Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 71, 72: Chiếc lược ngà

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 71, 72: Chiếc lược ngà

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 - Nguyễn Quang Sáng -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nhệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 - Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 71, 72: Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 . Bài 15, 16.
Chiếc lược ngà. 
Ôn tập Tiếng việt. 
Kiểm tra Tiếng việt.
Ôn tập Tập làm văn.
Tiết 71:	Văn bản.	 Ngày dạy: 19 /11/08
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 - Nguyễn Quang Sáng -
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nhệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 - Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Tóm tắt truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân. Nêu hiểu biety61 của em về sự chuyển biến tình cảm của ông Hai trong truyện?
 b. Đáp án:
 - Tóm tắt đủ ý: ( 5 đ )
 - Nêu dược những ý chính về sự chuyển biến trong tình cảm của nhân vật như: yêu làng -> khoe, tự hào -> đau đớn, tủi hổ, thù làng -> vui sướng, hả hê( 5 đ )
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Em hiểu gì về xuất xứ tác phẩm?
 + Tác phẩm được viết 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Hướng dẫn đọc và tóm tắt.
- Giới thiệu phần đầu của truyện (cô giao liên tên Thu  mà người kể chuyện tình cờ gặp)
- Đọc mẫu một đoạn.
 (Giọng đọc thể hiện ở các tình huống khác nhau) 
 + Đọc tiếp 
- Tích hợp:
- Tìm những từ ngữ thuộc phương ngữ Nam Bộ. tác dụng?
- Hãy tóm tắt truyện 10 -> 15 câu.
+ Tóm tắt. 
- Hướng dẫn HS tóm tắt, chú ý các ngôi kể, lời kể, đề tài, nhân vật, thể loại
- Truyện tạo mấy tình huống ? Nêu mục đích của mỗi tình huống?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tich tình cảm của bé Thu.
- Đọc lại tình huống khi anh sáu mới về nhà và bé Thu không nhận anh là cha.
- Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận ra anh là cha?
- Chỉ ra diễn biến tâm lí diễn ra trong lòng cô bé?
- Những phản ứng tâm lí đó của Thu diễn ra trong mấy hoàn cảnh cụ thể? Phân tích tâm lí của Thu trong từng hoàn cảnh đó?
- Vì sao bé Thu có phản ứng đó? Có phải em hỗn láo với cha không?
+ Tìm chi tiết  nêu diễn biến tâm lí của cô bé diễn ra tự nhiên (Vì chiến tranh xa cách, cha vồ vập, vui mừng, muốn gần con -> vết thẹo -> Bé Thu ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách -> bị đánh -> bỏ về ngoại )
- Qua đó em thấy Thu là con người như thế nào?
Tiết 72. ( Ngày dạy: 22 / 11 /08 )
* Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích thái độ của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha.
+ Đọc đoạn văn miêu tả buổi sáng anh Sáu lên đường với giọng điệu xúc động .
- Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường thái độ và hành động của bé Thu thay đổi thế nào ?
+ Tìm những chi tiết thay đổi, so sánh với hoàn cảnh trước để đánh giá: khuôn mặt, hành động đối lập trái ngược.
- Hãy hình dung và phân tích tâm trạng tình cảm của Thu khi gọi và ôm ba? Vì sao bé Thu có sự thay đổi đó?
- Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào?
+ Tình cảm dồn nén được bùng ra mãnh liệt trong hối hả, cuống quýt xen lẫn sự ân hận -> chứng kiến rơi nước mắt xúc động.
- Hãy bình cái hay của câu văn “Nó hôn ba nó khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.
+ Bình:( Theo cảm nhận riêng)
- Hãy lí giải tâm trạng của người kể chuyện “Như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”?; Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật?
- Em hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích?
+ Cách xây dựng nhân vật đôïc đáo, am hiểu tâm lí trẻ -> cô bé có cá tính .
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu tình cha con.
- Đọc đoạn đầu và đoạn sau :Sau đó hai chúng tôi  đến hết”
 - Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu đối với con?
 + Trong chuyến về thăm nhà?
 + Khi ở căn cứ?
- Nêu suy nghĩ của em về tình cảm ấy?
- Tìm những chi tiết tiêu biểu ->Nêu suy nghĩ : trân trọng và khâm phục.
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống của người lính?
+ Bình: Chiến tranh có thể giết chết con người, gây bao mất mát đau thương -> không thể chia cắt được tình cảm cha con sâu nặng.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và tình huống?
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Truyện ngắn này đã gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình người trong chiến tranh?
+ Khái quát kiến thức.
* Hoạt động 7: Hướng dẫn luyện tập
- Đóng vai ông Sáu kể lại cảnh gặp gỡ cuối cùng của hai cha con?
+ Lên bảng đóng vai lể lại.
I. Giới thiệu chung:
 (Sgk)
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – chú thích:
2.Tóm tắt:
3. Phân tích:
 a. Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà.
 * Trước khi Thu nhận ông sáu là cha:
- Khi anh Sáu định ôm hôn.
 + Hoảng hốt.
 + Tái mặt bỏ chạy, thét lên.
->Ngờ vực, lảng tránh.
- Khi mẹ bảo mời ba vào ăn cơm:
 + Nói trổng.
 + Không nhờ chắt cơm.
 + Hất trứng cá.
- Khi bị đánh:
 + Bỏ sang ngoại.
 + Khua dây lòi tói rổn rảng.
 ->Lạnh nhạt, ương ngạnh, bất cần.
-> Diễn biến tâm lí tự nhiên, cá tính mạnh mẽ.
 =>Tình cảm sâu sắc, chân thật với cha.
 * Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha:
- Khi nghe ngoại giải thích: Nằm im, lăn lộn, thở dài.
->Ân hận và nuối tiếc.
- Thái độ khi gặp ba:
 + Khuôn mặt sầm lại.
 + Đôi mắt mênh mông.
- Hành động: 
 + Gọi thét lên “ba”
 + Chạy xô tới, thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ.
 tóc
 cổ
 Hôn vai
 vết 
 thẹo dài. 
 + Hai tay xiết chặt cổ, dang cả hai chân, vai run run.
- Sự hối hả, cuống quýt.
->Tình huống đột ngột, đối lập, am hiểu tâm lí trẻ.
 =>Tình cảm với cha sâu sắc, mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng hồn nhiên, ngây thơ.
b. Tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu. 
- Trong chuyến về thăm nhà: 
 + Háo hức gặp để ôm con vào lòng.
 + Suốt ngày quanh quẩn 
- Khi ở khu căn cứ:
 + Ân hận...
 + Kiếm ngà, cưa từng chiếc răng thận tọng, tỉ mỉ.
 + Gò lưng, tẩn mẩn khắc chữ.
- Hi sinh không kịp 
->Tình huống bất ngờ.
=>Tình cha con thắm thiết, sâu nặng, thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học: - Nắm vững nội dung nghệ thuật của truyện. 
 - Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu .
 b. Chuẩn bị: Ô n tập Tiếng việt phần 1,2,3 sgk/190,191, Lập sơ đồ: 
Các phương châm hội thoại
Khái niệm
Ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • doct 71, 72.doc