Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12

Văn bản : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ.

 ( Nguyễn Khoa Điềm.)

 A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp HS :

- Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Từ đó hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Thấy được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài.

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.

- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đát nước.

 * Trọng tâm: Tình yêu thương con của bà mẹ Tà ôi gắn với tình yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị:

 * GV: Đọc, tham khảo tài liệu

 * HS: Chuẩn bị bài.

C. Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. KTBC :

 3. Bài mới :

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/11/2009
Ngày giảng : 18/11/2009
 Tiết 57
Văn bản : khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 ( Nguyễn Khoa Điềm.)
 A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Từ đó hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Thấy được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đát nước.
 * Trọng tâm: Tình yêu thương con của bà mẹ Tà ôi gắn với tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
 * GV: Đọc, tham khảo tài liệu
 * HS: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình bài dạy: 
ổn định tổ chức.
KTBC : 
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
I. Đọc tìm hiểu chung
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
- Đọc với giọng tha thiết, trầm ấm thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
1. Đọc
* Gọi HS đọc, Nhận xét
- 2 HS đọc văn bản -> nhận xét.
2. Chú thích
3. Tác giả.
HẻtTình bày những nét cơ bản về tác giả ?
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
H: Em hiểu gì về lịch sử nước ta năm 1971 ?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó SGK.
H: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ?
Tỉm bố cục bài thơ?
H: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì ?
H: Phân tích hình ảnh người mẹ trong những công việc cụ thể ? Tình cảm của mẹ thể hiện qua những việc đó ?
* Qua từng đoạn thơ, tứ thơ được phát triển nâng cao dần theo nỗi niềm của nhà thơ và tình cảm của người mẹ. Mẹ ra trận như một quy luật tự nhiên của cuộc sống : từ một nười mẹ bình thường của làng xóm. Lòng căm thù, lòng yêu nước khiến mẹ trở thành chiến sĩ.
H: Đi liền với những công việc có hình ảnh nào bên mẹ ? Hãy cảm nhận tấm lòng của người mẹ ?
H: Qua phân tích, em hiểu gì về người mẹ Tà- Ôi ?
H: Trong những khúc hát ru đó em cảm nhận được điều gì ? 
H: Em nhận xét gì về cấu trúc và giọng điệu trong lời ru của mẹ ?
H: Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua 3 khúc hát ru ?
H: Em hiểu gì về 2 câu thơ :
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” ?
H: Qua những khúc hát ru và khát vọng của mẹ, em hiểu gì về người mẹ Tà - Ôi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung ?
* Điều muôn thuở, truyền thống của người mẹ là tình mẹ thương con. Mẹ rất yêu con, coi con như mạt trời của đời mình. Giờ đây tình cảm ấy được mở rộng hơn, gắn liền với những tình cảm lớn của thời đại. Cùng với Mẹ Tơm, mẹ Suốtngười mẹ Tà - Ôi góp phần dựng lên bức tượng đài về người mẹ trong kháng chiến chống Mĩ.
H: Từ hình ảnh, tấm lòng, ước vọng của bà mẹ Tà - Ôi, Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi gắm những ước mong, ý chí gì của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ? 
H: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
H: Qua những biện pháp nghệ thuật đó , tác giả thể hiện thành công nội dung?
H: Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân chiến khu Trị – Thiên thời chống Mĩ ?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
 ( bảng phụ )
- Giới thiệu tác giả ( dựa vào SGK ).
- HS dựa vào chú thích SGK trả lời.
-> Nước ta đang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- HS tìm hiểu theo hướng dẫn.
- HS thảo luận, trả lời :
-> Bài thơ có 2 khổ là một khúc hát ru. Nội dung ( em bé lớn trên lưng
 mẹ ) -> hình ảnh thực ất đặt trong hoàn cảnh giặc Mĩ xâm lược, nó có ý nghĩa sâu xa : sự sống nảy mầm, sinh sôi lớn ngay trên lưng mẹ.
-> Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có 2 khổ. Có 2 lời ru
- HS phát hiện.
- HS phân tích :
-> - Khi mẹ giã gạo-> sự chịu đựng thầm lặng của mẹ
- Khi mẹ lên nương với khối lượng công việc lớn -> lòng say mê lao động.
- Khi mẹ tham gia vào cuộc kháng chiến -> tinh thần quyết tâm, lòng tin vào thắng lợi.
-> Lúc nào bên mẹ cũng có hình ảnh em CuTai trên lưng. Em đã lớn dần trên lưng của mẹ, trong tình thương của mẹ.
- HS bộc lộ.
- Khát vọng của người mẹ.
-> Lời ru được lặp lại nhiều lầnn tạo nên tính nhạc vừa dân gian vừa hiện đại -> tình yêu thương con tha thiết.
- HS thảo luận, trình bày.
+ Mối liên hệ thật tự nhiên, chặt chẽ
 -> Mỗi lời ru là một ước nguyện gắn liền với công việc ( niềm ước mơ ấy người mẹ đã gửu trọn vào ước mơ của con )
+ ở đoạn 1, đoạn 2 : tình thương con của mẹ gắn với tình thương bộ đội, buôn làng -> mẹ ước mong có nhiều gạo, bắp và con chóng trở thành chàng traiđể lao động sản xuất.
+ ở đoạn 3 : tình thương con gẵn với tình yêu đất nước -> mong con trở thành người lính, người dân 1 nước cộng hoà. 
- HS thảo luận, trình bày :
Mặt trời ở câu thơ thứ 2 
-> ẩn dụ : con là mặt trời của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp và gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
- Tổng hợp kiến thức, bình, đánh giá.
-> Tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước.
- Tổng kết : 
+ Kết cấu (của lời hát ru) , giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
+ Biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh. 
- Tình yêu thương con gắn với tình yêu đất nước.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ .
- HS nhận xét.
- HS lên bảng làm, nhận xét.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
- Quê quán : xã Phong Hoà - Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
4. Tác phẩm.
- Bài thơ viết vào năm 1971.
5. Bố cục:
6. PTBĐ: Biểu cảm, tự sự
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết.
1. Hình ảnh bà mẹ Tà - Ôi.
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng..mồ hôi mẹ rơi..
-> Sự vất vả, cực nhọc, ý thức bền bỉ, góp phần vào kháng chiến.
- Mẹ đang tỉa bắp
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.
-> say mê lao động, sản xuất.
- Mẹ đang chuyển núi, mẹ đi đạp rừng
-> Tinh thần quyết tâm.
-> Tình yêu thương gắn với tình yêu đất nước.
-> Người mẹ Việt Nam vĩ đại.
2. Những khúc hát ru và khát vọng của người mẹ.
- Mẹ thương A- Kay:
 + thương bộ đội.
 + thương làng đói. 
 + thương đất nước.
- Con mơ cho mẹ : 
 + hạt gạo trắng ngần.
 + hạt bắp lên đều.
 + thấy Bác Hồ.
-> Tình yêu thương con, yêu quê hương đất nước.
III/ Tổng kết :
NT : Kết cấu lời hát ru, ẩn dụ, so sánh.
ND: 
* Ghi nhớ ( sgk )
IV. Luyện tập
Bài tập củng cố :
4. Củng cố : 
1. Nhận định nào nói đúng nhất những nét đặc biệt trong cách cấu tạo của các đoạn thơ trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
a.Mỗi đoạn thơ đều mở đầu bằng 2 câu thơ giống nhau và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
b.Mỗi đoạn có 2 phần : 7 câu đầu nói về hoàn cảnh công việc của người mẹ ; 4 câu sau nói lên tình cảm, khát vọng của người mẹ.
c. Có sự phát triển ngày càng cao, càng rộng lớn của tình cảm, khát vọng của người mẹ qua các lời ru.
d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai ?
Người mẹ. B. Em CuTai
 C. Nhà thơ D.Anh bộ đội.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc lòng bài thơ . Nắm được ND, NT của bài thơ .
Soạn văn bản “ ánh trăng” : Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
---------------------------------------
Ngày soạn : 20/11/2009
Ngày giảng : 21/11/2009
Tiết 58 Văn bản : ánh trăng.
( Nguyễn Duy)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy, biết rút ra bài học về cách sống cho mình.Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.
- Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”.
 * Trọng tâm: ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, cảm xúc của TG về quá khứ.
B. Chuẩn bị:
 * GV: Đọc, tham khảo tài liệu.
 * HS: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình dạy học:. 
ổn định tổ chức.
KTBC : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ? Phân tích hình ảnh bà mẹ Tà-Ôi ?
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
H: hãy nêu cách đọc văn bản ?
- Đọc VB?
H: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Duy ?
H: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- Tìm hiểu từ khó – sgk.
H: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản ?
H: Xác định bố cục của bài thơ ?
H: Bài thơ được viết theo trình tự nào?
H: Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào ?
H: Hình ảnh gắn bó với tác giả hồi chiến tranh ?
H: Nhận xét về biện pháp NT tác giả sử dụng trong câu thơ trên ? Tác dụng?
H: Trăng trong quá khứ còn mang một vẻ đẹp ntn?
H: Trong 2 khổ thơ đầu vầng trăng hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ ntn ?
- 3 khổ đầu : giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
- Khổ 4 : nhấn giọng, thể hiện sự bất ngờ.
- Khổ 5, 6 : giọng thơ tha thiết, trầm lặng, cảm xúc suy tư, lặng lẽ.
- 2 HS đọc -> nhận xét.
- HS giới thiệu về tác giả.
- HS trả lời theo chú thích sgk.
- HS tự nghiên cứu.
-> Tự sự và biểu cảm.
-> Bài thơ chia làm 3 phần :
- P1 : 2 khổ thơ đầu : vầng trăng trong hòai niệm.
- P2 : 3 khổ tiếp theo : vầng trăng trong hiện tại.
- P3 : khổ thơ cuối : vầng trăng suy tưởng.
-> Tình tự thời gian, dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Nhận xét, phân tích:
-> NT nhân hoá, khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng với người lính trong những năm kháng chiến. Trăng và người lính như những người bạn tri âm, tri kỉ.
- HS phát hiện.
- Đánh giá : Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, là người bạn tri kỉ, nghĩa tình với tuổi thơ và khi là người lính -> vầngtrăng
 - HS đọc 3 khổ tiếp theo.
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích.
3. Tác giả.
- Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.
- Quê: Thanh Hoá.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
4. Tác phẩm.
- Bài thơ được viết vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. PTBĐ: Biểu cảm
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết.
1. Hai khổ thơ đầu.
- Hồi nhỏ sống :
 với đồng
 với sông
 với biển
-> tuổi thơ gắn bó gần gũi với thiên nhiên.
- Chiến tranh ở rừng
 Vầng trăng tri kỉ.
- Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
..vầng trăng tình nghĩa.
-> Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ.
-> Vầng trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, trăng là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống -> hình ảnh đất nước bình dị, hiền hậu.
2. Ba khổ thơ tiếp theo.
H: Tác giả đã khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ?
H: Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình thuỷ chung, nay “ vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng” ?
H: Trong dòng diễn biến của thời gian sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc ?
H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ “ thình lình”, 
“ vội”, “ đột ngột” ?
H: Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ?
- HS phát hiện.
- HS thảo luận, trả lời.
-> Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang -> lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp 
-> chua xót, bất ngờ.
- Phát hiện -> khổ thơ 4
-> Thể hiện sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh điện tắt. 
- Trong hoàn cảnh đối lập trăng đến với bạn bằng tình cảm tràn đầy, nguyên vẹn, thuỷ chung. Con người có thể quay lưng lại với quá khứ, còn trăng vẫn vậy, vẫn đánh thức tâm hồn họ.
Từ hồi về thành phố
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng
- Thình lình điện tắt
..vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.
-> Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì dưng dưng
Như là đồng, là bể
Như là sông, là rừng.
H: Những hình ảnh 
“ đồng, bể, sông, rừng” được lặp lại có ý nghĩa gì?
H: Cảm xúc của tác giả khi đối diện với vầng trăng ?
H: Vầng trăng ở cuối được thể hiện ntn ?
H: H/ảnh “ vầng trăng tròn vành vạnh’ và “ im phăng phắc” gợi suy nghĩ gì ?
H: Hãy nhận xét về kết cấu và giọng điệu bài thơ ? Những yếu tố đó có tác dụng gì với việc thể hiện chủ đề tác phẩm ?
H: Nêu chủ đề và ý nghĩa của bài thơ? Chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí dân tộc Việt Nam ?
: Hướng dẫn luyện tập.
H: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong “ ánh trăng”, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành 1 lời tâm sự ngắn ?
-> gợi lại những quá khứ gần gũi thân quen gắn bó sâu sắc -> ánh trăng.
- Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với lương tâm mình. Sự đối diện giữa thuỷ chung và bội bạc, giữa quá khứ và hiện tại -> xúc động.
-Phát hiện,trả lời.
- Thảo luận, trả lời
-> “ trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ.
-> “ ánh trăng im phăng phắc” -> chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta nhìn lại chính mình.
+ Bài thơ như 1 câu chuyện, kết hợp tự sự và trữ tình.
+ Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ 5 chữ -> tạo tính chân thực, chân thành, gây ấn tượng.
- HS tổng kết.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc diễn cảm bài thơ .
- HS tự bộc lộ.
-> ánh trăng đánh thức những kỉ niệm quá khứ, dánh thức những gì con người lãng quên.
3. Khổ thơ cuối.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
III/ Tổng kết: 
1. NT: Giọng điệu tâm tình, thể thơ 5 chữ.
2. ND:
* Ghi nhớ ( sgk ).
IV. Luyện tập.
* Bài tập.
4. Củng cố : Nhận định nào nói đúng nhất với những vấn đè về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra ?
A. Thái độ đối với quá khứ. B. Thái độ đối với người đã khuất.
C. Thái độ đối với chính mình. D. Cả A, B, C đều đúng.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc bài thơ, nắm được ND, NT văn bản.
Phân tích hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.
Làm bài tập ở tiết “ Tổng kết từ vựng”. 
..
Ngày soạn: 23/11/2009
Ngày giảng :24/11/2009
 Tiết 59 : tổng kết về từ vựng 
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : 
Củng cố những kiến thức đã học về từ vựng.
Vận dụng những kiến thức đã học về từ vựng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
Giáo dục HS biết sáng tạo khi tạo lập văn bản .
* Trọng tâm: Phân tích tác dụng của các hiện tượng ngôn ngữ trong phần bài tập
B.Chuẩn bị:
 * GV: Bảng phụ ghi các VD
 * HS: Ôn lại kiến thức đã học về từ vựng.
C Tiến trình dạy học:. 
ổn định tổ chức.
KTBC : 
+ Các biện pháp tu từ từ vựng đã học ?
+ Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và phân tích tác dụng của bện pháp tu từ đó trong 2 câu thơ sau 
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
 Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu 1 BT.
H: So sánh 2 dị bản của câu ca dao ? Trong trường hợp này từ “ gật gù” hay từ “ gật đầu” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa biểu đa ? Vì sao ?
H: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ cuả người vợ trong truyện cười ?
H: Trong các từ “ vai, miệng, chân, tay, đầu” ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? 
H: Phương thức chuyên nghĩa của các từ dùng theo nghĩa chuyển ?
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3 / 158.
Nhóm 1 : bài 1
Nhóm 2 : bài 2
Nhóm 3 : bài 3
- HS thảo luận, làm bài tập, trình bày, nhận xét.
- Nhóm 2 trình bày -> nhận xét, bổ sung
- Nhóm 3 trình bày -> nhận xét , bổ sung
I. Luyện tập.
Bài tập 1.
- Gật đầu : cúi xuống rồi ngẩng lên ngay ( thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý ).
- Gật gù : gật nhẹ, nhiều lần ( bểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng ). -> từ “ gật gù” thích hợp hơn.
Bài tập 2
- Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “ chỉ có một chân sút” ( cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn ).
Bài tập 3 
- Những từ dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay.
- Những từ dùng theo nghĩa chuyển:vai(hoán dụ),đầu(ẩn dụ ).
- Đọc yêu cầu bài tập 4.
- Đọc.
Bài tập 4.
H: Vận dụng kiến thức đã học về trườngtừ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ ?
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét .
- Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng.
- Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật có quan hệ liên tưởng với lửa : lửa, cháy, tro.
-> 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ -> xây dựng hình ảnh gây ấn tượng -> tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
- Đọc yêu cầu bài tập 6
- Đọc .
Bài tập 6
H: Truyện cười phê phán điều gì ?
H: Khi sử dụng từ ngữ ( trong giao tiếp hoặc trong tạo lập văn bản ) cần chú ý những gì ?
- HS thảo luận, trình bày.
- HS nhận xét.
-> phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.
II. Kiến thức cần nắm.
1. Dùng từ cần hiểu, nắm vững nghĩa của từ và giá trị biểu đạt của từ.
2. Cần sử dụng các biện pháp tu từ từ ựng, các mối liên hệ về nghĩa của từ một cách linh hoạt.
3. Không nên lạm dụng tiếng nước ngoài -> để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Củng cố:
 Gv nhắc lại những nội dung quan trọng
5.Hướng dẫn về nhà.
Ôn lại các kiến thức về từ vựng, làm bài tập 5 / 159.
Ngày soạn: 23/11/2009
Ngày dạy: 24/11/2009
 Tiết 60 : luyện tập viết đoạn văn tự sự 
 có sử dụng yếu tố nghị luận.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
Biết đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý.
Rè kĩ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
Giáo dục HS biết sáng tạo khi tạo lập văn bản .
* Trọng tâm: Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
B. Chuẩn bị:
GV: Một số đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức.
KTBC : 
 + Dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong VBTS ? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? 
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Treo bảng phụ
- Quan sát VD.
I. Thực hành tìm yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
+ Đọc VD ?
H: Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào ?
H: Các yếu tố nghị luận ấy có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của bài văn ?
Hướng dẫn SH thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
H: Nêu y/c các bài tập ?
* Y/c HS làm bài tập theo nhóm.
Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm viết 1 đoạn văn
* Gọi đại diện trình bày.
* Hướng dẫn SH nhận xét , sửa chữa.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc .
- Phát hiện
-> yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản .
- HS trả lời.
- Đọc yêu cầu bài tập 1, 2 / 161.
- Nhóm 1 : bài tập 1
- Nhóm 2 : bài tập 2
Các nhóm viết đoạn văn theo gợi ý trong 10 phút.
Đại diện các nhóm trình bày -> nhận xét .
* Ví dụ :
- Đoạn văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn”.
-> yếu tố nghị luận làm cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài tập 1.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn ?
- Nội dung của buổi sinh hoạt ? Em đã phát biểu vấn đề gì ?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng N là người bạn tốt ntn ?
Bài tập 2.
- Người em kể là ai ?
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
- Nội dung cụ thể là gì ? ND đó giản dị mà sâu sắc, cảm động ntn ?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện ?
4. Củng cố:
Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
5. Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Soạn văn bản “ Làng” : đọc, trả lời câu hỏi sgk.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc