Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 65: Ông Đồ

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 65: Ông Đồ

ÔNG ĐỒ

 “Vũ Đình Liên”

A./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Giúp Học sinh cảm nhận được tình cảm tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét văn hoá cổ truyền

 - Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.

B./ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- SGK Ngữ Văn 8 tập 2

- Sách GV Ngữ văn 8 tập 2

- Một số sách tài liệu tham khảo

2. Học sinh:

- Soạn bài

- SGK Ngữ Văn 8 tập 2

- Dụng cụ học tập

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 65: Ông Đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65:
Văn bản:
ÔNG ĐỒ
 “Vũ Đình Liên”
A./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	-Giúp Học sinh cảm nhận được tình cảm tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét văn hoá cổ truyền
	- Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.
B./ CHUẨN BỊ :
 Giáo viên:
SGK Ngữ Văn 8 tập 2
Sách GV Ngữ văn 8 tập 2
Một số sách tài liệu tham khảo
 Học sinh:
Soạn bài
SGK Ngữ Văn 8 tập 2
Dụng cụ học tập
C./ LÊN LỚP:
	 1. Ổn định: ( 5 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy đọc lại hai đoạn thơ đầu của bài thơ Nhớ rừng và cho biết nội dung nói đến của hai đoạn thơ đó ?
 - Vì sao tác giả mược “ Lời con hổ ở vườn bách thú” việc mượn như vậy nó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ?
3. Bài mới:
 - Giới thiệu: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Đây là những món ăn về vật chất cũng như về tinh thần của người Việt Nam trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, thú chơi câu đối ngày nay đã không còn là một thú chơi được nhiều người ưa chuộng nữa. Vì vậy, hình ảnh ông đồ xưa cũng dần quên lãng theo thời gian. Để hiểu hơn về điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
ØHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
(10 phút)
H. em hãy cho biết đôi nét về nhà thơ ?
H. Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
ØHoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu chú thích 1 – 6 trong SGK. (10 phút).
Gv: đọc tác phẩm sau đó gọi Hs đọc lại và nhận xét.
 ( Yêu cầu khi đọc tác phẩm: Giọng chậm ngắt nhịp 2/3, hoặc 3/2. hai khổ dầu phấn khởi nhưng chậm, buồn. hai khổ 3,4 càng chậm, xúc động. Giọng bâng khuâng ở khổ cuối)
H. Qua việc tìm hiểu bài thơ ở nhà, em hãy cho biết bài thơ có bố cục mấy phần?
ØHoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích tác phẩm. (10 phút)
H. Em hãy cho biết, ông đồ thường xuất hiện ở trong thời gian nào và ở đâu?
H. Thái độ của mọi người xung quanh đối với ông đồ như thế nào?
H. Với những hình ảnh trên thì em thấy Ông đồ có giá trị như thế nào đối với việc sắm sửa trong ngày tết của người dân.?
GV bình: Như vậy, với hai khổ thơ đầu ta thấy ông đồ đã hiện lên đẹp đẽ biết bao, đấy là một thời vàng son của ông, ông được mọi người kính trọng ngưỡng mộ với tài hoa của mình. Nhưng liệu hình ảnh Ông đồ có lưu đọng mãi trong long người dân hay không, đến với hai khổ thơ tiếp theo ta sẽ thấy điều đó.
GV: Gọi HS đọc hai khổ thơ tiếp theo.
H. Em hãy so sánh hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu với khổ thơ 3,4 để thấy được sự biến đổi hình ảnh của ông theo thời gian. Đó là sự biến đổi gì?
H. Em thấy sự biến đổi này diễn ra với tốc độ như thế nào? Vì sao lại có sự biến đổi như vậy?
H. Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” gợi cho em cảm tưởng điều gì? Biện pháp nghệ thuật nào được dùng ở đây?
H. Hai câu thơ “ lá vàng rơi trên giấy – Ngoài trời mưa bụi bay” là tả cảnh hay tả tình?
GV bình: Hai câu thơ là sự minh hoạ rất chuẩn cho các khái niệm mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình. Hình ảnh lá vàng rơi vốn đã gây nên sự buồn bã, lại rơi trên những tờ giấy viết câu đối của ông đồ. Vì ế khách mà dẫu lá vàng có rơi trên giấy của ông, ông bỏ mặc Ngoài trời mưa bụi bay, một hình ảnh sầu não, chỉ là mượn bụi bay rất nhẹ, vậy mà lạnh lẻo, ảm đạm tới buốt giá.
“Thanh minh thời tiết vũ phân phân – Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn”
( Thanh minh lất phất mưa phùn – Khánh đi đương thấm nỗi buồn xót xa)
“Đỗ Phủ”
H. Qua 4 khổ thơ đầu, em có nhận xét gì về biện pháp được dung ở đây?
H. Em có nhận xét gì về cánh xưng hô của tác giả đối với nhân vật?
GV: Gọi HS đọc khổ thơ cuối
H. Ở khổ thơ này em thấy hình ảnh ông đồ còn xuất hiện nữa không?
H. Hai câu cuối em thấy tình cảm của tác giả đối với ông đồ như thế nào?
H. Ở câu cuối là một câu hỏi, nhưng câu hỏi ở đây có gì đặc biệt?
H. Qua bài thơ em hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã dùng?
ØHoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết (10 phút)
GV: Gọi HS đọc lại ghi nhớ ở SGK từ 2 – 3 lần
(Hs đọc phần chú thích ¬trong SGK trang 9)
F Vũ Đình Liên (1913 -1996), quê ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới. Ngoài ra ông còn là một nhà nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.
F Bài thơ Ông đồ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên
(Hs đọc tác phẩm và chú thích trong SGK)
FHS đọc tác phẩm theo sự hướng dẫn của GV.
F Bài thơ có bố cục 3 phần
 - Phần 1: Hai khổ đầu ð Hình ảnh ông đồ thời Hoàng kim.
 - Phần 2 : Hai khổ tiếp theo ðHình ảnh ông đồ thời lụi tàn.
 - Phần 3 : Khổ thơ cuối ð tình cảm của tác giả đối với ông đồ.
(Hs đọc 2 khổ thơ đầu )
F Ông thường xuất hiện vào dịp tết đến xuân về, ông thương bày mực giấy ra hè phố để viết câu đôi.
F Mọi người yêu thích chữ Hán và phong tục chơi câu đôi vào ngày Xuân. Họ khen ngợi sự tài hoa của ông với nét bút “ Phượng múa rồng bay của ông”. Do vậy mà có rất nhiều người thuê viết “Bao nhiêu người thuê viết”.
F Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý, ông là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. Sự có mặt của ông đã làm cho ngày tết thêm tưng bừng vui vẻ biết bao.
(Hs đọc 2 khổ thơ tiếp theo)
F Vẫn cảnh vật ấy, thời gian ấy, con người ấy nhưng ở đây người thuê viết câu đối đã vắng dần, vắng dần. Cuộc đời đã khác với xưa.
F Sự biến đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ từ không gấp gáp, đột ngột. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là vì, trong thời gian này chế độ thi cử chữ Hán đã bãi bỏ, trẻ con không học chữ Hán nữa mà chuyển sang học chữ Quốc Ngữ, PhápChữ Nho không còn giá trị, ông đồ cũng bị gạt ra khỏi cuộc đời. Ông đồ lẻ loi, ngồi buồn bã với những vật vô tri vô giác “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu”
F Nỗi cô đơn buồn tuổi của ông đồ đã lan sang những vật vô tri vô giác, khiến cho giấy bày ra đấy nhưng màu đỏ của nó đã trở thành vô duyên, nghiêng mực cũng vậy, không hề được chiếc bút long chấm vào nên đọng lại bao hờn tuổi.
 - Biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
F Câu thơ có tả cảnh nhưng chính là nói nên nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, là miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh.
F Thể thơ 5 chữ phù hợp với tâm trạng buồn thương hoài cổ
- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh tương phản ð làm nổi bật về số phận thay đổi của ông đồ
- Nghệ thuật nhân hoá rât đặc sắc.
F Ông đồ - ông đồ già – ông đồ xưa ð Kiểu kết cấu tương ứng chặt chẽ từ đầu đến cuối.
(Hs đọc 2 khổ cuối cùng)
F Hình ảnh ông đồ không còn xuất hiện nữa, ông đã hoàn toàn vắng bong. Ông đã bị xoá sổ hẳn rồi.
F Là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng của “ông đồ xưa”. Nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người “muôn năm cũ” sẽ không bao giờ còn thấy nữa.
F Là câu hỏi không có câu trả lời ð gieo vào lòng người đọc nhưng niềm thương cảm khôn nguôi, tiếc nuối không dứt.
F Thể thơ ngũ ngôn ð phù hợp với tâm tình sâu lắng của bài thơ
- Kết cấu giản gị, cảnh tượng tương phản ð làm nổi bật hơn sự tàn tạ của ông đồ
- Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, hàm súc.
(Hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 30)
I./ Tìm hiểu chung:
Tác giả : SGK/ tr.9
Tác phẩm: SGK/ tr.9
II./ Tìm hiểu tác phẩm:
Đọc – chú thích:
Bố cụ bài thơ:
- Bài thơ có bố cục ba phần.
Phân tích tác phẩm:
 a. Hình ảnh ông đồ thời Hoàng Kim.
 - Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.
 b. Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn.
 - Cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. 
 - Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấm bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. 
 - Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẻo như lòng ông.
 ­ F Biện pháp nghệ thuật nhân hoá, miêu tả, tương phản rất đặc sắc.
 c. Tình cảm của tác giả đối với ông đồ.
 - Là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng của “ông đồ xưa”.
III./ Tổng kết: (Ghi nhớ SGK trang 10 )
Củng cố:
Qua bài thơ, em thích khổ thơ nào nhất? vì sao?
Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật cũng như nội dung của bài thơ?
Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ, nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Soạn bài “câu nghi vấn” theo SGK
 - Chú ý: Các ví dụ trong bài, sạon theo yêu cầu SGK.
@ NGƯỜI SOẠN GIÁO ÁN
Nguyễn Hoài Ân

Tài liệu đính kèm:

  • docOng Do(1).doc