Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

Tiết 53:

DẤU NGOẶC KÉP

A. MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 - Rèn kỹ năng sự dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK – SGV – Bảng phụ

- HS: Bài chuẩn bị ở nhà

C. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho VD

 Kiểm tra bài tập ở nhà

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10.11.08
Ngày giảng: 17.11.08
 Tiết 53: 	
Dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
	- Rèn kỹ năng sự dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK – SGV – Bảng phụ
- HS: Bài chuẩn bị ở nhà
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
	Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho VD
	Kiểm tra bài tập ở nhà
3. Tiến trình họat động:
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động:
2
Giờ trước chúng ta đã biết được công dụng của dấu ngoặc đơn và đấu hai chấm . Vậy bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu ngoặc kép ...
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
20
I. Công dụng 
1. Bài tập 
GV treo bảng phụ.
HS đọcbài tập SGK 
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích dùng đề làm gì?
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (1 câu nói của Găng - đi)
a. Dẫn lại lời của người khác (đôi khi của chính người viết, nhưng được dùng ở một thời điểm khác)
b. Nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: Dùng từ "dải lụa" để chỉ chiếc cầu (xem chiếc cầu như 1 dải lụa).
b. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- Nghĩa đặc biệt là nghĩa không theo cách hiểu thông thường, có phần xa lạ và mới mẻ đối với người đọc.
Người viết dùng dấu ngoặc kép nhằm nói rõ tính chất đặc biệt đó.
c. Tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ 
c. Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai, châm biếm. Từ ngữ được dùng trực tiếp.
d. Đánh dấu tên của các vở kịch.
? Vậy dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
2. Ghi nhớ: SGK Tr: 142.
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
20
II. Luyện tập:
- HS đọc nôi dung + yêu cầu.
- HS thảo luận bàn - theo dãy, mỗi dãy 2 câu.
+ Dãy 1: Câu a, b.
+ Dãy 2: Câu c, d.
+ Dãy 3: câu d, e
- Đại diện trả lời.
1. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
a. Câu nói giả định được dẫn dắt trực tiếp.
b. Hàm ý mỉa mai.
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của bà cô.
d. Hàm ý mỉa mai, châm biếm.
Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
e. Từ ngữ được dẫn dắt trực tiếp.
2. Bài tập 2:
HS đọc nội dung, yêu cầu.
GV treo bảng phụ.
a. Đặt dấu 2 chấm sau "cười bảo" (đánh dấu báo trước lời đối thoại).
Học sinh làm bài – Gv lần lượt gọi học trình bày . 
- Dấu ngoặc kép ở cá "tươi" "và" "tươi" (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại).
b. - ... chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".
- > Báo trước lời dẫn trực tiếp.
c...... bảo hắn: "Đây là cái vườn mà cụ thân sinh ..... một sào".
- > Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Học sinh đọc nội dung yêu cầu 
- Thảo luận bài
- Đại diện trả lời.
3. Bài tập 3:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn của chủ tịch HCM.
b. Lời dẫn gián tiếp (chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu văn của người viết) nên không phải dùng dấu câu.
- Viết đoạn văn
- HS viết - đọc - nhận xét
- GV sửa chữa.
4. Bài tập 4.
4. Củng cố:
	? Nêu công dụng của dấu ngoặc kép.
5. Hướng dẫn học bài . 
	- Bài cũ: Học ghi nhớ, làm BT 7 (SGK - Tr 144)
	- Bài mới: Soạn: Ôn luyện về dấu câu
 Làm bài tập trong SGK 
_______________________________
Ngày soạn: 12.11.08
Ngày giảng: 19.11.08
 Tiết 54 	
Bài toán dân số
(Văn bản nhật dụng) 
	- Thái An-
I. Mục tiêu:
	- Nắm được mật độ và nội dung chính của mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
	- Giáo dục học sinh có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nớc ta về phát triển dân số.
	- Rèn kỹ năng đọc và phân tích.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, tài liệu tham khảo, bảng phụ bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới.
	- Học sinh: Soạn bài, sưu tầm 1 vài câu tục ngữ, thành ngữ nói về dân số.
III. Các bước lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ.
	H: Phân tích tác hại của thuốc lá đối với con người?
	Những biện pháp phòng chống ôn dịch thuốc lá?
C. Tiến trình hoạt động.
Họat động của thầy và trò 
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động.
2
GV yêu cầu học sinh đọc những câu tục ngữ thành ngữ Việt Nam mà các em biết về sinh đẻ, về dân số...
GV bổ sung ,chuyển vào bài:
Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Có nếp có tẻ.
Con đàn cháu đống.
Đó là những câu tục ngữ, thành ngữ những câu nói cửa miệng của người Việt Nam xa, phản ánh quan niệm đẻ nhiều con...
HĐ2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
5
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, chú ý các câu cảm, các mốc thời gian, các con số và các tên nước được nhắc đến trong văn bản.
GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét.
1. Đọc
Học sinh chú vào các chú thích 
- A Đam - Ê Va: Cặp vợ chồng đầu tiên sinh ra loài người. (Theo kinh thánh).
- “Tồn tại hay không tồn tại”: Câu nói nổi tiếng của nhân vật Hăm-lét trong vở bi kịch “Hăm-lét” của V. Sếc-xpia (Anh).
? Theo em có thể gọi “ Bài toán dân số” là văn bản nhật dụng không ? 
Vì văn bản đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại , đó là vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó 
2. Tìm hiểu chú thích.
* Kiểu văn bản : Là văn bản nhật dụng.
? Văn bản có bố cục ntn? Nội dung?
4
II. Tìm hiểu bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu-> sáng mắt ra - bài toàn dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- P2: Tiếp -> sang ô thứ 31 của bàn cờ - Tốc độ gia tăng dân số. 
-P3: Còn lại: Lời kêu gọi khẩn thiết
? Phương thức biểu đạt của VB?
- Lập luận kết hợp thuyết minh và biểu cảm?
? Bài toán dân số theo tác giả thực chất là vấn đề gì? Được đặt ra từ bao giờ? 
- Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
30
5
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình.
? Em hiểu thế nào về vấn đề về dân số kế hoạch hoá gia đình ? 
Học sinh thảo luận (NL)
Học sinh trình bày – GV nhận xét kết luận 
- Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia , một châu lục 
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo , lạc hậu 
- Dân số gắn liền với KHHGD , tức vấn đề sinh sản 
- DSKHHGD là vấn đề đã và được quan tâm trên toàn thế giới . 
- Vấn đề dân số và hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
? Khi nói mình “ sáng mắt ra” Tg đã sáng mắt ra về vấn đề gì?
? Em nhận xét gì về cách nêu vấn đề trong đoạn văn phần mở bài ? Nó có tác dụng như thế nào ? 
-> Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng giản dị , gần gũi . Tạo sự bất ngờ , lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc.
HS theo dõi phần thân bài
17
2. Tốc độ gia tăng dân số thế giới:
? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh dựa trên các ý chính nào , em hãy chỉ ra các ý lớn đó?
 Ba ý chính tương ứng với ba đoạn văn
- Vấn đề dân số được đặt ra từ bài toán cổ ( Đó là câu chuyện ...nhừng nào !) 
- Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện trong kinh thánh 
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người . 
? Có thể tóm tắt bài toán cổ này như thế nào ? 
- Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất , ô tthứ hai đặt hai hạt thóc , các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi 
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất . 
* Vấn đề dân số được đặt ra từ bài toán cổ :
? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này ? 
- Con số bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ không là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp 
? Tác giả sử dụng phương pháp nào để thuyết minh ? 
- Câu chuyện kén rể là tiền đề để tác
giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số.
? Người viết dẫn chứng câu chuyện ra để nhắm mục đích gì?
- Gây tò mò, hấp dẫn, bát ngờ đối với người đọc.
? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề đánh giá mà tác giả muốn nói? 
Học sinh chú ý vào đoạn văn tiếp theo 
- Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra thái độ gia tăng dân số và hết sức nhanh chóng.
? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong kinh thánh ? 
* Bài toán dân số được đặt ra từ truyện trong kinh thánh 
? Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì?
- Lúc đầu trái đất chỉ có hai người 
- Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 số dân trái đất là 5,63 tỉ người 
- So với bài táo cổ , con số này xấp xỉ ô thứ 30 mươi của bàn cờ . 
- Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới.
Học sinh chú ý vào đoạn văn tiếp theo . 
* Bài toán dân số đợc nhìn nhận từ sinh nở của phụ nữ 
? Theo thông báo của Hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào ? 
Châu phi , châu á ( trong đó có VN) 
? Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số và thực trạng KT - VH ở các châu lục (á, Phi) này?. Hậu quả của sự gia tăng dân số ở hai châu lục đó ? 
Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở địa phương em 
ở hai châu lục á, Phi dân số phát triển nhanh và đông nhất - > Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, VH, GD không được nâng cao. 
8
3. Lời kêu gọi khẩn thiết.
Học sinh theo dõi phần 3.
? Em hiểu lời nói sau đây của tác giả như thế nào?
"Đừng để cho ...... càng tốt".
- Muốn có đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
? Tại sao tác giả lại dẫn câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hăm Lét trong vở kịch vĩ đại của Séc - XPia.? 
- Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số.
? Em có nhận xét gì về “ bài toán dân số” của tác giả?.
- Vừa tập trung hướng vào chủ đề, vừa góp phần nâng cao tầm quan trọng của vấn đề, làm cho người đọc thấy rõ tầm quan trọng của nó.
- Gv kiên hệ thức tế với vấn đề dân số ở địa phương 
HĐ3: hướng dẫn tổng kết - Ghi nhớ
? Tác giả muốn nói điều gì qua văn bản "Bài toán dân số"?.
Học sinh đọc ghi nhớ - giáo viên nhấn mạnh.
1
IV. Ghi nhớ: SGK - T 132.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
Học sinh đọc bài đọc thêm.
? Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số?
2
V. Luyện tập:
Bài tập 1:
Đẩy mạnh GD là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số.
Bởi vì chỉ bằng con đường Gd mới giúp mọi người hiểu nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.
4 . Củng cố:
	- ? VB này đem lại cho em những hiểu biết gì?
5. Hướngdẫn học bài 
	- Bài cũ: Học bài + ghi nhớ + làm BT 2 - 3.
	- Bài mới: Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần văn.
________________________________________
Ngày soạn: 15.11.08
Ngày giảng:22.11.08
 Tiết 55:
Vào nhà ngục quảng đông cảm tác
 - Phan Bội Châu -
A. Mục đích yêu cầu:
	- Học sinh cảm nhận được phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp của người yêu nước trong chốn lao tù; hình ảnh cao đẹp của nhà yêu nước Phan Bội Châu; hiểu được  ... ào hai câu đầu 
? Hai câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
Gv bình : Mặc dù ở trong tù bị giam hãm , tra tấn đánh đạp , đầy ải nhưng câu đầu tiên của bài thơ là lời khẳng định tư thế, tinh thần và ý chí của người tù vẫn không thay đổi , không giảm sút . Phẩm chất hào kiệt lối sống phong lưu trong bất cứ hàon cảnh nào 
- Điệp từ “ vẫn” làm cho ý thơ được khẳng định , biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp . Một con người tài cao chí lớn trong mưu đồ sự nghiệp cứu nước cứu dân 
? Em hiểu gì về quan niệm “Chạy mỏi.... tù” 
Nhà quan niệm con đường cứu nước của mình còn dài , nhiều trông gai đòi hỏi phải có quyết tâm không ngừng nghỉ . Do những khó khăn khách quan , nhà tù chỉ là noi tạm nghỉ 
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ , qua đó thể hiện thái độ gì ? 
- Giọng thơ vừa cứng cỏi vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng thanh thản , thái độ bình tĩnh tự chủ ngay trong nguy nan 
8
2. Hai câu thực.
Đã khách ở nhà trong bốn biển 
Lại người có tội giữa năm châu.
? Các cụm từ “ khách không nhà” và “trong bốn biển” có ý nghĩa như thế nào ? 
- Không nhà : người tự do đi đây đi đó 
- Trong bốn biển : trong thế gian rộng lớn 
? Cách diễn đạt trên có ý nghĩa như thế nào ? 
- Tác giả tự nhận mình là người tự do đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn 
? Trong tù tự nhận mình là khách điều đó cho thấy phẩm chất nào ở người tù chiến sĩ ? 
- Ông là người có tư thế ung dung lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo .
? Dựa vào chú thích sao , em hiểu người có tội trong lời thơ “ Lại người có ....” có nghĩa là như thế nào ? 
Học sinh chú ý vào chú thích SGK trả lời 
? Nhận xét về phép đối và tác dụng của nó trong cặp câu này ? 
- Nghệ thuật đối cân xứng thể hiện tâm hồn cao đẹp , giàu đức hi sinh , một chí lớn tung hoành mang tầm vóc lịch sử lớn lao của thời đại 
H: Từ đó, vẻ đẹp nào của ngời yêu nớc bộc lộ?
- Học sinh trả lời.
=> Hai câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan , kiên cường chấp nhận hi sinh trên con đường đấu tranh .
6
3. Hai câu luận.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế 
Mở miệng cười tan cuộc oán thù 
? Giải nghĩa các từ “ Bủa tay” “ kinh tế” 
học sinh dựa vào chú thích SGK 
? Em hiểu câu thơ "Bủa tay ôm ...Mở miệng .... có ý nghĩa như thế nào?
- Hai câu thơ thể hiện tư thế hào hùng , một quyết tâm không gì lay chuyển , một lí tưởng sáng ngời : giúp đời cứu nước 
H: Giọng điệu và thủ pháp NT của tác giả có gì thay đổi so với 2 câu thực ? 
=> Giọng thơ hào hùng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc ; hình ảnh thậm xưng kì vĩ , các động từ gợi tả mạnh mẽ , nghệ thuật đối cân xứng -> tất cả tạo nên hình ảnh một đáng nam nhi , một trang anh hùng , một bậc trượng phu , hào kiệt ...trong tù đầy vẫn lạc quan bất khuất ngạo nghễ . 
* Chuyển ý:
6
4. Hai câu kết.
"Thân ấy .....gì đâu"
? Các từ "Thân ấy" và “sự nghiệp” cần được hiểu như thế nào khi gắn với Phan Bội Châu?
? Em hiểu câu thơ "Thân ấy ..... như thế nào?.
- Thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước, còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc.
? Từ nào được lặp lại và có tác dụng gì?
- Từ "còn" được lặp lại - > lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý.
? Câu kết có ý nghĩa như thế nào?
- Mặc dù con đường CM đầy hiểm nguy nhưng không có hoàn cảnh khắc nghiệt nào làm nhụt ý chí đấu tranh của người yêu nước.
? Từ đó, những phẩm chất tốt đẹp nào của nhà yêu nước được bộc lộ?
- ý chí hiên ngang coi thường tù ngục, coi thường cả cái chết, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước quả mình.
Hoạt động 3: HD tổng kết- ghi nhớ 
2
IV. Ghi nhớ : SGK T148.
H: Nhận xét về giọng điệu bài thơ? Từ đó khái quát nội dung chính của toàn bài?.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ4: HD luyện tập.
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm bài . 
4. Củng cố:
	- Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ? 
5. Hướng dẫn học bài.
	- Bãi cũ: Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
	- Ôn lại thể thơ TNBCĐL.
	- Bài mới: Soạn "Đập đá ở Côn Lôn"
 chú ý đọc – hiểu văn bản 
_________________________________
Ngày soạn: 5.11.08
Ngày giảng:22.11.08
 Tiết 56
Đập đá ở côn lôn
 - Phan Châu Trinh- 
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của ngời yêu nước: Trong gian nguy vốn hiên ngang, bền gan, vững chí. Nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Giọng điệu hùng tráng của thể TNBCĐL trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam.
	- Rèn kỹ năng đọc, phân tích.
	- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, trân trọng cảm phục phong thái hiên ngang, bất khuất, kiên cường của nhiều chíên sỹ yêu nước đầu TK XX.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ, ảnh chân dung Phân Bộ Trinh.
	- HS: Soạn bài.
C. Các bớc lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
? . Đọc thuộc lòng bài "Cảm tác trong nhà tù QĐ”:, nêu nội dung chính của bài thơ?
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Họat động 1: Khởi động.
Bên cạnh chí sỹ CM Phân Bộ Châu còn có Phan Châu Trinh. ông vốn xuất thân là nhà nho, nhưng lại là con người tiên tiến của thời đại mới. Phan ChâuTrinh từng bị kẻ thù bắt, từ đày nhiều năm vào tù, người chiến sỹ CM của ta thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình.....
TG
2
Nội dung
Họat động 2: HD đọc - hiểu VB.
5
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Đọc 
HD đọc: Đọc diễn cảm bài thơ, chú ý thể hiện khấu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả, giọng phấn chấn, tự tin, nhịp 4/3.
Câu 1,2,3,4 nhịp 2/2/3.
GV đọc mẫu - > học sinh đọc, nhận xét sửa.
2. Tìm hiểu chú thích.
? Nêu đôi nét về tác giả?
* Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 - 1926) huyện Tây Hồ, tỉnh Quảng Nam ông là ngời giỏi biện luận và có tài văn thơ.
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
* Tác phẩm : Bài thơ được làm khi ông cùng các từ người khác bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo.
* Chú thích khác:
- Học sinh thảo luận các CT 1,3,4 SGK.
* Chuyển ý:
30
II. Tìm hiểu văn bản 
H: Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
Em hãy nêu ngắn gọn về đặc điểm của thể thơ này?
- TNBCĐL.
- Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
? Chủ thể “ Làm trai” trong lời thơ “ Làm trai ...” được hiểu như thế nào ? 
Là quan niệm sống của người anh hùng , của đấng nam nhi giám chống chọi với gian nguy để chiến thắng 
Gv đọc nhưng câu thơ thể hiện chí trai 
“ Làm trai cho đáng nên trai 
Xuống đông đông tĩnh , lên đoài đoài tan” 
Là trai đứng ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông
“ Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” 
Trong câu thơ của PCT nói “ làm trai” là bày tỏ niềm kiêu hãnh của người có chí lớn , có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình 
? Từ đó em hiểu câu thơ “ Làm trai....” tác giả muốn gợi tả điều gì ? 
? “ Lừng lẫy làm ...” thực chất câu thơ muốn nói điều gì ? 
Là cách nói khoa trương thể hiện tư thế ung dung mạnh mẽ 
? Từ đó hãy nhận xét về giọng điệu , bút pháp nghệ thuật của câu thơ? 
? Công việc đập đá được gợi tả như thế nào ? 
Dùng tay càm búa đập đá thành hòn , thành đống 
? Từ đó em hiểu gì về tính chất của công việc đập đá này ? 
Lao động thủ công nặng nhọc ....
? Ngoài nghĩ tả thực công việc đập đá hai câu thơ trên còn mang hàm ý gì ?
? Hãy chỉ ra biện pjáp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ ? Tác dụng của biêbj pháp nghệ thuật đó ? 
Như vậy bốn câu đầu tả thực về việc đập đá vừa biểu lộ tâm thế oai phong lẫm liệt , một ý chí nung nấu căm thù , muốn phá tan mọi gông cùm xiềng xích . 
? Chỉ ra nghệ thuật đối trong hai câu thơ trên ? 
- Thời gian cầm tù ( tháng ngày / đối với gian truân thử thách (mưa nắng )) 
- Lấy thân dày dặn phong trần ( đối vpí tinh thần cứng cỏi trung kiên ( dạ sắt son ) 
? Tác dụng của việc sử dụng phép đối trong hai câu thơ ? 
? ngoài biện pháp nghệ thuất đối tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng , ẩn dụ rất đặc sắc “ thân sành sỏi , dạ sắt son” là hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm xúc về hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ 
? Từ đó hãy khái quát phẩm chất của người tù cách mạng trong hai câu thơ trên ? 
Gv mở rộng : tinh thần này chúng ta sẽ bắt gặp trong những bài thơ trong tập thơ “ Nhật kí trong tù” của HCM 
Kiên trì và nhẫn lại 
Không chịu .....
...không nao núng tinh thần” 
? Những “kẻ vá trời” chỉ ai? ngụ ý của cụm từ đó là gì ? 
Những kẻ vá trời là chỉ những người tù cách mạng , tác giả mượn sự tích vá trời của bà Nữ Oa trong thần thaọi Trung Hoa để nói lên chí lớn của kẻ làm trai cứu nước cứu dân 
? Em hiểu hai câu thơ tác giả nói điều gì ? 
Học sinh tự bộc lộ 
? Từ đó hãy cho biết thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó ? 
? Từ em hiểu thêm những điều cao quí nào về con người PCT và những người yêu nước VN đầu thế kỉ XX ? 
Học sinh tự bộc lộ ? 
Hoạt động 3: HD tổng kết- ghi nhớ 
 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
Hoạt động 4 : HD luyện tập 
Học sinh đọc và nêu yêu câu bài tập 2 
Gv hướng dãn học sinh làm bài tập 
2
5
1. Hai câu đề .
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn 
Lừng lẫy làm cho nở núi non 
- Câu thơ thể hiện tư thế đàng hoàng , kiêu hãnh , hiên ngang giữa đất trời non nước 
=> Giọng thơ mạnh mẽ lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí làm trai : sẵn sàng chấp nhận thách thức , sống ngang tàng hiên ngang . 
2. Hai câu thực 
 Xách búa đánh tan năm bảy đống 
Ra tay đập bể mấy trăm hòn 
- Hai câu thơ ngoài nghĩa tả thực công việc đập đá nặng nhọc vất vả coàn ngụ ý một quyết tâm , một ý chí căm thù, không nao núng không lùi bước trước mọi gian khổ 
=> Giọng thơ hùng tráng sôi nổi , sử dụng động từ mạnh , số từ , từ ngữ hàm xúc đa nghĩa , nghệ thuật đối cân xứng thể hiện tinh thần chủ động kiên quywts tấn công , chiến thắng kẻ thù làm chủ hoàn cảnh với tư thế oai phong lẫm liệt 
3. Hai câu luận 
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi 
Mưa nắng càng bền dạ sắt son 
- Nghệ thuật đối cân xứng làm cho sức chịu đựng mãnh liệt cả về thân xác lẫn tinh thần trước gian nan 
=> Nhà thơ thể hiện khí phách kiên cường bất khuất , trung thành với lí tưởng yêu nước . 
4. Hai câu kết 
Những kẻ vá tròi khi nỡ bước 
Gian nan chi kể việc con con 
- Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản ( gian nan ><việc con con) , cách nói khoa trương để biểu thị dũng khí hiên ngang , tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày 
III. Ghi nhớ (SGK) 
IV. Luyện tập 
Bài tập 1 
bài tập 2 
Cả hai bài thơ đều alf khẩu khí của của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ lỡ bước rơi vào cảnh ngục tù 
Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của họ biểu hiện trức hêt ở khí phách hiên ngang lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian nao 
Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp của chính mình 
4. Củng cố : Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
5. Hướng dẫn học bài 
 Học kĩ bài 
 Soạn : Ôn luyện dấu câu 
	Làm các bài tập SGK 
 ------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc