A. Mức độ cần đạt:
- Bước dàu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cám nhận được giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến Thức:
- Nắm được cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiểu được hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũ và vẻ đẹp của họ.
- Nắm được nghệ thuật kể truyện của tác giả
- Liên hệ giữa chuyện và truyện “ Vợ chàng Trương”
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu truyện viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm có nguồn gốc nghệ thuật dân gian.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Cảm thông trước số phận người phụ nữ bất hạnh.
TUẦN 4. Ngày soạn: 19 .08.’10 TIẾT : 16 +17 Ngày dạy: 23. 08.’10 Văn bản : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích: “Truyền kỳ mạn lục”) - Nguyễn Dữ - A. Mức độ cần đạt: - Bước dàu làm quen với thể loại truyền kì. - Cám nhận được giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Nắm được cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. - Hiểu được hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũ và vẻ đẹp của họ. - Nắm được nghệ thuật kể truyện của tác giả - Liên hệ giữa chuyện và truyện “ Vợ chàng Trương” 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu truyện viết theo thể loại truyền kì. - Cảm nhận được chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm có nguồn gốc nghệ thuật dân gian. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Cảm thông trước số phận người phụ nữ bất hạnh. C. Phương pháp: Thuyết trình, Thảo luận , vấn đáp D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được coi trọng, dù có phẩm chất đáng quý nhưng vẫn không được hưởng hạnh phúc. Vũ Nương trong câu chuyện ngày hôm nay chúng ta được học là người có số phận như thế. Số phận của nàng phải chăng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Để trả lời được những câu hỏi đó, mời các em tìm hiểu bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung GV: Hướng dẫn học sinh đọc: To, rõ, truyền cảm Nhận xét cách đọc của học sinh. ? Giới thiệu những nét chính về tác giả? HS dưạ vào chú thích giới thiệu GV: chốt ý ? Em hiểu thế nào là truyền kỳ? Hs: trình bày theo sự hiểu biết. GV: ‘Truyền kỳ mạn lục” Tác phẩm gồm 20 truyện với nhiều đề tài: tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng,... * HOẠT ĐỘNG 2: tìm hiểu văn bản gv: hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chi tiết. ? Văn bản này được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? ? Nêu nội dung tổng quát của văn bản này?(đại ý văn bản) HS trả lời -GV bổ sung thêm Hết tiết 1, chuyển tiết 2 Phân tích văn bản ? Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào? cách giới thiệu của tác giả thể hiện thái độ của ông thế nào? HS dựa vào văn bản trả lời ? Khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng?Nhận xét gì về thái độ của tác giả ở đây? ? Khi phải sống xa chồng nàng bộc lộ những đức tính gì? GV : chốt ý ? Vậy khi xa chồng nàng là người phụ nữ, người con như thế nào? HS: nhận xét. ? Khi nàng bị chồng nghi oan là không chung thuỷ, nàng đã làm gì? HS: thông qua các lời thoại trả lời ? Qua các tình huống trên đây, em có nhận xét gì về tính cách của Vũ Nương? Hs: suy nghĩ trả lời Tìm hiểu nghệ thuật ? Xác định các yếu tố kỳ ảo trong truyện HS xác định trả lời -GV chốt GV: phân tích thêm ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo ? Hãy phân tích tình tiết kỳ ảo ở cuối truyện? ? Những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. ? Ý nghĩa văn bản. * HOẠT ĐỘNG 3: GV: hướng dẫn hs thực hiện công việc ở nhà. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Nguyễn Dữ (? - ?). - Người Hải Dương. - Sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi xin về ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hoá. 2. Tác phẩm: Trích “Truyền kỳ mạn lục”. - Truyền kỳ mạn lục: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam 3. Thể loại: Truyền kì. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc- tìm hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: 3 phần: + Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương, phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. + Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. + Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương . b. Phương thức biểu đạt: tự sự , biểu cảm. c. Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình. d. Phân tích: d 1. Nhân vật Vũ Nương: * Những phẩm chất tốt đẹp của nàng: - Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na, đẹp người, đẹp nết. . - Trong cuộc sống bình thường: Đức hạnh với chồng=> Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả. Lời nói: dịu dàng àNhững lời nói ân tình, đằm thắm=>Yêu thương. Khi chồng di xa: - Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. - Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót, ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình. *Nỗi oan của Vũ Nương. - Bị nghi ngờ là thất tiết.Nàng đã phân trần với chồng, cầu xin chồng đừng nghi oan. à Hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình - Tìm đến cái chết để minh oan =>Một người phụ nữ vẹn toàn đẹp người ,đẹp nết. d2 . Những yếu tố kỷ ảo trong truyện: - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. - Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương được đưa về dương thế. - Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang. à Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đời thực, làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. 3. Tổng kết * Nghệ thuật: - Khai thác vốn văn học DG - Sáng tạo nghệ thuật về nhân vật, sử dụng yếu tố thần kì. - Sáng tạo nên kết thúc truyện không sáo mòn. * Ý nghĩa: Với quan niệm hạnh phúc khi đã vỡ sẽ không hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng, ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người PNVN .một lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống lại bài. Vẻ đẹp của Vũ Nương - Nỗi oan của nàng. Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm. - Bài tập: Kể lại văn bản theo cách của em. - Yêu cầu: Đảm bảo các tình tiết, sự việc chính của câu chuyện. - Soạn: “Xưng hô trong hội thoại”. E. Rút kinh nghiệm: TUẦN 4. Ngày soạn: 25 .08.’10 TIẾT : 18 Ngày dạy: 29. 08.’10 Tiếng Việt: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI A. Mức độ cần đạt: -. Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt. - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Nắm được hệ thống xưng hô tiếng Việt - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. 2. Kĩ năng: - Phân tích để thấy được mối quan hệ sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại. - Sử dụng từ ngữ thích hợp trong giao tiếp. 3. Thái độ: vận dụng kiến thức học trong giao tiếp, tự hào về sự phong phú của tiếng Việt. C. Phương pháp: thảo luận, vấn đáp. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các phương châm hội thoại đã học? 3. Bài mới: giới thiêu bài: Tiếng Việt có những từ ngữ xưng hô rất phong phú và mang sắc thái biểu cảm? Cách sử dụng chúng ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung ? Em hãy nêu một số những từ dùng để xưng hô trong tiếng Việt? HS : trả lời. ? Hãy cho biết cách dùng từ ngữ xưng hô ở trên? HS: Cách dùng với ngôi thứ: ? Cách dùng biểu lộ sắc thái biểu cảm như thế nào? Gv: phân tích một số trường hợp xưng hô đặc biết. ? Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt với từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh cho nhận xét? HS :trả lời GV: phân tích thêm. *Ví dụ (SGK/38, 39): Hai đoạn trích (Trích từ Dế ? Em hãy xác định từ ngữ xưng hô ở hai đoạn trích? ? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt? Giải thích sự thay đổi đó? HS Thảo luận trả lời GV : phân tích . ? Qua đây, em hãy rút ra kết luận chung về từ ngữ xưng hô của tiếng việt? ? Khi sử dụng từ ngữ xưng hô cần chú ý điều gì? HS : dự vào nội dung các ví dụ rút ra kết luận. *HOẠT ĐỘNG 2: Thực hiện các bài tập. -Bài tập 4: (SGK trang 40). *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn về nhà Gv : Giao công việc về nhà. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. a. Từ ngữ dùng để xưng hô -Ví dụ :Tôi, ta. anh, chị , chúng tôi, Chúng ta, ông ấy, bà ấy *Cách dùng các từ ngữ: -Ngôi thứ nhất :Tôi,tao,chúng tao, -Ngôi thứ hai : Mày mi,chúng mày.. -Ngôi thứ ba :Nó ,hắn,chúng nó,họ,. *Sắc thái biểu cảm: - Suồng sã: Mày, tao, chúng tao, bọn tao, - Sắc thái thân mật: Anh, chị, em, - Sắc thái trang trọng: Quý ông, quý bà, - Sắc thái trung hoà: Tôi, chúng tôi, *So sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng việt Với từ ngữ xưng hô trong tiếng anh Ngôi Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Tôi,tao,tớ,chúng tôi I, We. 2 Mày,mi, anh you 3 Nó, họ, anh ấy, It,they,he,she àTừ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú và tinh tế hơn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh. 2. Ví dụ SGK/39 a.Từ ngữ xưng hô: Anh -em; Ta - chú mày->Thể hiện sự bất bình đẳng (Dế Choắt-ở vị thế yếu: Dế Mèn –ở vị thế cao ) b.Từ ngữ xưng hô: Tôi -Anh ->Thể hiện sự bình đẳng =>Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. *Ghi nhớ (SGK/39). II. LUYỆN TẬP: Bài tập 4: (SGK trang 40). + Danh tướng: 1. Thầy - con; 2. Thầy – con. + Thầy giáo già: Ngài. - Người học trò: Thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng với thầy giáo mình.Chúng ta cần nói theo tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt: Phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Sử dụng từ ngữ xưng hô: Căn cứ vào đối tượngvà các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp. E. Rút kinh nghiệm TUẦN 4 Ngày soạn: 28 .08.’10 TIẾT :19 Ngày dạy: 01. 08.’10 Tiếng Việt : CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP. A. Mức độ cần đạt: - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật. - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp - Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng: - Nhận biết cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Biết vận dụng 2 cách dẫn để tạo lập văn bản. 3. Thái độ: tích cực trong giờ học. C. Phương pháp: thảo luận. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Khi xưng hô trong hội thoại cần chú ý những điểm nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: để truyền tải lại lời nói của một nhân vật hay của người nói chúng ta thường phải trích dẫn và để trong ngoặc kép, và khi chuyển tải thành ý mà không đúng từ ngữ câu chữ, hai cách dẫn đó người ta gọi là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Vậy làm thế nào để thực hiện được hai cách dẫn ấy? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung. Ví dụ 1: Hai đoạn trích (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)-SGK/53. Hs: đọc. ? Ở đoạn trích a, b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với những bộ phận trước đó bằng những dấu gì? HS: thảo luận (3’) trình bày. ? Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì? Hs: thảo luận (3’) trình bày. Gv: định hướng, phân tích.: ? Em hiểu cách dẫn trực tiếp là cách dẫn như thế nào? HS trả lời * Ví dụ 2: (SGK trang 53). ? Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? HS: trao đổi theo cặp, trình bày. ? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? HS: trình bày. ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay bằng từ gì? ? . Em hiểu như thế nào là cách dẫn gián tiếp? GV :Chốt ý Hs: đọc phần ghi nhớ. *HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP: GV :hướng dẫn hs làm bài tập sgk GV Hướng dẫn h/s làm bài tập này. Học sinh dựa vào những gợi ý hoàn thành bài tập Trình bày miệng trước lớp. => Dẫn trực tiếp: => Dẫn gián tiếp. *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn làm bài , học bài ở nhà. Gv: hướng dẫn học bài làm bài. NỘI DUNG BÀI DẠY. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Cách dẫn trực tiếp: *Ví dụ 1 SGK/ 53 - Đoạn a: “ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. Phần in đậm ở đoạn a là lời nói, vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của gười dẫn. -Dấu hiệu: đứng trước có dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Đoạn b: hần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “nghĩ”. * ghi nhớ sgk/ 2. Cách dẫn gián tiếp: *.Ví dụ 2SGK/53 Đoạn a, phần câu in đậm là lời nói: Không có dấu hiệu ngăn cách phần này. Đoạn b, bộ phận câu in đậm là ý nghĩa - Giữa phần ý nghĩ và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là. Cách dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. *Ghi nhớ: (SGK trang 54). II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: (SGK trang 54). - Đoạn a, lời dẫn “...” Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán cho nó.à Lời dẫn trực tiếp. - Đoạn b, “Cái vườn này .. còn rẻ cả”. Đây là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ “Lão tự bảo rằng”)à Lời dẫn trực tiếp. Bài tập 2: (SGK trang 54, 55). - Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách “Chủ tịch thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị ..làm được”. - Dẫn gián tiếp. Trong cuốn sách “Chủ tịch ”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Làm các bài tập còn lại, soạn bài mới. Đề kiểm tra 15’ I . ĐỀ BÀI: Câu 1: Kể tên các phương châm hội thoại đã học ? Câu 2: Nội dung của phương châm về lượng ,về chất. Câu 3: Câu tục ngữ sau thể hiện phương châm hội thoại nào đã học ? “Biết thì thưa thốt- Không biết dựa cột mà nghe “ ĐÁP ÁN Câu 1: Có 5 phương châm hội thoại :phương châm về lượng , phương châm về Chất, phương châm cách thức, phương châm quan hệ , phương châm lịch sự Câu 2 : - Khi giao tiếp cần nói có nội dung , nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp không thiếu, không thừa - Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Câu 3 : Câu tục ngữ thể hiện phương châm về chất Bảng thống kê điểm. Lớp ss Số bài > TB < TB 9a1 9a4 E. Rút kinh nghiệm TUẦN 4 Ngày soạn: 28 .08.’10 TIẾT :20 Ngày dạy: 01. 08.’10 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. A. Mức độ cần đạt: - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mọi hoàn cảnh giao tiếp. - Củng cố kiếm thức về tự sự đã được học. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Nắm được các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện). - Đáp ứng yêu cầu của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự. 2. Kĩ năng: Tóm tắt một văn bản theo yêu cầu khác nhau 3. Thái độ: tích cực trong giờ học. C. Phương pháp: thực hành theo nhóm. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: giới thiệu bài: trong cuộc sống đôi khi chúng ta có những việc cần trình bày ngắn gọn do yêu cầu về thời gian hoặc công việc, để trình bày ngắn gon một vấn đề gì đó chúng ta phải tóm tắt sự việc chính trình bày đầy đủ. Vậy làm cách nào để tóm tắt ngắn , đầy đủ, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta kĩ năng này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu chung ? Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản ? Hãy tìm các tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt để trình bày? HS: trình bày Tìm hiểu các chi tiết tóm tắt trong sgk. Về chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” ? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? ? Có thiếu không? Sự việc thiếu có quan trọng? Tại sao? ? Trình tự xếp sắp đã hợp lý chưa? ? Sửa lại như thế nào? HS: Thảo luận, trình bày Gv: định hướng, giải thích cách chi tiết cần có khi tóm tắt. Hs: Đọc ghi nhớ SGK? * HOẠT ĐỘNG 2: luyện tập Gv: Hướng dẫn học sinh viết tóm tắt văn bản tự sự : Lão Hạc Trình bày. Gv: nhận xét. Gv: Cho hs đọc một số truyện trong chương trình học và tóm tắt. Hs: thực hiện * HOẠT ĐỘNG 3: GV: Giao công việc về nhà. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự: * Các tình huống SGK/58 Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra. *Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự: - Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, những chi tiết, sự kiện được lựa chọn phải được tổ chức thành chỉnh thể thống nhất. -Có 7 sự việc chính , còn thiếu 1 sự việc: -Đứa con chỉ cái bóng trên tường vì đây là điển chính để dẫn đến cái chết của VN. *Ghi nhớ: II .LUYỆN TẬP Bài tập 1: SGK trang 58. HS: Trình bày + Ưu điểm: + Tồn tại: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Đọc lại ghi nhớ.- Về nhà làm hết bài tập trong SGK?- Đọc trước “Sự phát triển của từ vựng E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: