Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

* Về kiến thức:

- Thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh qua một số biểu hiện trong lối sống và sinh hoạt ở Người.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh(kể chuyện, so sánh, đối lập.)

- Hiểu được ý nghĩa của PC- HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bước đầu tiếp xúc với văn bản thuyết minh kết hợp yếu tố tự sự, nghị luận.

* Về kĩ năng:

- Biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

* Về thái độ:

- Có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 

doc 58 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01	 Ng.soạn:22/08/2010
Tiết:1,2(VH) Bài1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Ng.dạy:23/08/2010 	 Lê Anh Trà
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
* Về kiến thức: 
- Thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh qua một số biểu hiện trong lối sống và sinh hoạt ở Người.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh(kể chuyện, so sánh, đối lập...)
- Hiểu được ý nghĩa của PC- HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bước đầu tiếp xúc với văn bản thuyết minh kết hợp yếu tố tự sự, nghị luận.
* Về kĩ năng: 
- Biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Về thái độ: 
- Có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn giáo án, Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về HCM.
 - HS: Xem SGK, soạn bài,tham khảo, sưu tầm tranh ảnh , bài viết về HCM.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định lớp: Nắm số lượng học sinh, làm quen với lớp, quán triệt tinh thần học tập bộ môn, yêu cầu sách vở,...
 II/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sách, vở, việc chuẩn bị bài của học sinh.	
 III/ Bài mới:
 *Giới thiệu bài: HCM không những là vị lãnh tụ thiên tài của CMVN,anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều tác giả viết về Người, trong đó có tác giả Lê Anh Trà. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “PC-HCM” của ông ở SGK để hiểu được sự hình thành và vẻ đẹp của Phong cách HCM. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1- Tìm hiểu chung về VB:
+ VB được viết theo thể loại gì? (thuyết minh- trình bày, giới thiệu sự hình thành, nét độc đáo và vẻ đẹp của PC- HCM)
+ Theo em, nó có tính nhật dụng không? Vì sao?(có- vì nó đề cập đến vấn đề hội nhập với thế giới và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc)
+ Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích?
- GV: Đoạn trích “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam do viện Văn hoá xuất bản tại Hà nội năm 1990.
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc.
- GV lưu ý HS các chú thích 1,3,4,8,9.
 + Ta có thể tách đoạn trích ra làm mấy phần? Nêu rõ nội dung từng phần?
-HS trao đổi thảo luận.
Hoạt động 2 - Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
Bước 1: Tìm hiểu sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM
- GV gọi HS đọc lại phần 1
+ HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào?
(GV: tháng 6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đăng ký làm bồi bếp trên một chiếc tàu buôn pháp La-tu-sơ-tơ-rê-vin-lơ để ra đi tìm đường cứu nước....
 Đất nước đẹp ....đau thương.
 Từ đó Người đi...thái rau.
 Có nhớ chăng ...giữa đêm khuya.
 Người đi hỏi...đang tìm đi.
 Luận cương đến...hạnh phúc đây rồi.)
+ Em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của Người?
- HS thảo luận trả lời.
+Tác giả đã đưa ra lời bình luận như thế nào về vốn tri thức của Bác ở đoạn 1?
GV: “Có thể nói... Chủ tịch HCM”
+ Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và tiếp thu kho tàng tri thức văn hóa nhân loại?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
GV gợi ý:
+ Theo em, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người là gì?
+ Như vậy, để có thể tiếp cận với nền văn hoá của các nước, trước hết Bác bắt tay vào việc gì?
+ Có được phương tiện giao tiếp rồi, Người đã tiến hành học hỏi như thế nào? 
+ Có gì độc đáo trong cách tiếp thu tri thức văn hoá nhân loại của Người?
+ Vậy theo em, phong cách HCM có gì kỳ lạ?
Bước 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của phong cách HCM qua lối sống, sinh hoạt của Người 
- GV gọi HS đọc phần còn lại
+ Khi đã là Chủ tịch nước, nhưng Bác Hồ vẫn sống một lối sống như thế nào?(vô cùng giản dị)
+ Tác giả đã đưa ra những lời bình luận thật ấn tượng về lối sống giản dị của Bác ở phần 2 này, em hãy tìm những lời bình luận ấy? 
 “Lần đầu tiên trong lịch sử...cổ tích”
 “Tôi dám chắc...như vậy”
+ Theo em, việc lồng vào văn bản thuyết minh những lời bình luận ấy có tác dụng gì?
- GV: Những lời bình luận ấy làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM- vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi.
+Lối sống giản dị của Bác được tác giả giới thiệu qua những phương diện nào?
- HS thảo luận, trả lời.
+Lối sống giản dị đó có phải là lối sống khắc khổ, hay là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời hay không? Đó là một lối sống như thế nào?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
+ Việc tác giả liên tưởng, so sánh Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh khiêm có dụng ý gì?
- GV: để làm nổi bật nét thanh cao, trong sáng của Bác, gợi sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa. 
Bước 3: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật 
+ Để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.(kĩ thuật khăn phủ bàn)
Hoạt động 3- Tổng kết
+ Em hãy trình bày khái quát vẻ đẹp của phong cách HCM?
+ Nêu những đặc sắc nghệ thuật?
*Liên hệ: 
+ Em học tập được gì ở phong cách HCM?
I. Đọc, tìm hiểu chung về VB:
1. Thể loại:
- Thuyết minh kết hợp với tự sự, nghị luận(thuộc nhóm VBND)
 2. Xuất xứ: (Xem sách)
3. Đọc: (chậm rãi, rõ ràng, khúc chiết).
4. Bố cục của đoạn trích:
Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
 a/ Phần 1:
-Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
 b/ Phần 2:
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
1/Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
a/Hoàn cảnh tiếp thu: Trên bước đường hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả:
+ Qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa của nhiều nước từ phương Đông đến phương Tây(châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ)
 vốn tri thức văn hoá nhân loại của Người vô cùng sâu rộng(uyên thâm).
b/Cách tiếp thu:
- Trước hết, Bác tự học ngoại ngữ, nắm phương tiện giao tiếp (nói, viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga...)
- Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc (trong công việc, trong lao động).
- Học hỏi một cách toàn diện, sâu sắc.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nước ngoài:
+ không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
* Phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà, thống nhất giữa các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, tạo thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. 
2.Những nét đẹp trong lối sống sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 
a/ Nơi ở và làm việc:
-Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao,vẻn vẹn chỉ có vài phòng (vừa tiếp khách, vừa làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ) vô cùng đơn sơ.
b/ Trang phục: 
-Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ hết sức giản dị; tư trang ít ỏi(chiếc va li con, vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm)
c/ Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa đạm bạc
 Đây là lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao, trong sáng của người có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
3. Những biện pháp nghệ thuật:
 - Kết hợp đan xen giữa thuyết minh với kể chuyện và bình luận. 
 - Dẫn chứng được chọn lọc vừa cụ thể, vừa tiêu biểu, vừa chính xác, lại toàn diện.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III. Tổng kết:
 ( Xem Ghi nhớ-SGK tr 8)
* Ý nghĩa của việc học tập,rèn luyện theo phong cách HCM:
- Học tập lối sống có văn hoá, giản dị, tiết kiệm, liêm chính.
- Cần hội nhập với khu vực và quốc tế nhưng phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
IV/ Củng cố:
 - Bác Hồ là người có vốn tri thức văn hóa như thế nào? Phong cách HCM được hình thành ra sao?
 - Nét đẹp của phong cách HCM được thể hiện ở những phương diện nào? Em có nhận xét gì về lối sống ấy?
 V/ Dặn dò:
 - Về học thuộc bài và phần Ghi nhớ SGK tr.8.
 - Soạm bài: “Các phương châm hội thoại.”- Tìm hiểu khái niệm, ví dụ: Phương châm về lượng, Phương châm về chất.
---------------------------------///---------------------------------------
TUẦN 01 	 Ng.soạn:24/08/10
Tiết: 3(TV)	 Ng.dạy:25/08/10 
Bài1: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (Tiết1)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng chúng trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV : Soạn giáo án, tìm các mẫu chuyện liên quan đến các phương châm hội thoại về chất và về lượng.
 - HS : Xem bài trước trong SGK.
C.TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP:
 I/ OÅn định lớp: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 II/ Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
III/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong quá trình giao tiếp, để tránh mắc một số lỗi về diễn đạt, người ta đặt ra một số quy định cụ thể để người tham gia giao tiếp tuỳ từng tình huống cụ thể mà tuân thủ hoặc không tuân thủ để đạt hiệu quả mong muốn. Những quy định đó chính là các phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động1:Tìm hiểu thế nào là phương châm hội thoại .
- GV giải thích : phương châm nghĩa gốc là kim chỉ hướng, sau đó mở rộng nghĩa là tư tưởng chỉ đạo của hành động. Phương châm hội thoại là những quy định đặt ra trong giao tiếp(hội thoại) để người tham gia giao tiếp linh hoạt vận dụng nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp.
Hoạt động 2:Tìm hiểu phương châm về lượng 
Bước1: Tìm hiểu mục1-SGK
-GV cho HS quan sát bảng phụ (ghi đoạn đối thoại 1 trong SGK)
+ Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
( không, vì nó không đáp ứng cầu của An)
+ Theo em, điều mà An muốn biết là gì?
( một địa điểm bơi cụ thể nào đó: bể bơi nào, ao nào, hồ nào chứ không phải là bơi ở môi trường nào- vì dĩ nhiên là bơi ở dưới nước rồi!)
+ Từ ví dụ trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
HS thảo luận, pht biểu.
Bước2: Tìm hiểu truyện cười Lợn cưới-áo mới
-GV cho HS đọc truyện
+ Truyện gây cười ở chỗ nào?
(gây cười ở tính khoe của của cả hai người) 
+ Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào là đủ rõ? 
- HS nêu các phương án hỏi và trả lời.
Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
Có thể trả lời:
- (Nãy giờ),(Từ lúc tôi đứng đây) không có con lợn nào chạy qua đây cả.
+Như vậy cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
Bước 3: Tìm hiểu các ví dụ sau:
Nó đá bóng bằng chân.
Cô ấy nhìn tôi bằng ánh mắt.
+ Em có nhận xét gì về nội dung những phát ngôn trên?
(thiếu nội dung, không rõ ràng, khó hiểu)
+ Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
+ Từ hai  ... minh?
- HS trả lời.
+ Em có nhận xét gì về hình ảnh vua Quang Trung, đầu chít khăn đỏ, mặc áo Hoàng bào nhuộm đen bởi thuốc súng, cưỡi voi dẫn đầu đội quân tiến vào Thăng Long, trong tiếng reo hò của tướng sĩ?
Bước2: Tìm hiểu sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và số phận bi đát của bọn bán nước:
+ Lúc mới kéo quân sang xâm lược đất nước ta, quân Thanh tỏ ra như thế nào? Vì sao?
+ Khi chạm trán với quân Tây Sơn, bọn chúng tỏ ra như thế nào? ( Tướng?Quân lính?) 
 Toán quân do thám?
 Ở làng Hà Hồi?
 Ở đồn Ngọc Hồi?
+ Vua tôi nhà Lê có được TSN coi trọng không? Phân tích tình thế bi đát của vua tôi nhà Lê: “ tiến thoái lưỡng nan”?
+ Những năm tháng cuối đời nơi dất khách quê người, vua tôi nhà Lê sống ra sao?
Hoạt động 3 :Tổng kết - Cho học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Luyện tập
- Cho học sinh làm bài tập nhanh tại lớp, giáo viên thu ( 10 em).
I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1/ Tác giả, tác phẩm:
a/ Tác giả:
- Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây), đồng sáng tác.
- Họ đều là những trung thần của nhà Lê.
b/ Tác phẩm:
- “HLNTC” là cuốn tiểu thuyết lịch sử - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi.
- Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của các tập đoàn PK Lê - Trịnh và quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn trong việc dẹp thù trong, diệt giặc ngoài.
2/ Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt hồi sách:
a/ Đọc: Rõ ràng, mạch lạc.
b/ Chú thích: SGK.
c/ Tóm tắt:
3/ Xuất xứ, đại ý:
a/ Xuất xứ: Đoạn trích thuộc hồi thứ 14 của tác phẩm, do Ngô Thì Du viết.
b/ Đại ý: Hồi sách kể lại chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thất bại thảm hại của quân xâm lược Thanh và số phận bi đát của vua tôi nhà Lê.
4/ Bố cục: Hồi 14 có thể chia làm ba phần:
a/ Phần một:(từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế và cầm quân đi dẹp giặc.
b/ Phần hai: (từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
c/ Phần ba: (còn lại): Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược và số phận bi đát của bọn bán nước.
II/ Tìm hiểu chi tiết hồi sách:
1/ Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
- Nghe tin quân Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương “giận lắm”, định thân chinh cầm quân đi ngay; nhưng rồi biết dằn lòng, nghe theo lời bàn của các tướng sĩ.
- Chỉ trong vòng hơn một tháng(24/11 đến 30/ 12), ông đã làm được bao nhiêu việc lớn:
+ Làm lễ lên ngôi
+ Xuất binh ra Bắc
+ Đến Nghệ An:
Gặp người cống sĩ ở La Sơn(Nguyễn Thiếp)
 Tuyển mộ hơn một vạn quân.
 Duyệt binh, làm công tác tư tưởng các tướng sĩ.
+ Ở Tam Điệp:
Hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc.
Chuẩn bị kế hoạch hậu chiến.
Là con người bình tĩnh, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, và có chủ đích.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, nắm vững tương quan lực lượng.
+ Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An thấu tình, đạt lí(Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc- Lên án hành động phi nghĩa của kẻ thù- Vạch rõ dã tâm của bọn chúng- Nêu gương yêu nước- Kêu gọi đồng tâm, hiệp lực- Ra kỉ luật nghiêm.)
 Lời dụ lính như một lời hịch ngắn gọn có sức thuyết phục cao.
+ Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người:
Đến Tam Điệp, nghe tin quân ta chủ trương rút lui khỏi Thăng Long, ông biết ngay kế đó của Ngô Thì Nhậm.
Ông hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng người, sử dụng đúng người- đúng việc, do đó, phát huy được tài năng của tướng sĩ.
Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược
+ Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng.
+ Chưa đánh đã chuẩn bị kế hoạch hậu chiến
Có ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng
- Chiến lược: Bí mật, thần tốc bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh .
+ chỉ 4 ngày, từ 25-29, vượt 350 km từ Phú Xuân(Huế) ra đến Nghệ An.
+ Một ngày sau, ngày 30, vượt 150 km ra đến Tam Điệp.
+ Đêm 30 Tết lên đường, vừa hành quân, vừa đánh giặc, vượt 150 km, ngày mùng 5 Tết lấy lại Thăng Long, sớm trước kế hoạch 2 ngày.
Có tài dụng binh như thần.
Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
2/ Sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và số phận bi đát của bọn bán nước:
a/ Sự thất bại thảm hại của quân xâm lược Thanh:
- Lúc mới kéo quân sang xâm lược nước ta: hung hăng, kiêu căng, chủ quan, tự mãn.
+ Tướng: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”.
+ Quân lính: bỏ cả hàng ngũ, bỏ cả tổ chức, ra các chợ buôn bán.
- Khi chạm trán với quân Tây Sơn:
+ Tướng: “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp...chuồn trước qua cầu phao”. 
+ Quân lính:
Toán quân do thám: trông thấy bóng quân Tây Sơn đã bỏ chạy.
 Ở làng Hà Hồi: ai nấy rụng rời sợ hãi, xin ra hàng.
 Ở đồn Ngọc Hồi: quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
b/ Số phận bi đát của vua tôi nhà Lê:
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, bị coi thường.
- Bị dồn vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
- Chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: sang Tàu, cạo đầu, tết tóc, ăn mặc như người người Mãn Thanh, gởi nắm xương tàn nơi dất khách quê người.
 III/ Tổng kết: Ghi nhớ-SGK
IV/Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn miêu tả chiến công thần tốc của vua Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 Tết tháng giêng năm Kỉ Dậu ( 1789)
IV/ Củng cố - Dặn dò : 
- Về nhà học bài, nắm vững ND, NT trong hồi sách.
	- Đọc kĩ và tóm tắt được truyện Kiều, chuẩn bị Sự phát triển của từ vựng( tiếp theo )
-----------------------------------------///-----------------------------------------
TUẦN 05	 Ng.soạn:24/09/10
Tiết: 25(TV) Ng.dạy: 25/09/10
Bài 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
(Tiết 2)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển thêm số lượng các từ ngữ, bằng cách:
+ Tạo thêm từ ngữ mới.
+ Vay mượn từ ngữ của nước ngoài.
+ Có ý thức dùng từ ngữ nước ngoài phù hợp.
B/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định lớp: Điểm danh.
II/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Trong các từ “chân” sau, từ nào dùng với nghĩa gốc? Từ nào dùng với nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?
- Chân sút, chân tay, chân trời.
III/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1-Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới.
Bước1: Cho học sinh đọc mục I1 -SGK
+ Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo từ các từ trên theo mẫu 1? Giải nghĩa?
Bước2: Tìm hiểu cách cấu tạo từ theo mô hình: x+ tặc = xtặc.
+ Tìm từ và giải nghĩa theo cấu tạo trên?
Hoạt động 2- Tìm hiểu việc mở rộng, phát triển vốn từ bằng cách mượn từ ngữ nước ngoài.
Bước1: Cho học sinh đọc 2 đoạn trích mục I1a,b SGK
+Hãy tìm những từ Hán Việt trong 2 đoạn trích?
(a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân
 b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc)
Bước1: Cho học sinh đọc 2 đoạn trích mục I2a,b SGK.
+ Nêu câu hỏi SGK cho học sinh trả lời( giáo viên sửa chữa, bổ sung)
Hoạt động 3 -Luyện tập 
Bài tập 1: Tìm mô hình tương tự kiểu x + tặc = xtặc?
Bài tập 2: Tìm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải nghĩa? ( 1 từ / em)
Bài tập 3: Cho học sinh đọc bài tập 3
+Em hãy xác định từ ngữ nào mượn của tiếng Hán? Từ ngữ nào mượn của người châu Âu?
Bài tập 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và cho biết Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không? 
I/Bài học:
1/Tạo từ ngữ mới: 
*Mẫu 1: x+ y = xy 
( x,y là những từ ghép)
- điện thoại di động ( điện thoại cầm tay): điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, sử dụng trong vùng phủ sóng của các cơ sở cho thuê bao.
-sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế.
- kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
*Mẫu 2: x+ tặc = xtặc 
 ( x là từ đơn)
- lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng
- tin tặc :kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu máy tính của người khác để khai thác, phá hoại.
- không tặc: kẻ cướp trên máy bay
- hải tặc: kẻ cướp trên biển
 Tạo từ mới là một cách để phát triển từ vựng.
2/Mượn những từ tiếng nước ngoài:
a/ Mượn từ tiếng Hán: hơn 60% vốn từ tiếng Việt.
Ví dụ: thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ... bạc mệnh, duyên, phận, thiếp, đoan trang.... 
b/Mượn từ ngữ tiếng Anh:
vd: AIDS, Ma-két-ting, Ra-đi-ô, tivi...
c/Mượn từ ngữ tiếng Pháp:
vd: Ghi đông, Pô tân, Gác-đờ-bu....
d/Mượn từ ngữ tiếng Nga:
vd: Xô Viết, Macxcơva, Lê nin grát....
Mượn những từ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
II/Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm mô hình kiểu x + tặc = xtặc
- x + trường: ( thị, chiến, thương, phi, nông, lâm, vũ, thao, công....) +trường 
- x + tập: ( thực, kiến, luyện, sưu....) + tập
- x + hoá: ( lão, hiện đại, công nghiệp, cơ giới, tự động, đô thị, hoang mạc...) + hoá
- x + điện tử: ( thư, thương mại, trò chơi, giáo dục, chính phủ, đồng hồ....)+ điện tử
Bài tập 2: Tìm từ ngữ mới:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện 1 thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca mê ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ.
- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
- Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước: trượt nước, đạp vịt, tắm biển nhân tạo...
- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (100km/h)
- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại.
Bài tập 3: 
-Từ ngữ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
-Từ mượn người châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, ca nô 
Bài tập 4: Những cách phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa của từ
- Phát triển số lượng từ ngữ:
 Tạo từ ngữ mới
 Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 
- Từ vựng 1 ngôn ngữ không thể không thay đổi vì xã hội không ngừng phát triểnnhu cầu nhận thức của con người phát triển, sản phẩm mới ra đời cần được gọi tên.
IV/Củng cố - Dặn dò: - Về học bài, nắm vững các cách phát triển từ vựng tiếng Việt
	 - Chuẩn bị: Tóm tắt truyện Kiều, giá trị ND, NT, soạn “ Chị em Thuý Kiều”
--------------------------------------------///-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9-TUAN1-5.doc