Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7

A/Mục tiêu cần đạt: Giúp h/s cảm nhận đc:

- T cách bỉ ổi con buôn của Mã Giám sinh và thân phận tủi cực của Kiều

- Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ

- Bút pháp tả thực xen ước lệ, khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ.

* Trọng tâm: NV Mã Giám Sinh

B. Chuẩn bị: Truyện Kiều

C. Tiến trình dạy-học

 1. ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Đọc thuộc đoạn trích: Cảnh ngày xuân. Trình bày cẩm nhận của em về đoạn trích.

 3. Bài mới

 Giới thiệu bài.

? Vì sao TK phải bán mình? Quyết định ấy sẽ dẫn đến điều gì trong cuộc đời TK?

-TL: Vì đó là cách duy nhất để cứu cha và em khỏi cảnh đòn roi, gông cùm; để làm tròn chữ hiếu: "Để lời thệ hải minh sơn

 Làm con trước phải đền ơn sinh thành"

Q.định ấy dẫn đến cuộc mua bán- vấn danh như một bi hài kịch sắp xảy ra. Khúc dạo đầu của đoạn đời 15 năm chìm nổi, bất hạnh của TK.

GV: Cuộc mua bán dưới hình thức lễ vấn danh sẽ giới thiẹu với ng đọc thêm một chân dung NV đặc sắc: MGS

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07
Ngày soạn :07/10/2009
Ngày dạy: 08/10/2009
 Tiêt 31 
 (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp h/s cảm nhận đc:
T cách bỉ ổi con buôn của Mã Giám sinh và thân phận tủi cực của Kiều
Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
Bút pháp tả thực xen ước lệ, khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ.
* Trọng tâm: NV Mã Giám Sinh
B. Chuẩn bị: Truyện Kiều
C. Tiến trình dạy-học
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc đoạn trích: Cảnh ngày xuân. Trình bày cẩm nhận của em về đoạn trích.
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài.
? Vì sao TK phải bán mình? Quyết định ấy sẽ dẫn đến điều gì trong cuộc đời TK?
-TL: Vì đó là cách duy nhất để cứu cha và em khỏi cảnh đòn roi, gông cùm; để làm tròn chữ hiếu: "Để lời thệ hải minh sơn
 Làm con trước phải đền ơn sinh thành"
Q.định ấy dẫn đến cuộc mua bán- vấn danh như một bi hài kịch sắp xảy ra. Khúc dạo đầu của đoạn đời 15 năm chìm nổi, bất hạnh của TK.
GV: Cuộc mua bán dưới hình thức lễ vấn danh sẽ giới thiẹu với ng đọc thêm một chân dung NV đặc sắc: MGS
-Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
G/v hướng dẫn cách đọc: chú ý phân biệt giọng người kể chuyện và lời nhân vật.
Giải nghĩa một số từ sau : Mã Giám sinh, tứ tuần, sính nghi.
?Đoạn trích kể về ai, kể về việc gì?
-Xác định phương thức biểu đạt của VB?
-Kể tên NV trong đoạn trích.
?Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết tác giả giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về MGS?
-Em nhận thấy điều gì về lai lịch của MGS?
-Diện mạo của MGS đc miêu tả như thế nào?
-Em có nhận xét gì giữa tuổi tác và trang phục của MGS?
-Có ý kiến cho rằng với cách giới thiệu của tác giả đã phần nào hé mở bản chất của nhân vật. Em có đồng ý không ?Và theo em đó là bản chất gì?
?Trong lễ vấn danh MGS có cử chỉ, lời nói, hành động như thế nào?
?Chi tiết: trước thày sau tớ lao xao gợi cảnh tượng như thế nào?
?Em hiểu ngồi tót là ngồi thế nào?
?Qua hành động đó em hiểu gì về nhân vật MGS?
?Nhận xét của em về cách dùng từ của tác giả 
?Theo dõi lời nói của MGS và cho biết có gì khác thường trong cách trả lời của MGS khi đc vấn danh?
?Hành động “cò kè,, “ thêm,, “ bớt,,đã thể hiện bản chất gì của MGS?
?Cách miêu tả của tác giả đã dựng lên nhân vật MGS với những nét tính cách gì?
- Đoạn trích gồm 26 câu từ câu 623-648 nằm ở đầu phần 2 (gia biến và lu lạc)
- G/v đọc mẫu 1 đoạn 
- H/s đọc diễn cảm
-Hs đọc Sgk
- Đoạn trích kể về việc Mã Giám sinh đến mua Kiều về làm vợ lẽ.
-Kể chuyện kết hợp m.tả NV
-NV: MGS và TK
- tên: Mã Giám sinh
- Quê: huyện Lâm thanh
->Mã Giám Sinh không phải là một cái tên, chỉ người họ Mã, sinh viên trường QTG. Lâm Thanh không phải là một địa chỉ mà là tên huyện. Như thế tên tuổi, quê quán của MGS vu vơ, không xác định. Con người ấy ngay từ lai lịch đã không đàng hoàng, đáng nghi.
- Trạc ngoại tứ tuần
- Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Ngoài 40 tuổi mà MGS ăn mặc đỏm dáng, chải chuốt. Cách ăn mặc lố lăng , kệch cỡm không phù hợp là bằng chứng của sự vô học. Điều này mâu thuẫn với lời giới thiêu lúc đầu. Bản chất dối trá của MGS bắt đầu đc bộc lộ.
- trước thày sau tớ lao xao
->lao xao là từ láy mô tả âm thanh, ở đây là của lời nói qua, nói lại, không ai nhường ai. MGS đi hỏi vợ với một đám người lộn xộn, ầm ĩ không nền nếp.
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
->ngồi rất nhanh, thu chân lên ghế. MGS tiếp tục bộc lộ bản chất là kẻ vô học.
- Đắn đo cân sắc cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
->Tác giả sử dụng một loạt các động từ: “đắn đo, cân, ép, thử,, chỉ sự xem xét sành sỏi của một kẻ quen nghề buôn bán. NDu đã từng bước bóc trần bản chất con buôn của MGS. Trước tình cảnh đáng thương của Kiều, MGS không một lời hỏi thăm, an ủi, chia sẻ mà chỉ cân nhắc, xem xét, ngắm Kiều về tài, sắc. MGS là kẻ vô tình, vụ lợi đến tàn nhẫn, bất nhân.
- lời nói: Rằng mua ngọc đến
Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, dùng những từ hoa mĩ, còn trong lễ vấn danh thì nói năng cộc lốc, thô lỗ.
- Cò kè thêm một bớt hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài 400
-> “Cò kè, thêm bớt,, cũng là những lời mặc cả trắng trợn, bỉ ổi. Cuộc mặc cả ngã giá kéo dài “giờ lâu,,Chi tiết này vừa tố cáo MGS là kẻ buôn người lọc lõi, sành sỏi vừa cho thấy lễ vấn danh thực chất chỉ là màn kịch, bản chất con buôn của MGS hoàn toàn bị lật tẩy không gì che đậy đc .
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
I.Ví trí đoạn trích
2.Đọc
3.Chú thích
4. Đại ý
5. Phương thức biểu đạt
Tự sự, miêu tả
6.Nhân vật:
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết:
1.Nhân vật Mã Giám sinh:
* Lai lịch: không đàng hoàng, đáng nghi.
* Diện mạo: lố lăng , kệch cỡm
*Hành động, cử chỉ, lời nói:
-Đi lại ồn ào, láo nháo
-Cử chỉ: bất lịch sự, vô học
* Bản chất, tính cách:
-Sự giả dối
-Sự bất nhân, vì tiền:
+Coi TK như một món hàng.
+Lạnh lùng, vô cảm.
=>MGS - NV phản diện đc m.tả bằng ngòi bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo lẫn tính cách. MGS đc khắc hoạ cụ thể, sinh động đồng thời lại mang ý nghĩak.quát về một loại ng giả dối, vô học, bất nhân.
4. Củng cố: - HS đọc diễn cảm đoạn trích
-Cảm nhận của em về NV MGS.
5. HDVN: -Học thuộc lòng đoạn trích
-Phân tích tâm trạng của TK
-Tấm lòng của tg.
Ngày soạn :13/10/2009
Ngày dạy: 14/10/2009
 Tiêt 32 (tiếp)
 (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp h/s cảm nhận đc:
T cách bỉ ổi con buôn của Mã Giám sinh và thân phận tủi cực của Kiều
Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
Bút pháp tả thực xen ước lệ, khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ.
* Trọng tâm: Tình cảnh Thuý Kiều và thái độ của TG
B. Chuẩn bị: Truyện Kiều
C. Tiến trình dạy-học
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc đoạn trích: "MGS mua Kiều" Trình bày cẩm nhận của em về NV MGS.
 3. Bài mới
Giới thiệu bài (chuyển tiết 1->tiết 2)
?Đọc đoạn trích?
?Lúc này Kiều đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
?Trong cảnh ngộ ấy, hình ảnh Kiều hiện lên chân thực cụ thể sống động. Em hãy hình dung dáng vẻ tâm trạng Kiều qua các từ ngữ miêu tả?
?Vì sao Kiều lai có tâm trạng như vậy ?
? “Nỗi nhà, nỗi mình,, ở đây là như thế nào?
?Miêu tả tâm trạng của Kiều t.g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
?Khái quát lại: Qua đoạn trích ND đã cho ngời đọc hiểu thêm điều gì về nhân vật Thúy Kiều?
?Qua cách miêu tả tâm trạng của Kiều em có thấy thái độ của t.g không ? Đó là thái độ gì?
?Nhân vật trung gian trong cuộc mua bán này là ai?
?Mụ mối có những hành động, cử chỉ như thế nào trong cuộc mua bán?
?Vì sao mụ lại có những hành động như vậy ?
?Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
?H/s đọc ghi nhớ?
- Thềm hoa một bc lệ hoa mấy hàng
->Tâm trạng buồn khổ đau đớn, mỗi bc đi là mấy hàng nc mắt. ng đọc dõi theo bc đi của nàng, ngắm nhìn gương mặt đẫm nc mắt của nàng để hiểu nỗi đau đớn, tan nát đang vò xé tâm tư
Kiều đau đớn vì mối tình đầu tan vỡ , chàng Kim vì mình mà dang dở, bản thân bị đem ra mua bán như một món hàng, tương lai mịt mờ tăm tối. Cảnh ngộ gia biến li tán, cha và em bị bắt giam hành hạ , của cải bị vét sạch.
- Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
->Tác giả dùng phép so sánh và hình ảnh ước lệ vừa tả được nỗi đau khổ của nàng Kiều vừa có ý khái quát đời nàng khác chi đời hoa trước dông bão tránh sao khỏi vùi dập tan nát.
- Tâm trạng : tủi nhục ê chề 
Ngại ngùng dợn gió e sương
Cảm giác tủi nhục của Kiều được miêu tả bằng lòng cảm thông sâu sắc.Không phải Kiều ngượng ngùng với MGS mà ngượng với gió, với sương, với hoa, với bóng- những hình ảnh biểu trưng của thiên nhiên trong lành và tinh khiết. đó là nỗi hổ thẹn của đáng quý của của người con gái tài sắc đức hạnh, nạn nhân của đồng tiền trong xã hội phong kiến xưa.
Như vậy chỉ qua mấy câu thơ trực tiếp và gián tiếp NDu đã cho ta thấy tâm trạng của nàng Kiều trong cảnh mua bán. Thúy Kiều hiện lên với 2 đặc điểm: h/c đau đớn, dáng thương và vẻ đẹp toàn diện đáng quý.
- Đây là nhân vật trung gian trong cuộc mua bán
- với kẻ có tiền vô học như MGS: sẵn sàng hạ mình đón rước 
- Tham gia tích cực vào cuộc mua bán nhằm trục lợi. Vì tiền, chịu sự chi phối của đồng tiền.
-NT m.tả NV: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
-Đ.trích là một bức tranh h.thực về XH: Tg phơi bày, lên án thực trạng XH xấu xa, con ng bị biến thành hàng hoá; đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết:
1.Nhân vật Mã Giám Sinh:
2.Nhân vật Thúy Kiều
-NT: so sánh và h/ảnh ước lệ
=> Tâm trạng: buồn khổ, đau đớn, tủi nhục, ê chề
=>Thúy Kiều hiện lên với 2 đặc điểm: h/c đau đớn, dáng thương và vẻ đẹp toàn diện đáng quý.
* Thái độ của tg:
Thương cảm, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp
3.Nhân vật mụ mối
III.Tổng kết
NT: Nghệ thuật miêu tả NV qua diện mạo, cử chỉ
ND:
Ghi nhớ SGK
4. Củng cố: Hãy sắm vai mụ mối và kể lại đ. trích.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc đoạn trích + ghi nhớ
- Phân tích tâm trạng của T.Kiều trong cảnh mua bán
- Soạn bài : Lục Vân Tiên cứu kiều Nguyệt Nga.
-Ôn tập văn tự sự
 ___________________________
Ngày soạn:12/10/2009
Ngày dạy: 13/10/2009
 Tiết 33 
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp h/s thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
* Trọng tâm: Tác dụng của yếu tố m.tả trong VB tự sự
B. Chuẩn bị:
GV: - 2 bảng phụ 
 -Xem lại một số VB tự sự: HLNTC
HS: Soan
C. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là một văn bản tự sự.
 ? Những yếu tố đan xen trong văn bản tự sự?
 3. Bài mới
Giới thiệu bài.
Giáo viên gọi h/s đọc đoạn trích.
Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích.
Đoạn trích kể về việc gì?
Sự việc ấy diễn ra ntn?
Nếu chỉ kể lại các sự việc "trần trụi" như vậy thì câu chuyện có sinh động không?
Đoạn trích trên rất hấp dẫn và sinh động. Em hãy cho biết tại sao đoạn trích lại hấp dẫn sinh động như vậy?
Em hãy chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
-So sánh và NX vai trò của y/tố m.tả trong VB tự sự?
Tìm những yếu tố miêu tả người, tả cảnh trong 2 đoạn trích Thuý Kiều vừa học.
-G/v hg dẫn HS viết đ/v: kể về việc chị em TK đi chơi xuân trong đó có sử dụng yếu tố m.tả
1. VD: Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí.
2. Nhận xét:
- Tóm tắt: Vua Quang Trung chỉ huy cuộc tấn công giáp lá cà ở Ngọc Hồi. Quân Thanh thất bại thảm hại
- Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Sự việc diễn ra:
1. Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi.
2. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào sau đó phun khói lửa.
3. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
4. Quân thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
- Nếu chỉ kể như trên thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn. Nói cách khác, kể như trên mới trả lời đc câu hỏi việc gì xảy ra? chứ cha trả lời đc câu hỏi. Việc đó xảy ra ntn?
- Đoạn trích hấp dẫn sinh động vì có các yếu tố miêu tả làm rõ câu hỏi ntn?
- (Nhân có gió Bắc ... hại mình, Quân Thanh chống không nổi.... Quân Tây Sơn thừa thế..)
-HS phát biểu.
H/s đọc chậm ghi nhớ.
a. Tả người: Vân xem... Kiều càng...
b. Tả cảnh: Cỏ non.... tà tà bóng ngả....
-HS viết đ/v tại lớp
-Đọc trước lớp
-NX và bổ sung.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
VD: Sgk
-Việc m.tả cụ thể, chi tiết: cảnh vật, NV, sự việc...có t/d làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1.
- Tác dụng: Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ nó góp phần làm cho người đọc có cảm giác thoải mái, thú vị.
Bài 2:
*4. Củng cố: Vai trò của yếu tố m.tả trong VB tự sự
5. Hướng dẫn về nhà:
1. Học thuộc ghi nhớ.
2. Làm bài tập 3 (SGK)
3. Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ.
 ________________________________
Ngày soạn: 14/10/2009
Ngày dạy: 15/10/2009
 Tiết 34 
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s
- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách làm tăng vốn từ.
* Trọng tâm: Sự cần thiết phải trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi VD 2 +BT 1,3,6
C. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra. Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ? Cho VD
 3. Bài mới. ( Giới thiệu bài)
GV cho h/s đọc kĩ VD.
TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Tại sao?
Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải làm gì? tại sao? 
Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau: đ chữa lại.
Vì sao người viết mắc các lỗi trên?
-Vậy để "biết dùng tg ta" cần phải làm gì?
Giáo viên yêu cầu h/s đọc đoạn văn. Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến việc trau dồi vốn từ?
Qua câu chuyện của Tô Hoài em rút ra bài học gì?
- TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta vì Tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình. Vận dụng tốt TV trong nói, viết vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của TV, thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc
a. Thừa từ "đẹp" vì "thắng cảnh" có nghĩa là cảnh đẹp.
b. Dùng sái từ dự đoán: 
(Thay dự đoán = ước đoán, phỏng đoán)
c. Dùng sai từ "đẩy mạnh"
- Vì người viết chưa biết dùng TV trong nói, viết.
H/s đọc chậm ghi nhớ.
- Nhà văn Tô Hoài nói đến việc phải "học lời ăn tiếng nói của ND" để trau dồi vốn từ của mình.
H/s đọc chậm ghi nhớ.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
Vd 1: Sgk
=> Muốn sử dụng tốt TV, trước hết cần trau dồi vốn từ
-VD2: Sgk.
=>cần nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
* Ghi nhớ (SGK)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
=> phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ
* Ghi nhớ. (SGK)
-Treo bảng phụ ghi BT 1
HS đánh dấu x vào cách giải thích đúng
III. Luyện tập
Bài tập 1:
- Hậu quả là kết quả xấu
- Đoạt là chiếm đợc phần thắng.
- Tinh tú: sao trên trời
Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
- Tuyệt chủng: Bị mất hẳn nòi giống.
- Tuyệt giao: Cắt đứt mọi quan hệ
- Tuyệt tự: Không có con nối dõi
- Tuyệt thực: Nhịn ăn hoàn toàn.
- Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất
- Tuyệt mật: Giữ bí mật tuyệt đối
- Tuyệt tác: Tác phẩm nghệ thuật tuyệt mĩ.
- Tuyệt trần: Nhất trên đời không có gì sánh bằng
b. - Đồng âm: Có những âm thanh giống nhau
- Đồng bào: Những người sinh ra trong cùng bào thai (T2 LLQ) cùng huyết thống, nòi giống
- Đồng bộ: Các bộ phận hữu quan phối hợp với nhau nhịp nhàng.
- Đồng chí: Cùng chí hướng, cùng chung lí tưởng.
- Đồng dạng: Có cùng một dạng như nhau
- Đồng khởi: Cùng vùng dậy trong cùng một thời điểm
- Đồng môn: Cùng học một thầy, 1 môn phái
- Đồng niên: Cùng một tuổi (đồng tuế)
- Đồng sự: Những người làm việc cùng nhau
- Đồng ấu: Trẻ em còn nhỏ
- Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em
- Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em
Bài tập 3: 
-Treo bảng phụ ghi BT 3. HS phát hiện và sửa lỗi dùng từ.
Sửa lỗi dùng từ trong câu 
a. Thay im lặng = yên tĩnh, vắng vẻ
b. Thay thành lập = thiết lập
c. Thay cảm xúc = cảm động, xúc động
d. Thay dự đoán = phỏng đoán, ước đoán
Bài tập 4: 
-HS đọc ý kiến trong Sgk và bình luận.
Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng đừng vì những mùa bội thu vật chất mà quên mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ trong ứng xử hàng ngày. Muốn giữ gìn sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc xin hãy bắt đầu từ việc học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động.
Bài tập 5:
- Hs đọc ý kiến của Hồ Chủ Tịch.
-Nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ
Bài tập 6: 
-Treo bảng phụ ghi BT 6
-HS chon từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.
a. .điểm yếu 	b. m.đích cuối cùng
c.....đề đạt	d.....láu táu
e..hoảng loản
Bài tập 8:
-HS thảo luận nhóm:
Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa về cơ bản không khác nhau.
VD: bàn luận = luận bàn;	Đau đớn = đớn đau
4. Củng cố: -HS đọc phần đọc thêm
-Vì sao phải trau dồi vốn từ? Trau dồi vốn từ bằng những cách nao?
5. Hướng dẫn về nhà:
1. Học thuộc ghi nhớ
2. Làm các bài tập còn lại.
3. Ôn tập cách làm văn tự sự có sử dụng yếu tố m.tả, chuẩn bị làm bài viết số 2.
 ____________________________
Ngày soạn : 19/10/2009
Ngày dạy: 20/10/2009
 Tiết 35,36
A. Mục tiêu bài dạy:
- H/s biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả cảnh vật, con người.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài trau dồi vốn từ
* Trọng tâm: Kể về một đối tượng kết hợp yếu tố miêu tả.
B. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định
 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của h/s
 3. Bài mới
Đề bài
 Tưởng tượng sau 20 năm, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
I. Yêu cầu:
1- Bài viết bố cục rõ ràng 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Dạng viết thư
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự (tưởng tượng) Sau 20 năm về thăm trường cũ
- Kiến thức tự sự (nhân vật, sự việc) + hình thức bức thư
- Lời văn rõ ràng giản dị, trong sáng, biểu cảm
- Kết hợp yếu tố miêu tả (tả người, tả cảnh)
- Ngôi kể thứ nhất
2- Dàn ý chung:
a. Mở bài: 
- Phần đầu bức thư.
- Giới thiệu ngày về thăm trường
b. Thân bài : 
- 20 năm xa trường - nhiều thay đổi.
- Cảnh cũ, thầy xa, trường lớp đổi thay nhiều
- Tình cảm của tôi sau khi thăm trường
- Gặp cô giáo chủ nhiệm năm xa nay đã già
- Trò chuyện cùng cây phượng vĩ, thăm lại lớp học năm xưa
c. Kết bài:
- Cảm xúc của nhân vật tôi sau ngày về thăm 
Kết thúc bức thư: chúc, thăm, chào.
II. Biểu điểm
1. Bố cục rõ ràng 3 phần : Đúng hình thức bức thư (1đ)
2. Phần mở bài: lời văn ngắn gọn, hấp dẫn, xúc động (1đ)
3. Phần thân bài: nêu đủ ý, lời văn ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu, biểu cảm, ít sai lỗi chính tả (6đ)
4. Phần kết bài: đúng yêu cầu, tình cảm, bài học (1đ)
5. Chữ viết sạch, đẹp, sai ít lỗi chính tả (1đ)
Tổng: 10 điểm
- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài
- Yêu cầu các em phân tích đề, lập dàn ý ra giấy nháp, viết bài theo dàn ý của mình
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài của h/s
* Hướng dẫn về nhà:
1. Ôn tập kĩ lí thuyết văn tự sự
2. Tập viết các đoạn văn có kết hợp yếu tố miêu tả
3. Học bài cũ: MGS mua Kiều
-Soạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích
 _________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 07.doc