Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 75, 76: Ôn tập tập làm văn ôn tập kiểm tra thơ và truyện hiện đại

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 75, 76: Ôn tập tập làm văn ôn tập kiểm tra thơ và truyện hiện đại

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh .

 - Nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung; tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập Làm Văn lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. Biết hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.

 - Tự hào về những thành tựu cơ bản của thơ hiện đại qua từng chặng đường văn học.

 - Rèn kĩ năng phân nhóm kiến thức, phân tích, phát biểu cảm nghĩ vè nhân vật, chủ đề

 II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng )

 2. Kiểm tra: Kể tên các văn bản đã học từ lớp 6 -> lớp 9 và nêu đặc điểm từng văn bản?

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 75, 76: Ôn tập tập làm văn ôn tập kiểm tra thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75:	Tập làm văn	 Ngày dạy: 25/ 11 / 08
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Học sinh .
 - Nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung; tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập Làm Văn lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. Biết hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.
 - Tự hào về những thành tựu cơ bản của thơ hiện đại qua từng chặng đường văn học.
 - Rèn kĩ năng phân nhóm kiến thức, phân tích, phát biểu cảm nghĩ vè nhân vật, chủ đề
 II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng) 
 2. Kiểm tra: Kể tên các văn bản đã học từ lớp 6 -> lớp 9 và nêu đặc điểm từng văn bản?
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập các kiểu văn bản và các phương thức đã học. 
- Nêu một số câu hỏi:
Câu 1: Phần Tập làm văn trong Ngữ Văn lớp 9 có những nội dung lớn nào? - Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
Câu 2:Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? Cho một số ví dụ cụ thể?
Câu 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác văn bản tự sự ở chỗ nào?
Câu 4: Thế nào là đối thoại? Độc thoại và đối thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào?
Câu 5: Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
Câu 6: Có mấy ngôi kể trong văn bản tự sự? Nhận xét vai trò của mỗi ngôi kể?
+ Lần lượt lên bốc thăm và trình bày lại kiến thức đã chuẩn bị ở nhà. 
+ Các tổ khác lắng nghe và bổ sung
- Tuyên dương cho điểm những em trình bày tốt. - Các nội dung đã học ở lớp 9 về văn bản tự sự có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở lớp dưới?
+ Nội dung TLV vừa lặp lại, vừa nâng cao cả kiến thức lẫn kĩ năng.
+ Trình bày nội dung liên quan.
- Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luậnmà vẫn gọi đó là văn bản tự sự?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
- Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm?
- Tìm một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận?
-Tìm một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận?
+ Tìm các văn bản ở lớp 9 HKI 
- Giới thiệu thêm đoạn : “Cổng trường mở ra” của Lí Lan qua đoạn: “Thức sự mẹ không lo lắng  đi trên con đường dài và hẹp”
- Tìm đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, thảo luận theo nhóm (5’) chỉ định một số em lên trình bày.
độc thoại nội tâm?
- Gợi ý HS tìm trong văn bản “Làng” của Kim Lân và văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
* Tiết 76: ( Ngày dạy: 26 /11/ 08 )
* Hoạt động 3: Ôn tập kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
* Thơ hiện đại:
I. Các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt có liên quan đến lớp 9:
 1. Thuyết minh.
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả .
- Thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích.
Ví dụ: Thuyết minh một ngôi chùa.
 2. Một số đặc điểm cần chú ý về văn miêu tả và thuyết minh.
Miêu tả
Thuyết minh
- Có hư cấu, tưởng tượng
- Dùng so sánh, liên tưởng.
- Ít dùng số liệu, chi tiết cụ thể.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu 
- Đa nghĩa.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng.
- Đảm bảo tính khách quan , khoa học, ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống, cuộc sống, văn hoá, khoa học.
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.
-Đơn nghĩa 
 3. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 4. Tự sự.
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Tự sự kết hợp với nghị luận.
 5. Ngôi kể.
- Kể theo ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất
 Những nội dung có liên quan:
Câu 7: Miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong tự sự.
Câu 8: Trong văn bản tự sự có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì: 
+ Các yếu tố trên chỉ hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính.
+ Gọi tên văn bản -> căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
+ Thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một hình thức biểu đạt.
II. Luyện tập:
Câu1: 
- Đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm: “Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi  khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”
 (Làng của Kim Lân)
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
“Vua Quang trung cưỡi voi  chớ bảo ta không nói trước”
 (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái)
- Đoạn văn sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
“Lão không hiểu tôi cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ”
 (Lão Hạc – Nam cao )
Câu 2: Đoạn văn: 
“Có người hỏi  nhục nhã thế này”
 (Làng –Kim Lân)
III. Ôn tập thơ và truyện hiện đại.
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Thời gian
Thể thơ
Nội dung chính
Đặc sắc nghệ thuật
1
 Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Vẻ đẹp chân thực, giản dị và tình đồng chí thiêng liêng, cao cả của anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp
Chi tiết hình ảnh tự nhiên, bình dị, gợi cảm.
2
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Ca ngợi con người lao động mới hăng say, tích cực giữa vũ trụ, thiên nhiên tráng lệ.
Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biên pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá.
3
 Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7 chữ, 
8 chữ
Tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người cháu đối với bà.
Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc tự sự và bình luận.
4
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Pham Tiến Duật
1969
Tự do
Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, lạc quan của người lính lái xe Trường Sơn.
Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, hình ảnh độc đáo, giọng thơ trẻ trung.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tự do
Tình yêu thương con lông trong tình yêu nước và khát vọng của bà mệ Tà ôi thời chống Mĩ.
Giọng thơ tha thiết, hình ảnh giản dị, gần gũi.
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Nhắc nhở thái độ “Uống nước nhớ nguồn”. Thuỷ chung với quá khứ.
Giọng tâm tình, hồn nhiên, hình ảnh gợi cảm.
* Truyện hiện đại:
 Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học.
- Chúng ta đã học những truyện hiện đại Việt Nam nào trong chương trình Ngữ văn 9?
- Tên tác giả? 
- Năm sáng tác? 
- Em hãy tóm tắt nội dung của những tác phẩm ấy? ( GV treo bảng phụ bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học – HS so sánh, đối chiếu với bài soạn của mình.)
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Nội dung
1
Làng 
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót,tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ SaPa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao SaPa. Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp,cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
Gv 
Hs 
Gv 
Hs 
Gv 
Hs
Gv 
Hs 
Gv
Hs
Gv
Hs
* Sắp xếp bài thơ đã học theo từng giai đoạn văn học.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào lịch sử đất nước để chia giai đoạn văn học.
- Treo bảng phụ 4 giai đoạn văn học cho Hs chơi “Ai nhanh hơn”.
+ Hs lên bảng ghép các tác phẩm (giấy) vào từng giai đoạn.
- Nêu các nội dung cơ bản của thơ từ sau 1945?
Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu từ các bài thơ đã học?
+ Hs làm nổi bật được hình ảnh của đất nước trong hai cuộc kháng chiến anh hùng và trong cuộc xây dựng đất nước.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chủ đề trong các bài thơ.
+ Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru, Con cò, mây và sóng?
+ Thảo luận theo nhóm (5’)
+ Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ trong các bài th: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
+ Trình bày tại chỗ.
* Hướng dẫn tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam trong 3 truyện ngắn đã học.
- Các tác phẩm truyện sau cách mạng tháng tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN trong giai đoạn đó?
* Thảo luận 5p: 
- Hình ảnh các thế hệ con người VN yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? 
- Hãy nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật? 
+ Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét
- Tổng hợp ý.
* Hoạt động 3: Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
( Tuỳ HS lựa chọn và phát biểu. Khuyến khích những tình cảm riêng, chân thành và sâu sắc )
II. Sắp xếp theo từng giai đoạn:
1. Từ 1945 -> 1954:
 Đồng chí.
 2. Từ 1954 -> 1964:
 Đoàn thuyền đánh ca, Bếp lửa,
3. Từ 1965 -> 1975:
 Khúc hát ru , Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 4. Sau 1975:
 Ánh trăng 
 => Phản ánh tư tưởng, tình cảm quê hương, đất nước, tình đồng chí, kính yêu Bác, tình cảm gắn bó bền chặt của mẹ con, bà cháu.
III. Tìm hiểu chủ đề:
 1. Tình cảm gia đình.
 Tình mẹ con, bà cháu đằm thắm, thiêng liêng.
 2. Người lính và tình đồng chí:
 - Điểm chung: Viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp, tính cách, tâm hồn.
IV. Nét chính về nội dung tác phẩm truyện Việt Nam.
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng
- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ SaPa 
=> Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào về đời sống xã hội và con người VN trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao: 
- Các nhân vật điển hình:
+ Ông Hai: Yêu làng lồng trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có ý nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
+ Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
=> Phẩm chất, tâm hồn cao đẹp: Yêu làng, yêu quê hương, đất nước, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, trọng nghĩa tình.
 4.Củng cố: 
 5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập: 
 - Tiếp tục sưu tầm những đoạn thơ trong các văn bản đã học có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, nêu tác dụng.
 - Viết đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận.
 b. Chuẩn bị:
 Gv: Bảng phụ ghi các ví dụ và lập sơ đồ.
 Hs: Kẻ bảng sơ đồ tổng hợp vào vở và đánh dấu vào ô trống thích hợp (chú ý kiểu văn bản chính sẽ không kết hợp với nhau, kiểu văn bản điều hành để trống

Tài liệu đính kèm:

  • doct 75,76.doc