PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
- Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định : 9a: / 36 ( Vắng )
2.Kiểm tra: Khi làm văn chứng minh em thường triển khai luận điểm theo cấu trúc loại đoạn văn nào?
Tiết 94: Tập làm văn Ngày dạy: 03/01/09 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp. - Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận. - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp. II. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : 9a: / 36 ( Vắng ) 2.Kiểm tra: Khi làm văn chứng minh em thường triển khai luận điểm theo cấu trúc loại đoạn văn nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới. Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv * Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. + Đọc ví dụ Văn bản “Trang phục” - Bài văn đã nêu dẫn chứng gì về trang phục? - Vì sao “Không ai” làm cái điều phi lí như tác giả đã nêu ra? Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người? - Quy tắc ăn mặc phải chỉnh thể, đồng bộ. - Hiện tượng (dẫn chứng) thứ nhất nêu ra điều gì? - Hiện tượng thứ hai nêu ra vấn đề gì? + Nêu các dẫn chứng cụ thể. - Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng? + Tác giả phân tích từng tình huống giả định để cho thấy có một sự ràng buộc bên trong. - Qua đó em hiểu thế nào là phép phân tích ? + Phân tích lập luận là trình bày từng bộ phận, phương diện bằng cách dùng các biện pháp như so sánh, đối chiếu, suy luận ->tìm ra ý nghĩa của các bộ phận ấy và mối quan hệ giữa chúng. - Câu “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của xã hội ” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? - Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không ? + Đó là câu khái quát toàn bài thâu tóm từng ví dụ cụ thể nêu trên. - Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên bài viết đã mở ra vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? - Nêu các quy định cái đẹp của trang phục như thế nào? - Gọi đó là phép tổng hợp. Vậy tổng hợp là gì? + Kết luận vấn đề. - Chốt lại: có hai phương pháp tổng hợp: cá thể, toàn thể. - Thế nào là phân tích và tổng hợp? + Đọc phần ghi nhớ . - Kết luận: Hai phương pháp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp ->có ý nghĩa. * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. + Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1,2,3,4 - Nêu yêu cầu thảo luận theo nhóm. Nhóm 1: Tác giả đã phân tích luận điểm bàng cách nào? Nhóm 2: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào? Nhóm 3: Em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong phép lập luận? Nhóm 4: Lí do chọn cách đọc sách? - Theo dõi, hướng dẫn. + Đại diện nhóm thuyết trình - lớp góp ý nhận xét. - Nhận xét cho điểm. I. Phép lập luận và phân tích tổng hợp: 1. Phân tích ví dụ: Văn bản “Trang phục” - Hiện tượng: ăn mặc không đồng bộ -> Quy tắc ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ. + Phù hợp với hoàn cảnh. + Phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng. => Phép lập luận: tách ra từng trường hợp để thấy “Quy luật ngầm của văn hoá” chi phối cách ăn mặc. - Câu: “Ăn mặc xã hội” -> Khái quát toàn bài, thâu tóm từng ví dụ nêu trên. - Câu cuối: Trang phục phù hợp với văn hoá, địa điểm, môi trường -> đẹp. 2. Ghi nhớ :(Sgk) IV. Luyện tập: Bài 1: Cách phân tích luận điểm của tác giả: - Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn. - Học vấn là của nhân loại à học vấn của nhân loại do sách truyền lại à sách là kho tàng của học vấn. => Phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố.( Sách – nhân loại – học vấn) - Phân tích đối chiếu: nếu không đọc, nếu xoá bỏ à nhấn mạnh tầm quan trọng của đọc sách với việc nâng cao học vấn. Bài 2: Lí do chọn sách đọc: - Đọc không cần nhiều mà cần tinh, kĩ. - Sách có nhiều loại (sách chuyên môn, sách thường thức, không chọn dễ lạc). - Các loại sách ấy liên quan với nhau. Bài 3: Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách: - Không đọc không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể. Bài 4: Vai trò của phân tích trong lập luận: - Phương pháp phân tích là rất cần thiết trong bài nghị luận. 4. Củng cố: Mối quan hệ giữa phép phân tích và tổng hợp? 5. Hướng dẫn – dặn dò: a. Bài học: - Nắm được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp. -Viết đoạn văn ngắn phân tích những tác hại của việc lười học. b. Chuẩn bị: Luyện tập và phân tích tổng hợp Đọc kĩ các đoạn văn a,b/11 và cho biết người viết sử dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào ? Phân tích bản chất lối học đối phó đệ nêu lên tác hại. ***********************
Tài liệu đính kèm: