A. Mức độ cần đạt:
Nắm được mottj trong những cazhs quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến Thức:
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng
- Hai phương thức phát triển và biến đổi nghĩa của từ Vựng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ trong các cụm từ và cùm từ trong băn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của các từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
3. Thái độ: tích cực trong giờ học.
TUẦN 5 Ngày soạn: 28 .08.’10 TIẾT :21 +22 Ngày dạy: 06. 08.’10 Tiêng Việt : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (T1) A. Mức độ cần đạt: Nắm được mottj trong những cazhs quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng - Hai phương thức phát triển và biến đổi nghĩa của từ Vựng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ trong các cụm từ và cùm từ trong băn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của các từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 3. Thái độ: tích cực trong giờ học. C. Phương pháp: Vấn đáp D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Chuyển đổi câu sau thành câu nói gián tiếp? Sáng nay mẹ đi làm dặn tôi ở nhà : “ phải chăm chỉ học bài nghe con!” 3. Bài mới: * giới thiêu bài: Để có ngôn ngữ phong phú thì ngoài cách ghép các từ có sẵn thì còn có một số cách để phát triển từ vựng, làm cho ngôn ngữ phong phú, đó là những cách nào?chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu chung * Đọc các ngữ liệu SGK. (1)Giải nghĩa từ “Kinh tế”: ? Từ “Kinh tế” với nghĩa cũ là gì? ? Từ kinh tế ngày nay dùng với nghĩa gì H HS :Tìm hiểu trả lời GV phân tích HS đọc ví dụ 2 (2)? “Chị em sắm. xuân”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? ? “Ngày xuân dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? ? Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào? (Ẩn dụ). ? Từ “Giờ kim ..trao tay”: Từ “Tay” có nghĩa là gì? ? “Cùng tay luôn ”: Từ “Tay” nghĩa là gì? ? Hiện tượng này chuyển nghĩa này theo phương thức nào? (Hoán dụ). HS thảo luận trả lời (5 Phút) GV chốt ý Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. HẾT TIẾT 21 CHUYỂN TIẾT 22 1. Ổn định : 9a1........................................ 9a4....................................... 2. Bài cũ ( không thực hiện) 3. Bài mới: Tạo từ ngữ mới: HS đọc VD 1? (Gv ghi lại trên bảng) ? Tạo têm từ ngữ mới có nghĩa dựa trên các từ đã cho? HS tự ghép thành các từ có nghĩa ? Giải thích nghĩa của những từ đó ? GV+HS cùng giải thích =>Có 4 từ ghép có nghĩa GV :Hướng dẫn thêm cách tạo từ ngữ mới: ? Hãy tìm những từ ngữ mới theo mô hình đó? ? Phát triển từ ngữ bằng cách nào? và mục đích việc phát triển từ ngữ? HS đọc đoạn Kiều và đoạn văn? ? Chỉ ra những từ Hán Việt trong các ví dụ đó? ? Tìm từ chỉ khái niệm ; bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong? ? Tạo thêm từ ngữ bằng cách nào? Những từ đó mượn của nước nào? Gọi HS đọc ghi nhơ sgk. *HOẠT ĐỘNG 2. hướng dẵn luyện tập Bài 2: - Bàn tay vàng - Đa dạng sinh học - Cơm bụi - Đường cao tốc - Công nghệ cao - Đường vành đai. - Công viên nước Hiệp định khung - Thương hiệu. *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn học sinh công việc tiết sau Gv: Yêu cầu hs thực hiện các nội dung ở nhà. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Xã hội phát triển, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ 1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế -Kinh tế : kinh bang tế thế -> Hoài bão cứu nước của những người yêu nước=> Nghĩa rộng - Kinh tế: là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. (ngày nay) => Nghĩa hẹp Ví dụ 2: -Xuân 1= Mùa xuân-> Nghĩa gốc -Xuân 2= Tuổi trẻ -> Nghĩa chuyển =>Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. -Tay 1 =Bộ phận cơ thể người -> nghĩa gốc -Tay 2=kẻ buôn người -> nghĩa hoán đổi => Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ * Như vậy: phương thức chính để phát triển nghĩa của từ ngữ là phương thức ẩn dụ và hoán dụ. * Ghi nhớ: (SGK trang 56). 2. Tạo từ ngữ mới: * Ví dụ SGK/72+73: +Tạo thêm từ mới ; giải nghĩa : - Điện thoại di động: - Kinh tế tri thức: - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, công nghệ nước ngoài. - Sở hữu trí tuệ: * Ví dụ 2 : - Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng - Tin tặc: => Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng. 3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. *Ví dụ: 1, Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, gia nhân, *Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. 2, Các từ đó là - AIDS :ết, sida Mượn tiếng Anh - Marketting =>Mượn tiếng nước ngoài để phát triển T.Việt *Ghi nhớ: II. LUYỆN TẬP : Bài tập 1: (Trang 56). a. Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể. b. Hoán dụ: c. Ẩn dụ: d. Ẩn dụ: Bài tập 2: (Trang 57). - Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống. - Khác: Dùng để chữa bệnh. Bài tập 4: (Trang 57). - Hội chứng: Kính thưa; CT; phong bì; bằng dởm. - Ngân hàng .- Sốt. - Vua... Bài 1: trang 74 “ X+ trường”: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường. “ X+ hoá”: Ôxi, lão, cơ giới, điện khí, CN, hiện đại “ X+ điện tử”: Thư, thương mại, GD, chính phủ. Bài 3 Tiếng Hán Châu âu Mãng xà. tô thuế Xà phòng, ô tô Biên phòng, phi án Ra đi ô Tham ô, phê bình Cà phê Nô lệ, ca sỹ Ca nô III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm một số từ có nhiều nghĩa và chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển.. - Học kỹ nội dung bài Hệ thống nội dung cơ bản của bài. - Nắm vững đặc điểm phát triển từ vựng tiếng Việt - Chuẩn bị bài: “Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh” E. Rút kinh nghiệm TUẦN 5 Ngày soạn: 31 .08.’10 TIẾT :23 Ngày dạy: 08. 09.’10 Văn bản : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích:“Vũ Trung tuỳ bút”) - Phạm Đình Hổ A. Mức độ cần đạt: - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời trung đại -Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong văn bản. - Thấy được nghệ thuật độc đáo của truyện. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Sở giản về thể loại văn tùy bút thời trung đại. - Biết được cuộc sống xa hoa của vua chuá , nhũng nhiễu của bọn quan lại thời trung đại - Thấy được nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc , nghi lễ thời Lê – Trịnh. 3. Thái độ: tích cực trong giờ học, phê phán thói hhu tật xấu trong xã hội. C. Phương pháp: Vấn đáp. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương ? Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Cuộc sống của các vua chúa ngày xưa rất bí ẩn ít ai được biết, có một tác giả đã ghi lại chân thực cuộc sống đó trong tác phẩm chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay. Vậy cuộc sống của vua chúa ngày xưa như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ * HOẠT ĐỘNG 1: giơi thiệu chung Gv: hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ? Nêu những nét chính về tác giả. ? Văn bản được viết theo thể loại nào? HS : trả lời. Gv: định hướng. * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết. Giáo viên đọc mẫu – Hướng dẫn đọc. Mời học sinh đọc văn bản? Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo. HS : thực hiện. ? Đoạn trích chia làm mấy phần? ? Nêu nội dung từng phần? Phương thức biểu đạt? Hướng dẫn phân tích chi tiết Hs: Đọc lại đoạn 1. ? Những cuộc đi chơi của Trịnh Sâm được tác giả miêu tả như thế nào? HS :thảo luận trả lời ? ? Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao? Cách kể tả của tác giả như thế nào ? GV chốt ý ? Em hiểu câu: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” hàm ý gì? Lịch sử đã chứng minh lời đoán này như thế nào? (GV gợi ý: câu văn đó có phải là lời dự đoán của tác giả không ? lời dự đoán đó ntn ?) HS : Đọc đoạn 2? ? Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì? thủ đoạn của chúng ntn? ? Vì sao chúng có thể làm được như vậy? ? Những hành động của chúng làm người dân như thế nào? HS Tìm hiểu trả lời ? Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằm mục đích gì?( mẹ tác giả tự tay chặt cây?) Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật ? Qua câu chuyện em có thể khái quát nguyên nhân khiến ính quyền Lê-Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì? ? Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản? Hs: suy nghĩ trả lời Gv: chốt. *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn hs học bài ở nhà. Đọc trước chuyện “ Hoàng Lê nhất thống chí” làm bài tập sau. ? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể loại tuỳ bút, với truyện? NỘI DUNG BÀI HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Tác giả: Phạm Đình Hổ (sgk/) 2. Tác phẩm: “ Vũ trung tùy bút” là tập tùy bút đặc sắc được PĐH viết vào đầu thời nhà Nguyễn. Nội dung: đề cập đến nhiều vấn đề nghi lễ, tập quán... Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là tác phẩn trích trong “ Vũ trung tùy bút” giàu chất hiện thực. 3. Thể loại văn bản: - Tuỳ bút: Một loại bút ký, thuộc thể loại tự sự, song có cốt truyện đơn giản (Tuỳ bút trung đại khác hẳn tuỳ bút hiện đại). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc- tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục đoạn trích: 2 phần: - Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm - Lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng. b. Phương thúc biểu đạt kể + tả c . Phân tích. c1. Cuộc sống của Thịnh vương Trịnh Sâm: - Xây dựng đình đài liên tục, đi chơi liên miên, huy động người phục dịch, bày nhiều trò lố lăng tốn kém, - Ỷ thế để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ đem về tô điểm nơi phủ chúa. => Tác giả tả, kể chi tiết, tỷ mỷ hầu như khách quan không để lộ thái độ, xúc cảm và muốn để tự sự việc nói lên vấn đề. c2. Những hành động của bọn hoạn quan thái giám: - Thủ đoạn và hành động của chúng: : Ra ngoài doạ dẫm, dò xét tìm đồ quí hiếm để chiếm đoạt cướp đi hoặc tống tiền nhân dân, Mọi phiền hà, thống khổ đều trút lên đầu người dân. - Mẹ tác giả tự chặt cây sợ tai vạ ập đến. => Câu chuyện tăng tính chân thực. 3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/63) * Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc của con người. - Miêu tả sinh động : từ nghi lễ đến cách chúa kì công đưa cây cảnh về phủ. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, nhưng vẫn thể hiện được thái độ bất bình của tác giả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt,. - Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết. - Giàu cảm xúc, chủ quan. - Chi tiết sự việc chân thực, E. Rút kinh nghiệm TUẦN 5 Ngày soạn: 31 .08.’10 TIẾT :24+ 25 Ngày dạy: 08. 09.’10 Văn bản : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - Hồi thứ mười bốn -(Của Ngô Gia Văn Phái) A. Mức độ cần đạt: - Bước đầu làm quen với tiểu thuyết chương hồi. - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Có những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, vrrf phong trào Tây Sơn và anh hùng Nguyễn Huệ. - Biết được nhân vật, sự việc cốt truyện được viết theo chương hồi. - Biết được trang sử hào hùng của dân tộc ta: Quang Trung đại phá quân Thanh. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ - Cảm nhận được sức trỗi dậy của kì diệu của tinh thần dân tộc..những sự kiện lịch sử của dân tộc. - Liên hệ nhân vật, sự kiện với những truyện liên quan. 3. Thái độ: tích cực trong giờ học. C. Phương pháp: vấn đáp. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1......................................................9a4.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những thủ đoạn mà bọn hoạn quan nhờ thế “ dựa gió bẻ măng” 3. Bài mới: Giới thiệu bài:trong lịch sử Việt Nam không ai là không biết đến vị anh hùng áo vải N-H với chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa . Để sống lại trong không khí hào hùng sôi động đó , ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản.... HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung Gv: hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm , thể loại. ? Theo em văn bản trích thuộc thể loại nào? Hs: phát biểu tại chỗ. *HOẠT ĐỘNG 2: Đọc, tìm hiểu chi tiêt văn bản. Giáo viên đọc mẫu à Học sinh đọc. Gọi 4-5 em học sinh đọc. Chú ý đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật. ? Yêu cầu học sinh kể tóm tắt đoạn trích ngắn gọn? Theo trình tự, Dùng bản đồ để tóm tắt? Tìm hiểu văn bản: ? Đoạn trích chia làm mấy phần? Là những phần nào? Nêu nội dung? HẾT TIẾT 24 CHUYỂN TIẾT 25 1.Ổn định : 9ª1.....................9ª4............ 2. Kiểm tra bài cũ : không thực hiện. 3. Bài mới Gv: hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh Nguyễn Huệ. ? Trong khoảng thời gian ngắn từ 20/11đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết thì thái độ của Nguyễn Huệ ntn? ? Sau đó ông đã làm gì? điều đó cho thấy ông là người như thế nào ? HS thảo luận GV chốt ý ? ....Qua đó ta thấy ông là người chỉ huy ntn? HS Tìm kiếm trả lời ? Ông là người chỉ huy quân sự cực kỳ sắc xảo, Thể hiện qua sự việc nào ? ? Tìm những chi tiết chứng tỏ tài dùng binh và chỉ huy của vua Quang Trung? HS : suy nghĩ trả lời GV chốt ? Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? GV: Định hướng. ? Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị được miêu tả ntn? ? Số phận triều đình bán nước ntn? HS : trả lời ? Taị sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn mà tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy hào hứng? GV : Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời Lê - Trịnh Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa truyện *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn tự học Gv: hướng dẫn công việc cụ thể học sinh thực hiện. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: sgk/ 2. Tác phẩm: sgk/ 3.Tìm hiểu thể loại: - Là tiểu thuyết lịch sử, chương hồi viết bằng chữ Hán à Chịu ảnh hưởng của Tam Quốc Chí. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc – tim hiểu từ khó. *Tóm tắt: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục đoạn trích: Đoạn 1: Quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ xưng vương, trực tiếp cầm quân đánh giặc. Đoạn 2: Cuộc tiến quân thần tốc và chiến thắng oanh liệt của ta. Đoạn 3: Sự thất bại của quân Thanh và số phận của vua, tôi Lê Chiêu Thống. b. Phân tích: b1. Hình ảnh Nguyễn Huệ + Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long: - Bắc Bình Vương giận lắm - Ông họp các tướng sĩ lại - Định cầm quân đi ngay - Mọi người khuyên =>Chứng tỏ ông là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo có tính toán trước sau, + Cuộc hành quân thần tốc : Ông là người chỉ huy quân sự cực kỳ sắc xảo, nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin. - Hành quân thần tốc, đông người lại an toàn, đảm bảo bí mật. - Vua vừa tuyển binh, vừa duyệt binh, vừa tổ chức đội ngũ. - Đánh là thắng, => Hình ảnh N-H thật oai phong lẫm liệt. b2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: Tôn Sỹ Nghị: Mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết mình, biết địch, kiêu căng, chủ quan, riều đình bán nước: Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bù nhìn, đê hèn. => Đoạn văn tả chân thực, tác giả vẫn gửi vào đó tình cảm ngậm ngùi, thương cảm. 3. Tổng kết: * Nghệ thuật. - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. - Khắc họa nhân vật, sự kiện lịch sử với ngôn ngữ kể, tả sinh động. - Giọng điệu trần thuật thể hiện được thái độ. * Ý nghĩa : Ghi lại hiện thực lịch sử và hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân 1789. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Kể lại đoạn trích bằng lời kể của em - Soạn trước bài : Truyện Kiều của Nguyễn Du. E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: