Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Phù Ninh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Phù Ninh

Tiết 1+2 Đọc - Hiểu văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I- MỤC TIÊU:

- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.

- Rèn kỹ năng Đọc, hiểu, văn bản nhật dụng

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II- CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh

- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.

 

doc 165 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 03/09/2007
Ngày giảng: 05/09/2007
Tuần1- Bài 1:
Kết quả cần đạt
* Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
* Nắm được các phương trâm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
* Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Tiết 1+2 Đọc - Hiểu văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh
I- Mục tiêu:
- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
- Rèn kỹ năng Đọc, hiểu, văn bản nhật dụng
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh
- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.
III- Tiến trình trên lớp
 1. ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
 3. Hoạt động dạy - học
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
*Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Nêu tác giả và xuất xứ của đoạn trích?
- Đoạn văn bản được trích "Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà.
I- Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả và xuất xứ
? Đọc văn bản (Đọc rõ ràng, mạch lạc)
- Học sinh đọc bài
? Trong văn bản có những thuật ngữ nào chưa hiểu?
2. Đọc và tìm chú thích
? Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào và thuộc loại văn bản nào đã học (tích hợp)
- Văn bản viết theo lối văn chính luận thuộc văn bản nhật dụng: Nói về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và đại ý của từng phần
- Văn bản gồm 2 phần:
1/. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
2/. Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của HCM
3/. Bố cục
- Phần 1: đoạn 1
- Phần 2: 2 đoạn cuối.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản
? Bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết Bác có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Từ tháng 6/1911 Bác làm đầu bếp cho 1 tàu buôn Pháp lênh đênh khắp 5 châu 4 biển hơn 30 năm ...
? Đọc lại đoạn 1 và cho biết người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
? Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu Bác đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào thông qua những hoạt động gì?
? Nhóm 2: Thảo luận tìm hiểu: Người tiếp thu tìm hiểu: Người tiếp thu 1 cách chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới như thế nào?
* Nhóm 1: Để hiểu biết sâu rộng nền văn hoá và có vốn tri thức văn hoá sâu rộng Bác Hồ đã
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi tìm hiểu đến sâu sắc.
? Em có nhận xét gì về những hành động, việc làm và tính cách HCM?
* Nhóm 2: Bác tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động.
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
II - Tìm hiểu văn bản
1/. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
- Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước trên thế giới.
? Qua đó giúp em hiểu gì về phong cách HCM trên phương diện tiếp thu văn hoá nhân loại.
ị HCM là người ham học hỏi, hiểu biết sâu rộng, cần cù thông minh, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiến bộ của thế giới
- Người tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
? Câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung phần 1?
- Câu cuối
? Qua đó em có nhận xét gì, về những thủ pháp nghệ thuật của tác giả?
(Tích hợp văn phong nghị luận)
đ Cách lập luận chặt chẽ theo kiểu quy nạp câu cuối chốt lại nội dung cả đoạn đồng thời mở ra 1 vấn đề mới chuẩn bị cho phần 2.
Hết phần 1
? Đọc thêm phần còn lại của văn bản và bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết các phần văn bản tác giả ứng với những giai đoạn nào trong cuộc đời của Bác?
- Phần đầu là thời kì Bác bôn ba hải ngoại phần 2, 3 là thời kì Bác làm chủ tịch nước trực tiếp làm lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
2/. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc
? Tìm những câu văn nói về nơi ở, nơi làm việc của Bác?
- Nơi ở và làm việc: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh chiếc ao, chiếc nhà sàn chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách.
? Qua đó em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của người?
đ Đơn sơ giản dị
? Tìm những chi tiết nói về trang phục và việc ăn uống của Bác?
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc ao trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, chiếc vali con với vào bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
- ăn uống: ( cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...)
? Liên hệ với khu di tích Hồ Chủ tịch?
- Nhỏ bé, mộc mạc
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc dân dã giản dị
? Đưa ra những chi tiết đó tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì? (Tích hợp văn thuyết minh)
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên (Thuyết minh kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật khác)
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời đại với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- Họ thường ăn sung mặc sướng, đi xe hơi ở nhà lầu, ăn mặc sang trọng,... Bác của chúng ta hoàn toàn được đãi ngộ như vậy.
? Qua trên em có cảm nhận gì về lối sống của Hồ Chí minh?
đ Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với những vị hiền triết có những điểm giống và khác nào?
- Giống: giản dị, thanh cao
- Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
? Việc so sánh đó nhằm mục đích gì?
đ Lối sống của Bác kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
- Lối sống giản dị, đạm bạc của chủ tịch HCM là vô cùng thanh cao sang trọng.
+ Đây không phải là cách sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Không phải là tự thần thánh hoá tự làm cho khác đời, hơn đời
đ Đây là 1 cách sống có văn hoá đã trở thành 1 quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
? Học xong phong cách HCM em có suy nghĩ gì về cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay?
- Trong thời đại ngày nay hội nhập và phát triển. Có nhiều thuận lợi để chúng ta tiếp xúc với những luồng văn hoá hiện đại có nhiều cái tốt cái xấu vì vậy cần tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
? Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ?
- Sống theo làm việc và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
đ ý nghĩa của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh (hoà nhập nhưng không hoà tan, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ....)
 *Tổng kết
? Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ NBK cách dùng từ Hán việt ...
- Đối lập: Vĩ nhân mà giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá mà hết sức dân tộc, Việt Nam
? Qua đó văn bản đề cập tới nội dung gì?
? Đọc ghi nhớ trong SGK
*Ghi nhớ
4. Luyện tập
? Em biết những câu chuyện nào về phong cách sống của Bác?
? Em thuộc những bài hát nào về người? (có thể cho HS hát)
- "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người", "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Làm các bài tập ở vở bài tập
- Chuân bị bài Phương châm hội thoại
 Ngày soạn: 04/9/2007
Ngày giảng: 06/9/2007
 Tiết 3: Các phương châm hội thoại
I Mục tiêu
 1 Giúp học sinh
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 3. Giáo dục cho học sinh có ý thức trong giao tiếp.
II - Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Soạn bài, xem các nội dung và sưu tầm các tư liệu.
 2. Học sinh: Xem lại các nội dung về hội thoại đã học ở lớp 8 và chuẩn bị bài mới.
III - Tiến trình trên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
? Nhắc lại các đơn vị kiến thức về giao tiếp đã học ở lớp
 3. Hoạt động dạy - học
* Giới thiệu bài: ở lớp 8 các em đã học 1 số kiến thức về hội thoại để giúp các em giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống chúng ta sẽ học một số phương châm hội thoại.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phương châm về lượng
- Mục tiêu: học sinh nắm và vận dụng được phương châm về lượng
Hoạt động của giáo và học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc phần vai đoạn đối thoại phần 1.
? Dựa vào kiến thức lớp 8 cho biết đoạn hội thoại đó có mấy vai giao tiếp và mấy lượt lời? (Tích hợp)
- Có 2 vai giao tiếp là An và Ba. Với 4 lượt lời
? ở lượt lời cuối cùng Ba trả lời như vậy có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? Vì sao ?
- Ba trả lời chưa đúng vì điều An hỏi là 1 địa điểm cụ thể nào đó.
? Cần trả lời sao cho tốt ?
? Qua đoạn hội thoại trên cần rút ra bài học gì khi giao tiếp ?
- Khi nói cần phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
I Phương châm về lượng
1. Đoạn hội thoại
- Ba trả lời chưa đáp ứng yêu cầu giao tiếp?
? Kể lại truyện cười "Lợn cưới áo mới" ?
? Truyện cười này được học ở lớp mấy? (Tích hợp văn)
- Truyện được học ở lớp 6 nhằm phê phán thói khoe khoang của 2 anh chàng trong chuyện
2. Truyện cười "Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện lại gây cười?
- Vì nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
? Lẽ ra anh có "lợn cưới" và anh có "áo mới" phải hỏ và trả lời như thế nào là đủ?
+ Bác có thấy con lợn của tôi
+ Tôi chẳng thấy
? Qua câu truyện cười trên ta rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- Không nói nhiều hơn những gì cần nói
? Việc mắc lỗi như 2 ví dụ trên là vi phạm phương châm về lượng.
? Đọc ghi nhớ 1?
- Học sinh đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (1)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về chất
? Kể lại truyện cười "Quả bí khổng lồ"?
? Truyện cười phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
II - Phương châm về chất
Ví dụ: Truyện cười: "Quả bí khổng lồ"
? Nếu thấy bạn nghỉ học mà không biết lí do em có nói bạn nghỉ học vì ốm không?
- Không thể nói được mà chỉ nói " hình như, em nghĩ, ..."
? Qua đó trong giao tiếp cần tránh những điều gì?
- Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
? Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là phương châm về chất?
? Đọc ghi nhớ 2?
- Học sinh đọc ghi nh ... Giới thiệu bài:
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
? Đọc đoạn trích a, b ? 
- Học sinh đọc
? Dựa vào phần 2a em hiểu thế nào là nghị luận ?
? Dựa vào đó hãy chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong 2 đoạn trích trên ?
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm cho các nhóm thảo luận tìm hiểu về tính chất nghị luận ở đoạn trích a. 
- Học sinh hoạt động theo nhóm:
 - Gợi ý: Tác giả đã nêu vấn đề như thế nào ? triển khai vấn đề bằng những luận điểm nào và kết luận ra sao ?
? Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu về tính chất nghị luận ở đoạn trích a ?
 * Nhóm 1: Đoạn văn a
- Nêu vấn đề: Câu 1
- Chứng minh vấn đề:
+ Vợ tôi không ác nhưng khổ quá nên ích kỷ tàn nhẫn vì khi người ta đau chân -> nghĩ -> chân đau (TN).
+ Khổ -> Không nghĩ đến ai
+ Vì bản chất tốt bị lo lắng buồn đau che lấp.
- Kết luận: Tôi buồn không nỡ giận.
? Nhóm 2: Thảo luận tìm hiểu về tính chất nghị luận ở đoạn trích b.
 * Nhóm 2: Đoạn văn b.
- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư dưới dạng (HT) lập luận.
- Kiều luật sư buộc tội (Thẩm phán) “Càng cay ..... trái nhiều”
- Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường.
+ Đối xử tốt ở góc viết kinh.
+ Tôi với ....... chồng chung -> nên tôi không nhường.
+ Nhận lỗi -> Nhờ khoan dung.
-> Lập luận sắc sảo.
I- Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Đoạn văn a cuộc đối thoại ngầm: Đặt vấn đề lập luận đi đến kết luận
- Đoạn văn b cuộc tranh luận giữa Kiều và Hoạn Thư.
? Từ 2 đoạn văn bản trên em có nhận xét gì về cách dùng các loại câu và từ ?
 - Chứa những từ, câu mang tính chất nghị luận. Các câu hô ứng và các phán đoán dưới dạng: Vì thế ..... cho nên, sở dĩ .... lo gì.
? Qua 2 ví dụ trên em hiểu nghị luận trong văn bản tự sự là gì ? Nó có tác dụng gì ?
 - Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lỹ lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc như thế nào ?
? Qua đó em rút ra kết luận gì về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
2. Ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
? Làm bài tập 1 ?
 - Suy nghĩ nội tâm nhân vật ông giáo, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ?
? Làm bài tập 2 ?
 - Hoạn thư đưa ra một loạt các lập luận:
+ Ghen tuông là lẽ thường của đàn bà.
+ Đối xử tốt.
+ Chồng chung không những ...
? Nhận xét ?
Giáo viên tổng hợp đánh giá kết quả.
Giáo viên chốt rồi chuyển
II- Luyện tập:
Bài tập 1
Bài tập 2.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được nội dung bài học.
- Làm các bài tập ở vở bài tập.
- Đọc và nghiên cứu bài mới bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự” có sử dụng yếu tố nghị luận.
Ngày soạn:09/11/2006
Ngày giảng: 11 /11/2007
 Tuần 11 - Bài 11 Văn bản : Đoàn thuyền đánh cá
	 Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (Hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của biển trời đất nước, giáo dục lòng say mê lao động, công hiến.
II- Chuẩn bị:
Các tư liệu, tranh ảnh, hình vẽ về tác giả, tác phẩm.
III- Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ mà em thích nhất trong bài thơ về Tiểu đội xe không kính ? Vì sao em thích đoạn đó ?
? Cảm nhận của em về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ?
3. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài:
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Đọc chú thích * và nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận ?
- Huy cận (1919-2005) nổi tiếng ở phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não trong tập thơ Lửa thiêng. Sau cách mạng hồn thơ lại trần đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
? Nêu xuất xứ của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ?
 - Sáng tác khi tác giả đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
? Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ?
2-3 học sinh đọc bài thơ
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? Nêu đại ý của từng đoạn ?
 - Bố cục: 3 khổ:
+ 2 khổ đầu: Cảnh ra khơi đánh cá và tâm trạng của con người.
+ 4 khổ tiếp: Cảnh đánh cá trên biển.
+ Khổ cuối: Cảnh trở về.
- Giáo viên chốt rồi chuyển
I- Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ.
- Đọc
- Bố cục
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản.
? Đọc và nêu cảm nhận về 2 khổ thơ đầu 
 - Cảnh ra khơi đánh cá.
? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào ?
 - Lúc mặt trời lặn,màn đêm dần buông xuống.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm đó ?
- Mặt trời ............ cửa.
? Phân tích các giá trị nghệ thuật của những chi tiết đó ?
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng động từ mạnh -> Cảnh hoàng hôn đẹp huy hoàng, rực rỡ lộng lẫy đầy tráng lệ
-> Là thời điểm mà mọi người nghỉ ngơi.
? Tìm những chi tiết miêu tả khí thế ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá ?
- Đoàn thuyền ............ khơi.
II- Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh ra khơi đánh cá
- Cảnh tự nhiên đẹp tráng lệ, rực rỡ, sống động.
? Từ “Lại” gợi cho em suy nghĩ gì ?
 - “Lại”: Đoàn thuyền đã ra khơi nhiều lần trước -> Quy luật.
? Dòng thơ “Câu hát .......” gợi cho em suy nghĩ gì ?
 - Sự phấn khởi vui vẻ đầy hào hứng để cùng với gió căng buồm cho thuyền ra khơi.
? Hình ảnh ra khơi đánh cá như thế nào ?
Giáo viên chốt rồi chuyển
- Tâm trạng vui tươi, háo hức
-> Hứa hẹn
? Đọc tiếp khổ thơ thứ 3 và cho biết nội dung ?
? Phân tích những giá trị nghệ thuật của khổ thơ ?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật phóng đại miêu tả con thuyền một cách sống động theo cảm hứng lãng mạn, con thuyền trở lên kỳ vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của tự nhiên, vũ trụ, làm chủ vùng biển, vùng trời ....
? Đọc và phân tích khổ thơ thứ 4 ?
- Nghệ thuật liệt kê, điệp từ, nhân hoá -> Biển rất giàu có, nhiều cá. Câu nào cũng có từ cá.
? Cảnh đánh cá trên biển được tác giả miêu tả như thế nào ở khổ thơ thứ 5 ?
- Công việc đánh cá đầy vui tươi nhịp nhàng cùng thiên nhiên (Tưởng chừng vầng trăng trên trời xà xuống cùng hoà nhịp với công việc).
- Lòng biết ơn mẹ biển.
? Kết quả của lần ra khơi đánh cá như thế nào ?
? Phân tích vẻ đẹp của những người lao động trên biển ở khổ 6
- Nhịp điệu lao động hăng say chạy đua cùng thời gian đạt kết quả cao. Từ “Xoăn” thể hiện những bắp tay cuồn cuộn kéo những mẻ lưới đầy cả.
? Hình ảnh “Vẩy bạc .. đồng” gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Hình ảnh lãng mạn - ẩn dụ -> sự quý giá của tài nguyên đất nước -> sự phản chiếu ánh ..MT
2. Cảnh đánh cá trên biển:
- Hình ảnh con thuyền sống động khổng lồ làm chủ thiên nhiên.
- Công việc đánh cá nặng nhọc thành bài ca đầy niềm vui hoà cùng thiên nhiên.
- Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, những ước mơ của con người muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên ...
- Trí tưởng tượng chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo.
- Thiên nhiên giàu có và đẹp hơn.
? Đọc và nêu cảm nhận về khổ thơ cuối
- Cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá.
? Em có nhận xét gì về cách lặp lại của các tư thơ ở khổ thơ cuối?
- Sự lặp lại của các tứ thơ làm kết cấu thêm chặt chẽ.
-> Niềm vui bất tận, nhịp điệu lao động vẫn khẩn trương, tranh thủ thời gian ....
? Em có nhận xét gì về hình ảnh phơi ?
- Đây là hình ảnh vừa thực vừa ảo -> sự giàu có, kết quả chuyến đánh cá tốt đẹp -> Với kết quả tốt đẹp này đảm bảo cho tương lai tương sáng hơn.
? Qua bức tranh về hoạt động của đoàn thuyền đánh cá em cảm nhận được điều gì ?
- Niềm vui, niềm tự hào của con người lao động làm chủ thiên nhiên đất nước, ca ngợi tổ quốc ta giàu đẹp, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ ?
 - Mang âm hưởng khoẻ khoắn sôi nổi, lại vui phơi phới bay bổng.
? Đọc ghi nhớ SGK ?
? Có người cho rằng đây là bài ca lao động ý kiến của em như thế nào ?
 - Học sinh đọc
- Học sinh phát biểu
Giáo viên chốt
- Không khí tưng bừng phấn khởi vì đạt thắng lợi.
- Hình ảnh con người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi
* Ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập
? Chọn nhận xét đúng nhất về bài thơ ?
 - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
a) Ca ngợi sự giàu đẹp của vùng biển.
b) Ca ngợi những con người lao động mới hăng say làm chủ vùng biển quê hương ?
c) Là bức tranh thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động -> Niềm vui, tự hào về đất nước
d) Cả 3 nhận xét trên.
 - Cho phương án d
? Trong bài thơ em thích nhất đoạn nào ? vì sao ?
- Học sinh tự nêu đoạn thơ mình thích và phân tích
III- Luyện tập:
- Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập sáng tạo
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tự học bài “Bếp lửa”.
Mục tiêu: học sinh biết cách tự tìm hiểu văn bản “Bếp lửa” để nắm được những giá trị về tác giả, tác phẩm.
- Cần đọc chú thích để nắm được sơ lược về tác giả Bằng Việt và xuất xứ (Hoàn cảnh sáng tác) của bài thơ.
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài thơ, phân tích giá trị của giọng điệu viết theo mạch cảm xúc, tìm bố cục của bài thơ.
- Dựa vào phần đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa để tìm hiểu từng phần theo bố cục của văn bản.
- Cần phân tích giá trị nghệ thuật rồi rút ra nội dung từng phần, từng ý, từng chi tiết.
- Khái quát lại toàn bộ các phân tích nhỏ lẻ để rút ra nội dung tư tưởng của cả văn bản.
* Một số định hướng khi tự tìm hiểu:
- Xác định được nhân vật trữ tình là người cháu, hồi tưởng lại những kỷ niệm về bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
+ Khổ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cho dòng hồi tưởng , chú ý những từ láy.
+ Khổ 2, 3, 4, 5 là những kỷ niệm sống bên bà gắn liền với bếp lửa (Những năm đói kém, tiếng tu hú, năm giặc đốt làng ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn lại có công ơn của bà .....).
+ Khổ 6 là sự suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà: Từ ngọn lửa vật chất -> thành ngọn lửa tinh thần, tình cảm, niềm tin -> Đức hy sinh ....
+ Khổ cuối: Trở về thực tế người cháu khôn nguôi nhớ bà -> đó là tâm nguyện của thế hệ sau luôn kế thừa, biết ơn thế hệ trước.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu bảm, bình luận.
+ Thể thơ 8 chữ với câu thơ dài, các khổ ngắn khác nhau rất phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng cả 2 văn bản.
- Nắm được những giá trị đặc sắc của 2 văn bản.
- Làm các bài tập ở vở bài tập và sách giáo khoa.
- Soạn văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9(31).doc