là chiếc xe đã hỏng không
 - Việc phát hiện chiếc xe như vậy để viết, giúp thể ta hiểu điều gì về Phạm Tiến Duật.
? Hình ảnh người lái xe như thế nào
- Khổ thơ đầu cho ta thấy phẩm chất gì của người chiến sĩ lái xe( Qua giọng điệu, Điệp từ)
- Khổ 2 cho ta thấy tư thế của người chiến sĩ như thế nào
- Cách nói “ừ thì” được lặp đi lặp lại có tác dụng ntn trong việc thể hiện phẩm chất của của người chiến sĩ lái xe
- Khổ thơ 5- 6 thể hiện vẻ đẹp như thế nào của người chiến sĩ
- Khổ thơ 7, hình ảnh người chiến sĩ có gì khác biệt
 Hình ảnh chiếc xe
 Câu kết ( Chỉ cần có một trái tim)
 Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ
GV cho H/s đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả: 
2/ Bài thơ: Viết 1969 in trong tập thơ “ Vầng trăng – quầng lửa”.
3/ Đọc: Giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng, dứt khoát.
4/ Từ khó : 	Tiểu đội: đơn vị gồm 12 người.
5/ Thể thơ: 	Thơ tự do
II. Phân tích
 1/ Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính.
*Nhan đề: “ Tiểu đội xe không kính”: đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính – một phát hiện thú vị của tác giả.
- “Bài thơ ...” không chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranhmà chủ yếu PTD muốn nói về chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên trên thiếu thốn gian khổ nguy hiểm
2. Hình ảnh chiếc xe không kính
- Xe không kính : khơi gợi sự cam go, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Xe không kính là một hình ảnh độc đáo. Xe không kính vẫn băng ra chiến trường
 Thể hiện hồn thơ rất nhạy cảm với nét ngang tàng, thích cái lạ của PTD
3. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
- Giọng điệu ngang tàng, lí sự: “không có ....không phải vì không có ...” Cái ngang tàng dũng cảm, đầy nghị lực thích tếu của người lính
- Tư thế hiên ngang, ung dung: qua từ “ung” dung và điệp từ “nhìn”
- Điệp từ “ừ thì” Giọng đùa tếu pha chút bất cần phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan bất chấp khó khăn gian khổ, nguy hiểm
- Tình đồng đội ấm áp “Bắt tay”, “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
- Hình ảnh chiếc xe không kính, không đèn, không mui .... sự ác liệt, gian khổ, nguy hiểm nhưng “nhiệm vụ là trên hết” ý chí chiến đấu để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
 III Tổng kết
 - Tứ thơ độc đáo
- Lời thơ gần gũi với lời nói thông thường
- Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng
- H/ả kết thúc rất ý nghĩa
 HĐ3 Vận dụng
- Củng cố: Hỡnh ảnh người chiến sĩ lỏi xe cho em thấy điều gỡ về hỡnh ảnh con người VN trong k/chiến chống Mỹ(trỡnh bày 1 phỳt)
 Hiờn ngang, dũng cảm, lạc quan và giàu tinh thần yờu nước
- HDVN: ễn tập truyện trung đại để Kiểm tra
---------------------------------------------------------
Ngày soạn :15/10/10
Ngày giảng :
 Tiết 48
Kiểm tra truyện trung đại
I- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
: Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. Đánh giá trình độ học sinh
2. Kĩ năng 
 Tổng hợp, phân tích trình bày diễn đạt bài viết
3. Thái độ 
Yêu quý , trân trọng giữ gìn các tác phẩm, tác giả 
B – Kĩ năng sống được giỏo dục
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: vào cỏc phương ỏn làm bài của mỡnh
- Kĩ năng quản lý thời gian: tập trung thời gian để hoàn tất cỏc cõu hỏi trong bài làm
- Kĩ năng kiờn định: với cỏc ý kiến trong bài làm của mỡnh
C- Phương phỏp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương phỏp/kĩ thuật dạy học: Động nóo, viết tớch cực
- Phương tiện dạy học: Đề kiểm tra
D – Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 9A /45 9 B /38 9C /34
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới
A. Đề bài
Phần I Trắc nghiệm
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
 Qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ta cảm nhận được tâm trạng ...(1) và tấm lòng .....(2) của Thuý Kiều, đồng thời thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ ... (3) nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật ... (4) đặc sắc.
Câu 2. Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời sau đó khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất
1. Nghĩa của từ “dung hạnh” là gì?
A ... Đáp án
D
C
C
B
D
A
 Tự luận
 Chép đúng, đủ, sạch đẹp được 1 điểm
Phân tích (6,5 điểm)
 Học sinh phải viết được bài văn với bố cục ba phần. Cần tập trung vào các ý sau:
* Nỗi nhớ
- Nỗi nhớ người tình: tưởng người dưới nguyệt chén đồng, bơ vơ , ....
- Nỗi nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm, mai
 Quạt nồng, ấp lạnh ...
* Nỗi lòng Thuý Kiều trước cảnh vật
- Thân phận bơ vơ
- Số phận chìm nổi
- Tương lai mù mịt
- Tai hoạ đang rình rập
* Tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm
- Củng cố: 
- HDVN: Soạn: Nghị luận trong văn bản tự 
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/10/10
Ngày giảng :
 Tiết 49
Tổng kết về từ vựng
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
Giúp H/s nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6- 9: Sự phát triển về từ vựng, từ mượn, từ Hán – Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng 
Tổng hợp, phân tích
3. Thái độ 
Yêu quý tiếng mẹ đẻ
B – Kĩ năng sống được giỏo dục
- Kĩ năng tỡm kiếm và xử lý thụng tin: cỏc kiến thức về từ vựng
- Kĩ năng giao tiếp: trong cỏch trả lời cỏc cõu hỏi
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: vào kiến thức từ vựng của mỡnh trong giờ ụn tập.
C- Phương phỏp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương phỏp/kĩ thuật dạy học: Động nóo, hỏi và trả lời, thảo luận nhúm
- Phương tiện dạy học: SGK-TLTK
D – Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 9A /45 9 B /38 9C /34
 2. Kiểm tra:
 - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ
 - Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ
 - Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ
 - Thế nào lừ ngữ nghĩa rộng, thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
 3. Bài mới
HĐ1 Khởi động Giới thiệu một số đơn vị kiến thức về từ đó học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khỏm phỏ và kết nối
GV cho HS làm BT 1
H/s tự làm, chữa
Cỏch phỏt triển tự vựng
GV cho h/s tìm dẫn chứng minh hoạ theo sơ đồ đã nêu trên
- Về sự phát triển nghĩa của từ
- Về tạo từ ngữ mới
- Về từ mượn : tiếng Hán, ngôn ngữ châu Âu
H/s thảo luận phát biểu
GV nêu vấn đề đặt ra trong mục I.3
 Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển về số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
 H/s trao đổi, thảo luận
GV kết luận: Đó chỉ là một giả định, không thể xảy ra với bất kì ngôn ngữ nào. Vì do sự phát triển của nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao, ngôn ngữ cũng phải phát triển theo
2 Ôn tập về từ mượn
? Nhắc lại khái niệm về từ mượn
2. Chọn nhận định đúng
GV cho H/s thảo luận các nhận định 
a. Đây là quy luật của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới
b. Xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ
d. Quan điểm cái mới xuất hiện thay thế cái cũ, do đó cần phải có từ ngữ để bổ sung thay thế
GV HD H/s Khá và giỏi
 Những từ Săm, ga, phanh nghe có giống với từ Ra-đi-ô, a-xít ... nhưng săm, lốp .. đã được Việt hoá, còn những từ ra-đi-ô, a-xít ... vẫn còn giữ nhiều nét ngoại lai, khó phát âm
 ễn Từ Hán Việt
 ? Thế nào là từ Hán Việt. Cho ví dụ 
H/s thảo luận trả lời
Lấy ví dụ: phi cơ, phu nhân, hi sinh, từ trần, ngài, quan khách ...
? Chọn cách hiểu đúng trong mục III.2
H/s lựa chọn
? Thế nào là thuật ngữ, đặc điểm của thuật ngữ
H/s thảo luận trả lời
? Thế nào là biệt ngữ xã hội. Lấy ví dụ 
- Quý tộc thời phong kiến: hoàng thượng, bệ hạ, thần, khanh, trẫm
- Tầng lớp tiểu tư sản trước CM: cậu, mợ ...
- H/s sinh viên: ngỗng, trúng tủ ...
- Giới kinh doanh: vào cầu, móm, sập tiệm 
- Cờ bạc: móm, khét,ù khan
- Trộm cướp: hiếc, cớm, cá ...
 Ôn trau dồi vốn từ
? Có mấy hình thức trau dồi vốn từ
H/s trả lời
? Giải thích nghĩa của các từ sau
- Bách khoa toàn thư:
- Bảo hộ mậu dịch
- dự thảo
- Đại sứ quán
- hậu duệ
- khẩu khí
- môi sinh
I- Sự phát triển về từ vựng
1. Ôn cách phát triển từ vựng
Điền nội dung vào vở theo sơ đồ
Phỏt triển về nghĩa
Phỏt triển về số lượng từ ngữ
Mượn từ ngữ nước ngoài
2 Tìm dẫn chứng minh hoạ
- Phát triển nghĩa: Chuột – dưa chuột – chuột (máy tính)
- Từ mới: Rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ, thị trường nhà đất, thị trường bất động sản, chung cư cao cấp , sách đỏ ....
- Từ mượn:
+ Tiếng Hán:
+ Tiếng nước ngoài: Cô-ta, mít tinh, máy Fax, lô-gô .....
3. Thảo luận
II. Từ mượn
1. Ôn khái niệm từ mượn
- Là từ vay mượn của tiếng nước ngoài
2. Chọn nhận định đúng
- Nhận định C
3* Giải thích
III. Từ Hán Việt
1. Ôn khái niệm về từ Hán Việt
- Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
2. Chọn quan niệm đúng 
Chọn b
IV Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1. Ôn khái niệm
- Thuật ngữ: Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học côn nghệ
 Đặc điểm của thuật ngữ
 . Một từ ngữ biểu thị một k/n và ngược lại
 . Không có tính biểu cảm
- Biệt ngữ xã hội: khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
2. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội
V. Trau dồi vốn từ
1. Ôn các hình thức trau dồi vốn từ
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ
2. Giải thích nghĩa
- Từ điển ghi đầy đủ kiến thức của các ngành
- Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường trong nước (thông qua thuế nhập khẩu)
- Bản thảo để đưa thông qua or thảo ra để thông qua
- Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Con cháu của người đã chết
- Khí phách con người toát ra từ lời nói
- Môi trường sống của sinh vật
HĐ3 Vận dụng 
- Củng cố: Nhắc lại các mục lớn về từ vựng
- HDVN: Làm bt 3 (136) Đọc trước: Nghị luận trong văn bản tự sự
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 15/10/10 Ngày giảng :
 Tiết 50
Nghị luận trong văn bản tự sự
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn bản tự sự. Hiểu được thế nào là yếu tố nghị luạn trong văn bản tự sự, ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong VBTS
2. Kĩ năng 
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
3. Thái độ 
B – Kĩ năng sống được giỏo dục
- Kĩ năng tự nhậ thức: về yếu tố nghị luận trong VBTS
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: sử dụng yếu tố nghị luận trong VBTS
- Kĩ năng tư duy sỏng tạo: vận dụng để kết hợp yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
C- Phương phỏp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương phỏp/kĩ thuật dạy học: Đọc sỏng tạo, động nóo, hỏi và trả lời
- Phương tiện dạy học: SGK
D – Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 9A /45 9 B /38 9C /34
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới
HĐ 1: KĐ 
 ở tiết trước các em đã tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một yếu tố khác: Yếu tố nghị luận trong VBTS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khỏm phỏ và kết nối
GV cho HS tìm hiểu 2 đoạn trích a và b
Đoạn trích a
GV cho Hs đọc đoạn trích
- Đọc lại khái niệm nghị luận
? Xác định câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích
GV: Đây là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo. Nó như một cuộc dối thoại ngầm với chính mình, để thuyết phục mình rằngvợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận
? Ông giáo đã đưa ra các luận điểm nào và lập luận như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời
? Tìm những từ ngữ, câu mang tính chất nghị luận
GV cho H/s đọc đoạn b
 Hình thức nghị luận như một phiên toà
- Kiều là Quan toà
- Hoạn Thư là bị cáo
? Lập luận của Thuý Kiều
- Xưa nay đàn bà dẽ có mấy người như mụ
- Càng gây tội ác nhiều thì càng chịu tội nặng ( Câu khẳng định càng ...càng)
? Lập luận của Hoạn Thư
 H/s trao đổi, thảo luận
? Dấu hiệu của và đặc điểm của lập luận trong văn bản tự sự? Sử dụng các loại câu nào, từ ngữ nào?
 Tỏng kết
? Thé nào là nghị luận trong VBTS. Tác dụng của yếu tố nghị luận?
HĐ 3 Luyện tập
Gv Cho h/s đọc yêu cầu bài tập
Suy nghĩ và trả lời
Lập luận của Hoạn Thư như thế nào. Tóm tắtnội dung lí lẽ
I Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1. Tìm hiểu đoạn trích
Đoạn a
- Nêu vấn đề: Nếu không cố tìm hiểu những người xung quanh thì luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác
- Phát triển vấn đề : Vợ tôi không ác, sở dĩ ích kỉ tàn nhẫn là vì thị khổ quá rồi
+ Khi người ta đau – chỉ nghĩ đến cái chân đau
+ Khi người ta khổ: không nghĩ đến ai
+ Bản tính tốt của người ta bị những nỗi ích kỉ, buồn đau che lấp đi mất
- Kết thúc
 Ông giáo chỉ buồn không nỡ giận
- Hình thức: Dùng kiểu câu phán đoán 
 nếu ..... thì
 Đoạn b:
- Lập luận của Hoạn Thư
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình ( lẽ thường)
+ Tôi đối xử tốt với cô(Kể công ) 
+ Tôi và cô cũng trong cảnh chồng chung vợ chạ - chắc gì ai nhường ai
+ Nhận tội và đề cao Kiều
 Kiều rơi vào tình huống khó xử
“Tha ra thì cũng may đời – Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen”
- Buộc người đọc người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó. 
- Kiểu câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu ... thì, không những .... mà còn, .....
 - Từ: Tại sao, thật vậy
Ghi nhớ SGK (138)
II Luyện tập
 1. BT1
- Lời của ông giáo
- Thuyết phục ai? Chính mình
- Về điều gì?
2. BT 2
 Hoạn Thư đã lập luận để chuyển vị trí: Từ bị cáo –người đồng cảnh ngộ – nạn nhân của chế độ đa thê, kể công trạng của mình với Thuý Kiều rồi lại nhận hết tội về mình và chờ sự khoan dung của Thuý Kiều
HĐ4 Vận dụng
- Củng cố: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
 GV đọc cho h/s một số đoạn văn nghị luận điển hình Văn học và tuổi trẻ ...
 Một cuộc đối thoại giữa cô sinh viên nghèo, không gia đình với cậu ấm con nhà giàu, đua xe, bạn gái chết, cậu thì cụt cả hai chân, giờ sống trong cơn thịnh nộ và tuyệt vọng. Mẹ cậu đã thuê cô sinh viờn chăm sóc cậu, cô nhận lời để láy tiền ăn học:
... “ Hôm nay có mấy kiểu chết trên báo, cậu chọn kiểu nào? Nhảy từ cafe 33 tầng vào sinh nhật lần thứ 21. Hỗn chiến tại quán bia, bị đâm. Một nữ sinh 17 tuổi băng qua đường sắt bị tàu đụng...”
- Toàn ghê rợn! Gã nhăn mặt.
- Làm gì có cái chết dịu dàng! Để có cái chết phải băng qua đau đớn.
..... Cô phải làm gì nếu mai cô chết ? Gã hỏi lại
- Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để mai tôi vẫn sống. Một ngày là một cuộc chiến
- Giá nghèo như cô, tôi sẽ không bất hạnh như thế này. Không có xe để đua, không có tiền để đốt đời mình
- Tại cậu chưa nếm mùi nghèo khổ đó thôi! Tàn bạo, khốc liệt lắm, cuốn trôi bao ước mơ, đè bẹp bao số phận. Nhưng khi thừa mứa quá, nỗi đau trong tim còn dữ dội hơn cả đói.”
 ( Một cuộc đua – Quế Hương)
 “ Nhưng thôi anh Kim ạ. Nghĩ ngợi làm gì nữa? ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao dược? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giỏ người ta có thể nghĩ đến mình, mà chẳng thiệt đến ai”
 (Mua nhà - Nam Cao)
 5. HDVN: Soạn Đoàn thuyền đánh cá
Ngày thỏng năm 2010
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Ren ki nang song.doc