Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5

 Tiết 21

A/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp h/s nắm đc từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

-Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghiã trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

-Luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

*Trọng tâm: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

Bài tập 1,2,4

B/Chuẩn bị :

 Bảng phụ ghi bài tập 1.

C/ Tiến trình bài dạy:

1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ.

 Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?

 Làm BT 5 cho về nhà.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05
Ngày soạn :18/09/2009 
Ngày dạy: 19/09/2009
 Tiết 21 
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/s nắm đc từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
-Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghiã trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. 
-Luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
*Trọng tâm : Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Bài tập 1,2,4
B/Chuẩn bị : 
 Bảng phụ ghi bài tập 1.
C/ Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
 Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?
 Làm BT 5 cho về nhà.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
- H/s đọc VD1(SGK trang 55, 56)
- Từ "kinh tế" trong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" có ý nghĩa là gì?
- Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? (Không) Nó thường đc dùng theo nghĩa ntn? 
- Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Đọc VD2 (a, b)
? Trong VD 2a các từ "xuân" có ý nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc?
? Xuân chuyển nghĩa theo phương thức nào?
? Từ "tay" câu thơ 1 có nghĩa là gì?
- Từ "tay' chuyển nghĩa theo phương thức nào?
- Từ các VD trên, rút ra NX về sự biến đổi và phát triển nghĩa.
- Gọi h/s đọc SGK.
-"Kinh tế" : Có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nc việc đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nc, cứu giúp người đời.
- Hiện nay hiểu theo nghĩa: Toàn bộ hành động của con ngời trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
-"Xuân" : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, đc coi là mở đầu của năm 
- "Xuân" câu 2 - có nghĩa tuổi trẻ (nghĩa chuyển) - theo phương thức ẩn dụ
-Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc)
-Tay2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (kẻ buôn người)
- Phương thức hoán dụ
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ:
 Ví dụ 1: Sgk
=>Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới đợc hình thành.
* Ví dụ 2 :
-Xuân 1:Nghĩa gốc
-Xuân2: Nghĩa chuyển
=>chuỷển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
-Tay 1: Nghĩa gốc
-Tay 2: Nghĩa chuyển
=>chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
* Ghi nhớ:(SGK)
Treo bảng phụ ghi bài tập 1
Xác định nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của từ "chân"
- Nêu rõ phương thức chuyển nghĩa?
-HS đọc y/c bài tập 2
Nhận xét những nghĩa của từ trà trong những trà atisô, trà sâm...
Hãy tìm VD để c/m rằng: Các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1( trang 56):
a. Nghĩa gốc: chỉ bộ phận cụ thể người
b. Nghĩa chuyển: 1 vị trí trong đội tuyển (phương thức hoán dụ)
c. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc đất của cái kiềng. (phương thức ẩn dụ)
d. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của mây (phương thức ẩn dụ)
 Bài tập 2 (T 57) 
- Trà atisô, trà sâm từ "trà" được dùng với nghĩa chuyển dùng để chữa bệnh. Đó là những sản phẩm từ thực vật đựơc chế biến thành dạng khô, dùng để pha nc uống. 
Từ "trà" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Bài 4:
a, Hội chứng viêm đg hô hấp cấp rất phức tạp. (nghĩa gốc)
-Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. (nghĩa chuyển)
b, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (nghĩa gốc)
Ngân hàng đề thi (nghĩa chuyển)
C, Anh ấy bị sốt cao.(nghĩa gốc)
-Cơn sốt đất.(nghĩa chuyển)
D, Vua Lý Thái Tổ là vị vua anh minh.(nghĩa gốc)
-Vua bóng đá
4. Củng cố:
 Nhắc lại nội dung chính của bài: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ.
 Tìm VD có từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn làm BT 3, 4, 5 trang 57 SGK
- Học thuộc phần ghi nhớ
-Học bài cũ: Chuyện người con gái Nam Xương
-Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 ______________________________
Ngày soạn : 21/09/2009
Ngày dạy : 22/09/2009 
 Tiết 22 
 (Trích : Vũ trung tuỳ bút )
- Phạm Đình Hổ-
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/s thấy đc cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả
Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bảncủa thể loại tuỳ bút đời xưa & đánh giá đc giá trị NT của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
Luyện kĩ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút 
* Trọng tâm : Cuộc sống xa hoa trong phủ Chúa.
B/ Chuân bị:
 GV; -Tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút
 Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí
 Các triều đại Việt Nam
 HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C.Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kể tóm tắt chuyện "Người con gái NX" theo ngôi kể Vũ Nương hoặc Trương Sinh (ngôi thứ nhất)
 Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản.
3. Bài mới:
Giới thiêu bài
Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều Lê- Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng, lộng hành, thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu “Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo thể loại tiểu thuyết lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể loại kí sự ( “Thượng kinh kí sự” ) thì Phạm Đình Hổ chọn thể tuỳ bút với cốt truyện đơn giản, kết cấu, bố cục tự do tuỳ theo cảm xúc mà ghi chép những đièu mắt thấy, tai nghe. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện nhỏ mà tác giả tuỳ theo ngọn bút viết trong mưa một cách tự nhiên, thoải mái, chân thực, chi tiễten những lời bình chú ngắn gọn
G/v hướng dẫn cách đọc:
 Đọc giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
G/v đọc mẫu->HS đọc
- Nêu những hiểu biết của em về Phạm Đình Hổ
- Qua tìm hiểu ở nhà, em thấy tác phẩm Vũ Trung tuỳ bút viết trong thời gian nào?
Thể loại? Em hiểu gì về thể loại đó?
- Chuyện cũ ... ghi chép về những điều gì? ở đâu?
- Khi ghi chép những chuyện xảy ra trong phủ chúa, tác giả đã kể theo ngôi nào? - Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
Hãy tìm bố cục của đoạn trích. Nêu ND tg phần.
- H/s theo dõi vào phần 1 của VB
- Phần đầu VB, tác giả đã giới thiệu các thú chơi của Trịnh Sâm diễn ra ntn?
- Qua những chi tiết trên, em có thể hình dung 1 cảnh tượng ăn chơi ntn? ( liên hệ: “Đêm hội Long Trì”-Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân)
- Ngoài thú chơi đèn đuốc, Trịnh Sâm còn có thú chơi gì? Tìm những sự việc minh hoạ điều đó?
- Những sự việc đó cho thấy chúa Trịnh đã thoả mãn thú chơi cây cảnh của mình theo cách nào? Em nghĩ gì về cách hưởng thụ đó?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Thông qua NT ấy, em hiểu gì cách sống của vua chúa thời p/k suy tàn?
- Đọc câu văn "Mỗi khi đêm thanh cảnh - triệu bất thường" 
- Em hình dung đó là một cảnh tượng ntn?
- Từ cảnh tượng đó, có người đã liên tưởng đến những điềm gở trong phủ chúa Trịnh, đó là những điềm gì?
Liên hệ: HLNTC-kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy
- H/s theo dõi tiếp đoạn còn lại.
- Dựa vào thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì?
- Vì sao chúng làm đc như vậy?
- Thực chất những hành động đó là gì? 
- Kết thúc đoạn văn tác giả dã kể lại 1 sự việc gì từng xảy ra ngay tại gia đình mình?
- Sự việc đó có thực không?
- Điều đó nhằm mục đích gì?
-Kq NT đặc sắc của VB.
- Đọc chuyện, em hiểu thêm sự thật nào về đời sống của Vua chúa, quan lại p/k thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn?
- Từ đó em hiểu tác giả có thái độ ntn đối với đời sống khi cầm bút viết văn?
-HS nghe
-Đọc diễn cảm
-HS đọc chú thích:2->19
- (1768 - 1839) còn gọi là Chiêu Hộ
- Thời vua Minh Mạng có ra làm quan rồi lại mấy lần từ quan.
- Ông để lại nhiều công trình biên soạn thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá văn học bằng chữ Hán.
- Vũ trung tuỳ bút viết khoảng đầu TKXIX. Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút (Tuỳ bút: một loại bút kí, thuộc thẻ loại tự sựnhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.
Chuyện cũ .... chúa ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 - 1782), một vị chúa nổi tiếng thông minh, kiêu căng, xa xỉ.
-kể theo ngôi thứ 3
-> Đảm bảo tính khách quan của sự ghi chép.
- P1:Từ đầu - bất thường. 
=>c/s xa hoa trong phủ Chúa
- P2: Còn lại: 
=>Sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
- Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
- Thích chơi đèn đuốc. Mỗi tháng 3, 4 lần Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ. khúc nhạc.
- Tốn kém, xô bồ, thiếu văn hoá.
- Thích chơi cây cảnh.
+ Ra sức vơ vét những của quí trong thiên hạ. Bao nhiêu loài trân cầm dị thú.... chậu hoa, cây cảnh ở chốn dân gian.... thứ gì.
+ Lấy cả cây đa to
+ Trong phủ chúa bày vẽ cảnh núi non.
đ Dùng quyền lực cưỡng đoạt. Đó không phải là sự hưởng thụ cái đẹp chính đáng. Đó là sự chiếm đoạt.
- Các sự việc cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê, có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để gây ấn tượng. 
đ Chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nc, ăn chơi bằng quyền lực và hết sức tham lam.
đ Rùng rợn, bí hiểm, ma quái
đ Nơi đây không phải là cuộc sống bình thường, vì nó gợi sự chết chóc, một sự sống cận kề với cái chết, với ngày tận thế, một điềm chẳng lành. Nó như dự báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nc mắt của dân lành. Quả thực điều đó sẽ xảy ra không lâu sau khi Thịnh Vượng mất.
- Ra ngoài doạ dẫm.
- Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quí thì biên 2 chữ phụng thủ (lấy để dâng chúa)
- Đêm đến, lẻn ra, sai lính đem về, có khi phá nhà, đập tường để khiêng ra.
- Buộc tội cất giấu vật cung phụng
- Doạ lấy tiền.
đ Được chúa dung dưỡng, vì theo lệnh chúa, vì chúng đắc lực giúp chúa thoả mãn thú chơi xa xỉ.
đ Hành động vừa ăn cướp vừa la làng của bọn nương bóng chúa.
- Bà mẹ của tg: (bà Cung Nhân) phải sai chặt.. tai hoạ.
- Làm cho các sự việc đc kể trong bài khách quan hơn, ngời đọc tin hơn. Tính chân thực đáng tin cậy của câu chuyện tăng thêm.
-Cách ghi chép sự việccụ thể, chân thực, sinh động
--Phản ánh đ/s xa hoa của chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê -Trịnh
- Tôn trọng hiện thực.
- Phê phán, báo trước sự diệt vong của chế độ.
Y/c: HS viết đ/v: Trình bày hiểu biết của mình về tình trạng đất nc vào thời Lê- Trịnh
I. Đọc Tìm hiểu chung:
1.Đọc
2. Chú thích:11,12, 13,19
3. Tác giả:
Phạm Đình Hổ ( tục Chiêu Hổ )
4. Tác phẩm:
5. Thể loại: Tuỳ bút
* Ngôi kể: Ngôi thứ ba
6. Bố cục : 2 phần.
7. PTBĐ: Tự sự
II. Đọc - hiểu Văn bản
1. Cuộc sống xa hoa trong phủ Chúa Trịnh:
-XD đình đài iên tục.
-Tổ chức những cuộc dạo chơi lố lăng, tốn kém.
-Thích chơi cây cảnh
=>ỷ quyền thế cướp đoạt những của quý trong thiên hạ
=>Cách kể, tả, tỉ mỉ, khách quan.
=>Báo trước sự suy vong tất yếu của triều Lê -Trịnh
2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa:
 =>Chúng thừa gió, bẻ măng, vừa vơ vét tiền của của dân, vừa đc tg mẫn cán với chúa.
=>Mọi nỗi thống khổ trút lên đầu ng dân.
-Tg: bất bình, chán nản trước c/s nhiễu nhương.
III. Tổ ... ỏi còn lại trong Sgk để thấy đc vẻ đẹp của ng anh hùng Nguyễn Huệ và sự thảm bại của quân Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống. 
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 22/09/2009
Ngày dạy : 23/09/2009 
 Tiết 24 
 (tiếp)
 (Ngô Gia Văn Phái)
Hồi thứ mười bốn:Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Lonh, Chiêu Thống trốn ra ngoài
A/ Mục tiêu cần đạt:	
- Giúp h/s cảm nhận đc vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quan Thanh ; sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị NT của thể loại tiểu thuyết, lịch sử :lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích NV trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động
* Trọng tâm : Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
B/Chuẩn bị:
- Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí.
- Bản đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh
 C/Tiến trình dạy học 
 1. Tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ :
Kể tóm tắt hồi thứ 14 của tp ‘‘Hoàng Lê nhất thống chí’’
3. Bài mới:
Giới thiệu bài ( chuyển tiết 1-> tiết 2 )
- Khi nhận được tin cáo cấp của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì?
- Nguyễn Huệ tiến hành làm việc gì?
- Quang Trung không chỉ là con người mạnh mẽ, quyết đoán mà ông còn là người ntn nữa?
- Giáo viên phân tích lời dụ quân lính (trang 66)
- Việc Quang Trung dùng Ngô Thì Nhậm chủ mưu rút quân khỏi Thăng Long, tha tội cho Ngô Văn Sở cho em thấy ông là người ntn?
? ý muốn lâu dài tránh chuyện binh đao ở phơng Bắc để phúc cho nhân dân cho em thấy thêm khả năng nào của Quang Trung?
?Theo dõi tiếp phần VB, em thấy trong việc đại phá quân Thanh Nguyễn Huệ có những tài gì trong việc dùng binh?
- Dùng dẫn chứng trong bài minh hoạ điều đó?
- Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả ntn?
- Hãy liệt kê mưu kế đánh giặc của Nguyễn Huệ?
=>Thông qua các sự việc trên, em thấy Quang Trung là vị vua ntn?
-Tại sao vốn trung thành vời nhà Lê, ko mấy cảm tình vứi quân Tây Sơn mà các tg vẫn viết về Quang Trung một cách hào hứng như vậy?
- H/s theo dõi "Lại nói Tôn Sĩ Nghị đc nữa" (trang 69)
-Mục đích của quân Thanh sang An Nam?
- Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh nh vũ bão, thì cuộc sống của các tướng lĩnh nhà Thanh ở Thăng Long diễn ra ntn?
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi thì tướng quân nhà Thanh ntn?
- Em thấy chi tiết nào bi thảm nhất?
Thảo luận: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh?
Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin quân Tây Sơn tiến đến nơi?
(Sau:cạo đầu và tết tóc giồng ng Mãn Thanh, chết nơi đất khách quê người)
- Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật?
- Thảo luận: H/s so sánh hai cuộc tháo chạy (một quân tướng nhà Thanh và một của Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Em có nhận xét gì về NT của hồi 14?
- Hồi 14 của tác phẩm đã mang lại cho em những hiểu biết gì về ngời anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
Số phận của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống?
- Có thể nói "Hoàng Lê nhất thống chí" là tiểu thuyết lịch sử vì sao?
- Nếu vẽ minh hoạ cho hồi thứ 14 thì bức tranh em định vẽ sẽ ntn? Vì sao
-Dựa theo tp viết một đ/v ngắn mtả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến mồng 5 tháng giêng.
-> Giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân để đánh đuổi chúng.
- Nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế, đốc quân ra Bắc.
- Tổ chức hành quân thần tốc.
- Tuyển binh, duyệt binh lớn ở Nghệ An.
- Dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc
 - Khẳng định chủ quyền " đất nào sao ấy"
 - Nêu bật giã tâm của giặc
 - Nhắc lại truyền thống chống giặc
 -Kêu gọi quân lính
 - Kỉ luật nghiêm.
" Sở và Lân mang gươm chịu tội"
-HS phát biểu.
- 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế)
- Một tuần sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km.
- 30 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long mà tất cả đều đi bộ.
- 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, thực tế vượt mức 2 ngày.
- Chiều mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đoàn quân đã tiến vào kinh thành Thăng Long 
đ Cỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.
- Bắt gọn quân do thám.
- Đánh nghi binh.
- Dùng đội quân cảm tử khiêng ván
- Lùa voi dày đạp.
-> Đó là sự thật lịch sử mà các tg đc chứng kiến trực tiếp. Là những trí thức có lương tâm, có tài năng, đứng trên lập trường dân tộc và tinh thần yêu nc, họ đã phản ánh một cách khách quan trung thực.
-Mượn chiêu bài giúp vua Lê để thực hiện âm mưu xâm lược nc ta.
- Mấy ngày tết chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui chơi, không đề phòng cảnh giác.
- Tướng: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, ngời không kịp mặc áo giáp
chuồn trớc qua cầu phao.
- Quân: Tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều, sông Nhị Hà tắc nghẽn.
đ Do: + Chủ quan khinh địch, kiêu căng. 
 + Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa
 + Quân Tây Sơn quá hùng mạnh.
- Vội vã rời bỏ cung điện đem mẹ chạy theo Tôn Sĩ Nghị, cướp cả thuyền của dân để qua sông.
- Bị Nghị bỏ rơi
- Thu nhặt tàn quân kéo về.
đ Kể chuyện xen kẽ miêu tả1 cách sinh động.
* Cả 2 cuộc tháo chạy đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, những âm hưởng khác nhau.
- Đoạn miêu tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả - thể hiện sự hả hê sung sướng của người thắng trận.
- Đoạn miêu tả vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
đ Vì là những cựu thần của nhà Lê, tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ.
-Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây đc ấn tg mạnh.
-Giọng điệu lúc hả hê, sung sướng, khi ngậm ngùi, chua xót.
-HS phát biểu.
- H/s đọc phần ghi nhớ (SGK trang 72)
-HS viết và đọc đ/v
I. Đọc Tìm hiểu chung :
II.Đọc-Tìm hiẻu chi tiết :
1. Hình tuợng người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Con người mạnh mẽ, quyết đoán.
-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+Sáng suốt trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán, dùng người 
- Có tầm nhìn xa trông rộng.
-Kỳ tài trong việc dùng binh
- Có nhiều mưu kế đánh giặc:
=> Quang Trung là vị vua yêu nc, sáng suốt có tài cầm quân, là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Quân tướng nhà Thanh:
-Tướng:bất tài, kiêu căng, chủ quan
-Quân: vô tổ chức, kỷ luật, tham sống, sợ chết.
=>thất bại nhục nhã.
3. Bọn vua tôi bán nước:
-Bất tài song tham quyền cố vị
-Thụ động và hèn mạt.
III. Tổng kết:
NT: Kể xen lẫn miêu tả chân thực, sinh động
 2.ND:
*Ghi nhớ:Sgk
IV.Luyện tập:
4. Củng cố: Kể tóm tắt hồi thứ mười bốn
Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc ghi nhớ và tóm tắt hồi thứ mười bốn.
 -Tìm đọc thêm truyện "Kể chuyện Quang Trung" của Nguyễn Huy Tưởng.
- Soạn "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
-Học bài sự phát triển của từ vựng 
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 23/09/2009
Ngày dạy: 24/09/2009
 Tiết 25 
 (tiếp theo) 
A/ Mục tiêu cần đạt
-Giúp HS nắm đc hiện tg phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
+Tạo thêm từ ngữ mới
+Mượn từ ngữ của tg nc ngoài.
Cung cấp kiến thức về cách mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ, luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và giả thiết ý nghĩa của từ ngữ mới.
*Trọng tâm: các cách phát triển từ vựng.
B. Chuẩn bị:
 * GV: Bảng phụ ghi VD
 * HS: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình bài dạy:
 1. Tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu những phương thức để phát triển nghĩa của từ ngữ. Cho VD.(ssánh với phép tu từ AD, SS )
 3. Bài mới :
Giới thiệu bài
- Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới đc cấu tạo trên cơ sở các từ sau: Điện thoại, kinh tế, di động, trí thức.
Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
- Hướng dẫn h/s tìm những từ ngữ mới đc cấu tạo theo mô hình x+tặc.
Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.
- Tạo từ ngữ mới trong tiếng việt như vậy nhằm mục đích gì?
-HS đọc ghi nhớ.
- Hãy tìm những từ Hán Việt trong 2 đoạn trích a, b (trang 73)
- H/s đọc VD2 (a, b) trang 73 cho biết những từ nào để những khái niệm nêu ra ở mục a, b.
- Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
- Vậy muốn phát triển từ vựng, ngoài cách tạo từ ngữ mới, ta còn có cách nào?
- H/s đọc ghi nhớ.
- Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới nh kiểu x+tặc ở trên (mục 1, 2)
- Tìm 5 từ ngữ mới đc dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
- H/s đọc yêu cầu của tập.
I. Phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới:
1. Mẫu: x+y (x và y là các từ ghép)
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo ngời, đợc sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế trí thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lợng tri thức cao.
2. Mẫu x+tặc: Những kẻ chuyên cớp trên máy bay.
- Hải tặc: Những kẻ chuyên cớp trên tàu biển.
- Lâm tặc: Những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Nghịch tặc: Kẻ phản bội làm giặc.
đ Làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
3. Ghi nhớ:
II. Mở rộng vốn từ bằng cách mợn từ ngữ của tiếng nớc ngoài.
1. Các từ Hán việt là:
a. Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc
2. Các từ:
a. AIDS, đọc là "ết"
b. Ma - két - tinh.
- Từ mượn của tiếng nc ngoài (tg Anh)
* Ghi nhớ: SGK trang 74.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1 (T74)
a. x+ trương :Thị trường, chiến trường, ngư trường, lâm trường, công trường
b. x+tập: học tập, kiến tập, su tập, luyện tập
2. Bài tập 2 (T 74)
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống (camera) giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ.
- Công viên nc: Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dới nc như: trợt nc, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo
- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng 100km/h)
3. Bài tập 3 (T74)
a. Từ mượn của tiếng Hán.
- Măng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
b. Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu:
- Xà phòng, ô tô, ra đi ô, cà phê, ca nô.
4. Củng cố:
-Nêu những cách phát triển từ vựng? ( Phát triển về nghia và phát triển só lượng)
-Đọc thêm Sgk.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT 4 (trang 74)
- Đọc đoạn văn " Bắc Bình Vương. Mậu Thân (1788) "(Hồi 14 HLNTC) trang 63.
Xem trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
a, Tế cáo c, Niên hiệu
b, Hoàng đế d, Trời đất
-Học thuộc ghi nhớ Sgk
-Học bài cũ: HLNTC
Soạn:Truyện Kiều
 ____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 05.doc