Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ

Tiết 96: Văn bản. Ngày dạy: 06/01/09

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 - Nguyễn Đình Thi -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 - Rèn kỹ năng phân tích một văn bản nhật dụng.

II. Chuẩn bị: Chân dung Nguyễn Đình Thi

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a: / 36(Vắng )

 2. Kiểm tra: Em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách? Nêu tác dụng của việc đọc sách qua một tác phẩm cụ thể?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 . Bài 19.
Tiếng nói của văn nghệ. 
Các thành phần biệt lập.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 96:	Văn bản.	 Ngày dạy: 06/01/09
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 - Nguyễn Đình Thi - 
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
 - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
 - Rèn kỹ năng phân tích một văn bản nhật dụng.
II. Chuẩn bị: Chân dung Nguyễn Đình Thi
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: / 36(Vắng ) 
 2. Kiểm tra: Em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách? Nêu tác dụng của việc đọc sách qua một tác phẩm cụ thể?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Gv
Hs
Gv
HS
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chân dung tác giả
- Nêu vắn tắt vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?
+ Quê ở Hà Nội , hoạt động văn nghệ đa dạng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
+ Đất nước, Vỡ bờ 
- “Tiếng nói của văn nghệ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Đọc mẫu một đoạn sau đó học sinh đọc tiếp.
+ Xem các chú thích 1,2,6,9.
- Cấu trúc văn bản được chia làm mấy phần? 
Tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản? 
+ Bố cục có ba phần tương ứng với ba luận điểm: 
 + Nội dung tiếng nói văn nghệ.
 + Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống.
 + Khả năng cảm hoá, lôi cuốn của văn nghệ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích phần 1
- Em hiểu gì về nhan đề của văn bản ?
+ Vừa khái quát, vừa gợi sự gần gũi.
+ Đọc luận điểm. 
- Luận điểm được triển khai theo cách lập luận nào? Chỉ ra trình tự của lập luận ấy?
+ Từ phân tích đến tổng hợp.
- Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ?
- Mỗi nội dung ấy tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ?
+ Dùng dẫn chứng: Truyện Kiều và An-na Ca-rê-nhi-a để phân tích .
- Hãy lấy một tác phẩm văn học cụ thể đã để lại lời nhắn gửi sâu sắc cho em?
+ Chiếc lược ngà: Tình cảm cha con thiêng liêng, cao cả.
- Nội dung tiếng nói thứ hai của văn nghệ được trình bày ở đoạn 2 như thế nào? Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn?
+ Tìm câu khái quát nhất.
- Cách phân tích này có khác gì đoạn trước?
+ Lập luận phản đề.
- Em nhận thức được điều gì từ hai ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm văn nghệ?
+ Nội dung của tiếng nói văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động; là đờisống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ .
- Khái quát: Có thể coi đó là một sự đồng sáng tạo của người đọc với người nghệ sĩ -> phân tích thêm bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để học sinh nhận rõ.
Tiết 97 ( Ngày dạy: 07/01/09 )
* Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích phần 2.
+ Đọc luận điểm 2 
- Tìm câu văn nêu lên luận điểm? Cách lập luận của đoạn văn?
+ Lập luận theo lối diễn dịch: Khái quát -> chi tiết, phương pháp nghị luận phân tích và chứng minh.
- Nguyễn Đình Thi đã đã chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống?
- Em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ phân tích dẫn chứng của tác giả?
+ Ngôn ngữ trữ tình, thiết tha.
- Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào?
+ Hoàn cảnh rất đặc biệt khắc nghiệt ->dễ gây ấn tượng.
- Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?
+ Khô cằn, bi quan.
Văn nghệ giúp chúng ta đời sống như thế nào?
- Qua đọc sách hãy phân tích một số tác phẩm văn nghệ cụ thể.
+ Lấy ví dụ phân tích.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích phần 3.
+ Đọc luận điểm 3.
- Tác giả lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá?
- Lấy dẫn chứng minh hoạ tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm yêu – ghét? 
+ Lấy dẫn chứng: Khi đọc Truyện Kiều có thể vui – buồn với Thuý Kiều hay căm ghét Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến.
- Khi xem một bộ phim hay tâm trạng của em như thế nào?
- Tiếng nói của văn nghệ đối với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?
-Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào?
-Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào? Bằng cách gì?
+ Nghệ thuật đến với người đọc bằng con đường tình cảm -> thấm vào từng cảm xúc, nỗi niềm.
- Hãy giải thích câu “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”?
+ Lấy ví dụ phân tích.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
+ Nhận xét về bố cục, cách viết, giọng văn: Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn tự nhiên, cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng cụ thể
- Qua đó em hãy nêu vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người?
+ Khái quát đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.
- Lấy tác phẩm cụ thể phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm ấy với bản thân?
+ Đứng tại chỗ phân tích ý nghĩa.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: ( Sgk)
 2. Tác phẩm:
 - Viết 1948
 - Trích từ “Mấy vấn đề văn học”
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích 
2. Bố cục: Có ba luận điểm 
3. Phân tích:
 a. Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tại.
- Người nghệ sĩ gửi vào cách nhìn, lời nhắn nhủ: tư tưởng, tấm lòng.
- Tác phẩm không cất lên lời thuyết lí khô khan.
 + Chứa đựng tình cảm say sưa, yêu, ghét, vui, buồn, mơ mộng.
-> Khiến ta rung động, ngỡ ngàng.
- Nội dung:
+ Hiện thực cụ thể, sinh động.
+ Đời sống tình cảm của con người.
-> Dẫn chứng cụ thể, sinh động.
=> Văn nghệ là sự đồng sáng tạo của người nghệ sĩ và người đọc. 
b. Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người.
 Văn nghệ giúp con người:
 + Có cuộc sống đầy đủ, phong phú hơn.
 +  là sợi dây buộc chặt họ với cuộc sống bên ngoài
- Làm tươi mát sinh hoạt khắc 
khổgiúp họ vui, biết rung cảm, ước mơ.
 -> Ngôn ngữ trữ tình tha thiết.
=> Giúp con người biết khám phá thế giới kì diệu trong chính tâm hồn mình. 
c. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. 
 * Con đường: 
 Nghệ thuật:
 + Không đứng ngoài trỏ vẽ
 + Vào đốt lửa trong lòng
 + Chúng ta tự bước lên
* Khả năng kì diệu: 
 + Tư tưởng thấm sâu, hoà vào cảm xúc.
 + Người đọc sống cùng nhân vật, nghệ sĩ.
 + Con người tự nhận thức và tự xây dựng mình.
-> Giọng văn chân thành, say sưa.
=>Văn nghệ thực hiện chức năng một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền sâu sắc.
III. Tổng kết.
 * Ghi nhớ: (Sgk)
IV. Luyện tập: 
 Ví dụ: Phong cách Hồ Chí Minh, Truyện Kiều.
4. Củng cố: Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập: Tiếp tục tìm và phân tích những tác phẩm văn nghệ có giá trị đã được học
 ( vẽ, tượng, thơ, truyện) 
 b. Chuẩn bị: Chuẩn bị “ Các thành phần biệt lập” Chú ý phần in đậm và vai trò của nó trong câu: 
+ Xét xem các thành phần in đậm đó có tham gia diễn đạt sự việc ở rtong câu không?
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng phụ và một viết lông.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 96 - 97.doc