CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427 )
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn với những chiến thắng oanh liệt như Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : Soạn bài, tham khảo tài liệu Bình Ngô đại cáo; lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động, trận Chi Lăng- Xương Giang. Máy chiếu
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm.
2 .Trò: Học bài cũ - Xem trước bài mới.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định :
* Kiểm tra sự chuẩn bị của hạo sinh
? Trình bày diễn biến chiến thắng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa?
? Cho biết quá trình tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
Ngày soạn : / 01 / 2010. Ngày dạy : 19 / 01 / 2009 Tuần 20 Tiết:39 Cuộc khởi nghĩa Lam sơn (1418 – 1427 ) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn với những chiến thắng oanh liệt như Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang. - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. B. chuẩn bị: 1. Thầy : Soạn bài, tham khảo tài liệu Bình Ngô đại cáo; lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động, trận Chi Lăng- Xương Giang. Máy chiếu - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm. 2 .Trò: Học bài cũ - Xem trước bài mới. C. tiến trình bài dạy: * ổn định : * Kiểm tra sự chuẩn bị của hạo sinh ? Trình bày diễn biến chiến thắng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa? ? Cho biết quá trình tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn như thế nào? * Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Cuối năm 1426 quân Minh có âm mưu nào? ? Chúng thực hiện âm mưu đó ra sao? ? Em có nhận xét gì về âm mưu của giặc Minh? ? Trước âm mưu của giặc ta đã đối phó bằng cách nào? - Máy chiếu lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động. ? Trình bày diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động trên lược đồ? ? Kết quả ra sao? ?Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động có ý nghĩa gì? - Liên hệ tới môi trường. ? Trước thất bại nặng nề ở Tốt Động và Chúc Động quân Minh có hành động nào? ? Em có nhận xét gì về lực lượng địch? ? Trước tình hình như vậy quân ta đã có chủ trương gì? - Máy chiếu lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng trên máy chiếu? Trình bày diễn biến trận Xương Giang trên máy chiếu? - Nhận xét, bổ sung. - Liên hệ tới môi trường. ? Cho biết nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ? Cuộc khởi nghĩa thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Liên hệ tới môi trường. Giáo viên khái quát bài iii. Khởi nghĩa Lam sơn toàn thắng (cuối năm 1426- cuối năm 1427 ) 1) Trận Tốt Động, Chúc Động ( Cuối năm 1426 ) a. Địch: Tăng viện binh để đưa số quân ở Đại Việt lên cao, tấn công nghĩa quân Lam Sơn để giành thế chủ động. - Diễn biến: + Tháng 10/ 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn quân tiến vào Đông Quan, + Mở cuộc phản công vào quân chủ lực của ta ở Cao Bộ. Chúng muốn quyết tâm duy trì ách đô hộ, tiêu diệt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Ta: - Đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động nhất tề xông lên, đánh tan đội hình dồn chúng xuống cánh đồng lầy để tiêu diệt. Học sinh thảo luận, trình bày trên lược đồ. - Kết quả: Tiêu diệt 5 vạn quân giặc, bắt sống trên một vạn. Vương Thông rút chạy về Đông Quan. TK : Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động đập tan âm mưu, hy vọng của quân Minh đẩy chúng vào tình thế suy yếu bị động, cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ. 2. Trận Chi Lăng- Xương Giang ( 10/ 1427) * Địch - Tháng 10/ 1427 quân Minh cử 15 vạn binh kéo vào nước ta + Đạo 1: Liễu Thăng chỉ huy theo đường Lạng Sơn. + Đạo 2: Mộc Thạnh chỉ huy theo đường Hà Giang. Đây là lực lượng mạnh nhằm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. * Ta: - Chủ trương tiêu diệt viện binh trước hết là Liễu Thăng. ( Học sinh thảo luận, trình bày trên bản đồ ) a. Trận Chi Lăng. - Ngày 8/19/1427 Liễu Thăng tiến vào nước ta. - Ta vừa đánh vừa nhử Liễu Thăng vào trận đã được mai phục sẵn. - Quân ta nhất tề xông lên tiêu diệt địch, Liễu Thăng tử trận, hơn một vạn quân bị tiêu diệt. b. Trận Xương Giang. - Lương Minh lên thay, củng cố quân lính tiến đánh Xương Giang, bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt đến ba vạn tên. Lương Minh bị giết, Lý Khánh tự vẫn. - Số quân còn lại co cụm ở giữa cánh đồng bị ta tiêu diệt và bắt sống. - Vương Thông nghe tin viện binh bị thất bại khiếp sợ xin hoà. - Ngày 3/ 2/ 1427 quân Minh rút quân về nước. TK: Qúa trình kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra hết sức ác liệt, chiến thắng cuối cùng đã thuộc về ta, quân Minh đã phải rút về nước. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. a. Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân theo lệnh của vua, các thành phần dân tộc đều tham gia kháng chiến chống giặc bảo vệ đất nước . - Cách đánh giặc đúng đắn , chiến thuật đúng đắn, sáng tạo , thấy được chỗ mạnh chỗ yếu của giặc từ đó buộc địch đánh theo ta, từ chủ động sang bị động. - Tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân ta..... b. ý nghĩa lịch sử: - Đập tan ách đô hộ của nhà Minh trong suốt 20 năm. - Ghi vào lịch sử dân tộc những trang chói lọi về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. - Để lại nhiều bài học quý giá về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ông. TK: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh suốt 10 năm ác liệt, cuối cùng nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi mở ra một thời kỳ phát triển mới cho lịch sử dân tộc. * Củng cố : ? Trình bày diễn biến các trận đánh Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang? ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? * Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm được nội dung của bài. - Tập trình bày các trận đánh trên lược đồ. - Chuẩn bị bài mới : Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( 1428- 1527) bằng cách đọc kỹ phần I. Tình hình chính trị, quân sự. Hiểu được tổ chức bộ máy chính quyền, quân sự, pháp luật sau chiến tranh thời Lê Sơ có sự tiến bộ bậc nhất Đông Nam á thời bấy giờ. Ngày soạn : 15 / 01 / 2010. Ngày dạy : / 02 / 2009 Tiết:40. Nước đại việt thời lê sơ (1428 – 1527 ) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được tổ chức bộ máy chính quyền, quân sự, pháp luật sau chiến tranh thời Lê Sơ có sự tiến bộ bậc nhất Đông Nam á thời bấy giờ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử . 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. B. chuẩn bị 1. Thầy : Soạn bài , tham khảo tài liệu có liên quan - Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ. 2 .Trò: Học bài cũ - Xem trước bài mới. C. tiến trình bài dạy * ổn định : * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ? Cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh? * Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Hoàn cảnh xây dựng bộ máy chính quyền thời Lê? ? Bộ máy chính quyền thời Lê được xây dựng ra sao? - Đưa Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ. - Yêu cầu HS quan sát lược đồ, nhận xét lược đồ hành chính có gì khác so với thời Trần. ? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê? ? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê? - Liên hệ tới môi trường. ? Tổ chức quân đội thời Lê như thế nào? ? Quân đội nhà Lê được xây dựng theo chính sách nào? Nhận xét chính sách này? ? Ngoài ra quân đội còn được bố trí ra sao? - Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ SGK. ? Em có nhận xét gì về tổ chức quan đội thời Lê? - Liên hệ tới môi trường. ? Cho biết luật pháp thời Lê? ? Nội dung bộ luật Hồng Đức? ? Bộ luật trên có điều gì đặc biệt? Qua đó em có nhận xét gì luật pháp thời Lê? - Liên hệ tới môi trường. i. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật 1) Tổ chức bộ máy chính quyền. - Hoàn cảnh: Đất nước được thái bình, nhân dân được ổn định tuy nhiên hậu quả chiến tranh còn nặng nề. - Bộ máy chính quyền: + Bãi bỏ một số chức vụ cao cấp + Giúp vua có các quan đại thần ở 6 bộ: Bộ Binh; Lại; Lễ; Hình; Công; Hộ. + Đời Lê Nhân Tông đất nước được chia thành 5 Đạo. + Đời Lê Thánh Tông chia đất nước thành 13 Thừa Tuyên. Học sinh thảo luận, trả lời; lên bảng vẽ. TK : Bộ máy nhà nước từng bước đi vào ổn định, thể hiện sự tiến bộ trong việc giảm bớt quyền lực trong tay quý tộc, thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế Tập quyền. 2. Tổ chức quân đội. - Chia quân đội thành hai bộ phận chính: + Quân triều đình. + Quân địa phương. - Thực hiện theo chính sách “ Ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo sản xuất vừa bảo vệ tổ quốc. - Quân đội luyện tập võ nghệ - Bố trí quân đội mạnh canh phòng nơi hiểm yếu HS đọc phần chữ nhỏ SGK. TK: Quân đội thời Lê vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội mạnh, tinh nhuệ. 3. Luật pháp. - Luật pháp được chú ý xây dựng. - Ban hành “Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Đức)” - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. + Khuyến khích phát triển kinh tế. + Bảo vệ quốc gia. + Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. TK: Việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ thể hiện tư tưởng tiến bộ, đảm bảo nhân quyền. Như vậy pháp luật thời Lê có nhiều tiến bộ và thể hiện tính nghiêm minh. * Củng cố : ? Cho biết tình hình chính trị , quân sự thời Lê Sơ ra sao? ? Vì sao nói bộ luật Hồng Đức có nhiều tiến bộ trong việc đảm bảo quyền con người? ? Qua bài học em học tập được gì về truyền thống của cha ông ta thủa trước? * Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm được nội dung của bài. - Tập trình bày một vấn đề trên lược đồ. - Sưu tầm các tài liệu viết về thời Lê. - Chuẩn bị tiếp: II. Tình hình kinh tế, xã hội bằng cách đọc kỹ phần1, 2 SGK. Hiểu được tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ: Với những chính sách hợp lí đất nước dần đi vào ổn định và phát triển. Tuần 21 Tiết:41 Ngày soạn: 28 / 01 / 2009. Ngày dạy :07 / 02 / 2009 Nước đại việt thời lê sơ (1428 – 1527 ) ii. Tình hình kinh tế – xã hội A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ: Với những chính sách hợp lí đất nước dần đi vào ổn định và phát triển. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử . 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng quê hương đất nước, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. B. chuẩn bị 1. Thầy : Soạn bài, SGK, SGV - Tranh ảnh về những thành tựu trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội thời Lê Sơ 2 .Trò: Học bài cũ - Xem trước bài mới. C. tiến trình bài dạy: * ổn định : 7A: /42 HS; 7B: / 38 HS * Kiểm tra Sự CHUẩN Bị CủA HọC SINH : ? Cho biết tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ? ? Cho biết những chính sách về quân đội và luật pháp thời Lê Sơ? * Bài mới : GV: Triều đình nhà Lê không chỉ thành công trên các lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật mà bằng những chính sách hợp lý thì kinh tế và xã hội cũng có những sự phát triển vượt bậc. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Cho biết hoàn cảnh đất nước thời Lê sau chiến tranh? ? Em hiểu gì về hoàn cảnh đó? ? Trước tình hình trên nhà Lê đã làm gì? ? Bộ máy chính quyền thời Lê được xây dựng ra sao? - Gọi HS đọc phần chữ nhỏ. ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp dưới thời Lê? ? Thủ công nghiệp dưới thời Lê như thế nào? ? Nhận xét thủ công nghiệp thời Lê? ? Tình hình thương nghiệp thời Lê như thế nào? - Gọi HS đọc phần chữ nhỏ. ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê? - Liên hệ tới môi trường. ? Xã hội thời Lê được chia thành những tầng lớp nào? ? So với thời Trần thì tình hinh kinh tế thời Lê và thời Trần có gì giống và khác nhau? ?Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê Sơ? ? Em có n ... ng - Chia đất nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. + Nguyễn ánh làm mọi việc nhằm phục hồi nhà nước phong kiến tập quyền Nhóm 4: Tình hình kinh tế xã hội- văn hoá nước ta từ thế kỷ XVI" XIX ? Nhóm 5: Lập niên biểu đất nước ta với những sự kiện lớn nhất từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ? - Học sinh thảo luận trả lời - GV nhận xét - bổ sung * Củng cố : ? Cho biết tình hình chính trị- văn hoá nước ta từ thế kỷ XVI- XIX ? ? Những đóng góp to lớn của Quang Trung với đất nước? ? Qua bài học em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với đất nước? * Hướng dẫn về nhà: - Học bài- làm bài tập - Lập bảng hệ thống kiến thức: – kinh tế + văn học - Chuẩn bị: Làm bài kiểm tra học kỳ - Biết vận dụng những kiến thức đã học để tự kiểm tra quá trình tiếp thu kiến thức của bản thân về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV- nửa đầu thế kỉ XIX. Tiết:70. Ngày soạn : 02 / 5 / 2009 Ngày dạy : Thực hiện vào ngày thi khảo sát: 04/ 5 / 2009 Làm bài kiểm tra HọC Kì II A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu cách vận dụng những kiến thức đã học để tự kiểm tra quá trình tiếp thu kiến thức của bản thân về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV- nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày, phân tích , đánh giá sự kiện lịch sử 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự lập , trung thực khi làm bài. B. chuẩn bị 1. Thầy : Soạn bài , ra đề phù hợp năng lực học sinh , có đáp án và biểu điểm rõ ràng , đề kiểm tra đã được phô tô sẵn. 2 .Trò: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến nay. C. tiến trình kiểm tra * ổn định : 7A : /41 HS; 7B: / 34 HS. * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * tiến hành kiểm tra: i- Đề bài. A. đề chẵn Câu 1: Cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu 2: Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn như thế nào? B. đề Lẻ Câu 1: Cho biết chính sách quốc phòng, ngoại giao của vua Quang Trung? Câu 2: Qúa trình nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? II. ĐáP áN – BIểU ĐIểM A. đề chẵn Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu phân tích được những ý sau: * Nguyên nhân thắng lợi: - Tinh thần đoàn kết dân tộc - ý chí đấu tranh chống áp bức. - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy. * ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn- Lê – Trịnh xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước. - Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh bảo vệ độc lập tổ quốc, ghi mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc. TK: Phong trào Tây Sơn tiêu biểu cho ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân, mở ra thời kì mới cho dân tộc ta. Câu 2: (6 điểm) Yêu cầu nêu được những ý sau: *Nông nghiệp: - Chú ý tới khai hoang, thực hiện các biện pháp di dâm lập ấp và lập đồn điền. - Năm 1828 Nguyễn Công Trứ lập lên các huyện Tiền Hải- Kim Sơn, - Việc khai khẩn đất hoang đã tăng nhưng ruộng đất bỏ hoang vì tập trung trong tay cường hào, địa chủ. " Chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. - Chính sách: Thiết lập chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng dất. Chế độ quân điền không có tác dụng - Việc đắp đê không được chú trọng, lụt lội hạn hán xảy ra liên miên. Đê điều được chú ý nhưng nạn tham nhũng nhiều, tài chính thiếu hụt * Công thương nghiệp: Nhà Nguyễn thiết lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tầu... thợ giỏi tập trung ở trong các xưởng của nhà nước. - Ngành nghề khai thác mỏ được mở rộng nhưng sau đó tàn lụi dần. - Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng khắp nước nhưng hoạt động còn phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. - Việc buôn bán có nhiều thuận lợi như ở Hà Nội, Huế nhưng nhà Nguyễn thực hiện chính sách không thông thương với các nước phương Tây. "Tình hình phát triển kinh tế có nhiều thuận lợi nhưng với những biện pháp chưa thực triệt để nền kinh tế dưới triều Nguyễn chưa đi vào ổn định, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều đói khổ. b. đề lẻ Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu phân tích được những ý sau: - Khó khăn: + Âm mưu của kẻ thù. Phía Bắc Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động, phía Nam Nguyễn ánh Cầu viện Pháp chiếm lại Gia Định - Chủ trương của Quang Trung + Quân đội: Xây dựng quân đội mạnh, củng cố quân đội về mọi mặt + Ngoại giao: Mềm dẻo, khéo léo, cương quyết nhưng quyết tâm giữ vững từng tấc đất của tổ quốc. + Đối nội: Dẹp bọn Lê Duy Chí ở Cao Bằng Tiêu diệt Nguyễn ánh lấy lại Gia Định - 16/9/1792 Quang Trung qua đời, đây là tổn hại lớn cho triều đại Tây Sơn và đất nước. Quốc Toản kế vị bất lực, không đập tan được âm mưu của Nguyễn ánh "Quang Trung có công lớn trong việc thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, xây dựng một xã hội mới song nguyện vọng chưa thành thì Quang Trung mất. Đây là mất mát thiệt thòi to lớn cho triều đại Tây Sơn, với đất nước Câu 2: (6 điểm) Yêu cầu nêu được những ý sau: - Tây Sơn suy yếu, hàng năm đến mùa gió đông Nam, Nguyễn ánh đem quân lấn dần vùng đất của Tây Sơn. - Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn ánh đánh thẳng ra Phú Xuân, Nguyễn Toản chạy lên Bắc Giang chấm dứt triều Tây Sơn( 1802) - Nhà Nguyễn được thành lập +1802 đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô lập ra triều Nguyễn. + 1906 Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế - Bộ máy nhà nước: + Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ trung ương tới địa phương. +1815 ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( Luật Gia Long) dựa trên bộ luật của nhà Thanh. + Nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. Đứng đầu mỗi tỉnh là tổng đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ. - Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì vững chắc, thiết lập trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau - Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. " TK: Triều đại Tây Sơn chấm dứt Nguyễn ánh lên thay thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền . III- Thu bài Sau 1 tiết học giáo viên thu bài. * Củng cố : - Nhận xét giờ kiểm tra * Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học - Làm lại bài kiểm tra trên lớp từ đó so sánh sai đúng * Chuẩn chương trình : Lịch sử lớp 8. Bằng cách đọc kỹ nội dung các phần bài học trước ở nhà ần a. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng trong các câu hỏi sau. Câu 1. Trình tự thời gian từ trước tới sau của các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn. A. Phan Bá Vành-Nông Văn Vân- Lê Văn Khôi- Cao Bá Quát B. Nông Văn Vân- Lê Văn Khôi- Phan Bá Vành- Cao Bá Quát C. Cao Bá Quát- Phan Bá Vành- Lê Văn Khôi- Nông Văn Vân D. Phan Bá Vành- Lê Văn Khôi- Nông Văn Vân- Cao Bá Quát Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ năm A.1416 B. 1417 C.1418 D. 1419 Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm. A. 1429 B. 1426. C.1427 D. 1428 Câu 4. Năm 1483 có sự kiện nào xảy ra trong các sự kiện dưới. A. Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức B. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền họ Trịnh C. Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân xâm lược Xiêm D. Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Câu 5. Trình tự thời gian từ trước tới sau của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. A. Hoàng Công Chất- Nguyễn Danh Phương - Nông dân Tây Sơn- Nguyễn Hữu Cầu B. Nguyễn Danh Phương- Hoàng Công Chất- Nguyễn Hữu Cầu- Nông dân Tây Sơn C. Nông dân Tây Sơn- Hoàng Công Chất- Nguyễn Danh Phương- Nguyễn Hữu Cầu D. Hoàng Công Chất- Nguyễn Danh Phương- Nguyễn Hữu Cầu- Nông dân Tây Sơn Câu 6.Thời kì Lê- Mạc và cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều diễn ra năm: A. 1527- 1592 B.1537- 1593 C. 1543- 1592 D. 1545- 1592 Câu 7. Năm 1527 có sự kiện nào xảy ra trong các sự kiện dưới A. Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức B. Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc. C. Nhà Mạc sụp đổ. D. Khoa thi Hội đầu tiên của nhà Lê được tổ chức. Câu 8. Năm 1627-1672 có sự kiện nào xảy ra trong các sự kiện dưới. A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất B. Thời kì Lê- Mạc và cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều C. Cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều. D. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Phần II: Tự luận Câu1.Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu2. Tình hình kinh tế dưới Triều Nguyễn như thế nào? II. ĐáP áN – BIểU ĐIểM A- Trắc nghiệm ( 4 Điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). HS khoanh tròn đúng vào chữ cái đầu mỗi đáp án sau: Câu 1. A. Phan Bá Vành-Nông Văn Vân- Lê Văn Khôi- Cao Bá Quát Câu 2. B. 1417 Câu 3. C.1427 Câu 4. A. Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức Câu 5.D. Hoàng Công Chất- Nguyễn Danh Phương- Nguyễn Hữu Cầu- Nông dân Tây Sơn Câu 6.C. 1543- 1592 Câu 7. B. Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc. Câu 8. D. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai miền. B- Tự luận. ( 6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu phân tích được những ý sau: a. Nguyên nhân thắng lợi. - Đoàn kết dân tộc - ý chí đấu tranh chống áp bức. - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của QT và bộ chỉ huy. b. ý nghĩa lịch sử. - Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn- Lê – Trịnh xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước. - Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh bảo vệ độc lập tổ quốc, ghi mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc. TK: Phong trào Tây Sơn tiêu biểu cho ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân, mở ra thời kì mới cho dân tộc ta. Câu 2: (4 điểm) Yêu cầu nêu được những ý sau: *Nông nghiệp: - Chú ý tới khai hoang, thực hiện các biện pháp di dâm lập ấp và lập đồn điền. - Năm 1828 Nguyễn Công Trứ lập lên các huyện Tiền Hải- Kim Sơn, - Việc khai khẩn đất hoang đã tăng nhưng ruộng đất bỏ hoang vì tập trung trong tay cường hào, địa chủ. " Chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. - Chính sách: Thiết lập chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng dất. Chế độ quân điền không có tác dụng - Việc đắp đê không được chú trọng, lụt lội hạn hán xảy ra liên miên. Đê điều được chú ý nhưng nạn tham nhũng nhiều, tài chính thiếu hụt * Công thương nghiệp: Nhà Nguyễn thiết lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tầu... thợ giỏi tập trung ở trong các xưởng của nhà nước. - Ngành nghề khai thác mỏ được mở rộng nhưng sau đó tàn lụi dần. - Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng khắp nước nhưng hoạt động còn phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. - Việc buôn bán có nhiều thuận lợi như ở Hà Nội, Huế nhưng nhà Nguyễn thực hiện chính sách không thông thương với các nước phương Tây. "Tình hình phát triển kinh tế có nhiều thuận lợi nhưng với những biện pháp chưa thực triệt để nền kinh tế dưới triều Nguyễn chưa đi vào ổn định, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều đói khổ. III- Thu bài Sau 1 tiết học giáo viên thu bài. * Củng cố : - Nhận xét giờ kiểm tra * Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học - Làm lại bài kiểm tra trên lớp từ đó so sánh sai đúng .Chuẩn chương trình : Lịch sử lớp 7
Tài liệu đính kèm: