Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 2

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 2

Tiết 5+6 Bài 2: Văn bản

 TRONG LÒNG MẸ Nguyên Hồng

A. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu đợc tình cảnh đáng thơng và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận đợc tình yêu thơng mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đợm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV, tranh phóng to trong SGK

2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, các kỉ niệm cá nhân với mẹ mình

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.8.08
Ngày giảng: 25.8.08 
Tiết 5+6
Bài 2: Văn bản
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
A. mục tiêu
- Học sinh hiểu đợc tình cảnh đáng thơng và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận đợc tình yêu thơng mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đợm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. 
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV, tranh phóng to trong SGK
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, các kỉ niệm cá nhân với mẹ mình
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
	? Em hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trờng.
	? Cho biết nội dung cuả truyện ngắn Trong lòng mẹ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
.Hoạt động 1 : Khởi động 
Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” một tập kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng . Trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và bộc lộ cảm nghĩ - đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thương , nỗi đau tinh thần và tình yêu mãnh liệt của cậu bé mồ côi bất hạnh .
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản .
Gv hướng dẫn học sinh đọc : Giọng nhẹ , buồn 
Chú ý vào chú thích sao SGK nêu những nét cơ bản về tác giả , tác phẩm ? 
? Văn bản được chia làm mấy phần ? nội dung của mỗi phần ? 
Theo dõi vào phần đầu của văn bản cho biết ? Hoàn cảnh của bé Hồng có gì đặc biệt ? 
? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của chú bé Hồng như thế nào ? 
? Theo dõi cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng hãy cho biết : Nhân vật bà cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng ? 
? Nhân vật bà cô hiện lên qua những chi tiết và lời nói điển hình nào ?
? Nhưng tại sao bé Hồng lại cảm nhận trong lời nói đó những ý nghĩ cay độc , những rắp tâm tanh bẩn ? 
? Những lời lẽ đó bộc lộ tính cách nào của người cô ? 
Gv bình : Ba ta là đại diện cho một hạng người sống tàn nhẫn khô cạn cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ . 
? Trong lời lẽ của bà cô lời nói là cai độc nhất vì sao ? 
Học sinh tự bộc lộ 
Tiết 2: 28.8.08
Gv dẫn : trước trò chơi độc ác mà bà cô dàn tính sẵn , bé Hồng đã bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình .
? Hãy tìm những chi tiết bộc lộ cảm nghĩ của bé Hồng đối với những lời lẽ cay độc của bà cô ? 
? Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong những chi tiết trên ? tác dụng của phương thức biểu đạt đó ? 
Gv yêu cầu học sinh đọc từ “ Nhưng đến ngày dỗ giữa sa mạc” 
? Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào ? 
? Khi gọi Mợ ơi! bé Hồng có biết chắc là mẹ không , có nghĩ đến khả năng nhầm không ? Vì sao ? 
Bé hồng không biết chắc đó là mẹ , bởi vì chỉ “ thoáng thấy” , lại không rõ mặt , bé cũng không nghĩ đến khả năng nhầm . Tiếng gọi đó là phản ứng tự nhiên , là sự bật ra tất yếu sau một quá trình dồn nén tình cảm mà lí trí không kịp phân tích bvà kiểm soát . 
? Từ đó cho biết tiếng gọi đó nói lên điều gì về tình cảm của bé Hồng với mẹ ? 
? Tìm chi tiết diễn tả tình cảm của bé Hồng khi gặp mẹ ? 
? Tác giả rất thành công trong việc miêu tả tâm lí của trẻ thơ. Em hãy phân tích một vài chi tiết trên để thấy được khả năng miêu tả trạng thái tâm lí rất tinh tế đó của tác giả ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Gv nhận xét – phân tích bình 
Thật ra xe kéo chạy chầm chậm , chỉ vài giây sau chú bé đã đuổi kịp vậy thì “ thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , chân ríu lại ” không phải là do bị mệt mà đó là biểu hiện của sự xúc động hết sức mạnh mẽ trong lòng chú bé  
? Với cách miêu tả tinh tế trạng thái nhân vật đó em hiểu gì về tâm trạng của bé Hồng lúc này ? 
? Trong giây phút đó hình ảnh người mẹ được miêu tả qua chi tiết nào ? 
? Nhân vật người mẹ được kể qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương của Hồng . Điều đó có tác dụng gì ? 
? Từ đó cho chúng ta thấy bé Hồng đã có một ngưòi mẹ như thế nào ? 
Một người mẹ yêu con , đẹp đẽ can đảm kiêu hãnh vượt lên trên mọi sự mỉa mai cay độc của xã hội phong kiến 
? Trong lòng mẹ bé Hồng đã có cảm xúc như thế nào ?
? Cảm xúc đó diễn tả điều gì về tâm trạng của bé Hồng ? 
Hoạt động 3 : Ghi nhớ – tổng kết 
? Văn bản trong lòng mẹ sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức biểu đật nào là chính , phương thức biểu đạt nào biểu hiện thấm thía tình mẫu tử của bé Hồng ? 
Tự sự , miêu tả , biểu cảm . Trong đó tự sự là phương thức biểu đật chính còn biểu cảm là phương thức thể hiện xúc động lòng người về tuổi thơ đày cay đắng nhưng tràn ngập tình yêu thương mẹ .
? Nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người ? 
Học sinh tự bộc lộ 
Gv rút ghi nhớ 
Gv hướng dẫn học sinh học bài .
2
18
5
17
15
22
3
4
I. Đọc – tìm hiểu chú thích 
1. Đọc . 
2. Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả : Nguyên Hồng ( 1918-1982) , quê TP Nam Định .
b. Tác phẩm : Là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả . Đoạn trích nằm ở chương IV của tác phẩm .
c. Thể loại : hồi kí .
II. Bố cục : 2 phần 
P1 : từ đầu - đến chứ : Hoàn cảnh sống của bé Hồng 
P2: còn lại : Bé Hồng gặp lại mẹ
III. Tìm hiểu văn bản .
1. Hoàn cảnh sống của bé Hồng 
a. Hoàn cảnh 
- Mồ côi cha , lại xa mẹ , sống trong sự ghẻ lạnh , cay nghiệt của những người họ hàng 
=> Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận cô độc , đau khổ và luôn khao khát tình mẹ của chú bé Hồng 
b. Nhân vật bà cô .
- Lời nói : ngọt ngào , thân mật “ Mày có muốn vào Thanh Hoá với mợ mày không ? ...” 
- Cử chỉ : Tỏ ra dịu dàng 
 Trong lời nói của bà cô chứa đựng sự giả dối , mỉa mai hắt hủi thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của Hồng . 
=> Bà cô là người có tính cách hẹp hòi tàn nhẫn lạnh lùng 
c. Tình cảm của bé Hồng với mẹ .
- Hồng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch coả cô .
- Nhắc đến mẹ , cô tôi  
- Hai tiếng “ em bé” mà cô tôi như ý cô tôi muốn 
- Giá những hủ tục đã đầy đoạ mẹ tôi 
=> Với phương thức biẻu đạt trực tiếp Nguyên Hồng đã thực sự thành công trong việc khắc học thế giới nội tâm nhân vật qua đó làm nổi bật trạng thái tâm hồn đau đớn nhưng vẫn tràn ngạp tình thương yêu đối với mẹ . 
2. Trong lòng mẹ . 
- Tan học , chợt thoáng thấy người giống mẹ , liền đuổi theo gọi bối rối: Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi ! 
-> Tiếng gọi đó cho thấy bé hồng rất khao khát được gặp mẹ 
- Khi gặp mẹ : thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , rúi cả chân , khi mẹ hỏi oà khóc , khópc nức nở 
-> Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, tác giả cho thấy niềm vui sướng oà vỡ nỗi đau khổ bấy lâu nén lại nay được giải toả .
- Hình ảnh người mẹ trong con mắt Hồng : không còm cõi xơ xác , gương mặt tươi sáng vớiđôi mắt trong , làn da mịn màng .. quần áo và hơi thở vẫn thơm tho lạ thường . 
 Người mẹ hiện lên với hình ảnh thật cụ thể sinh động gần gũi , hoàn hảo . 
- ở trong lòng mẹ : Hồng ước phải bé lại và lăn vào lòng mẹ , để bàn tay êm dịu vô cùng 
=>Cảm xúc đó diễn tả niềm vui sướng hạnh phúc tột cùng của đứa con xa mẹ , nay đã được thoả nguyện .
IV. Ghi nhớ (SGK) 
V.Luyện tập . 
Học sinh phát biểu cảm nghĩ về tình yêu thương mẹ của bé Hồng .
4. Củng cố : Nêu chủ đề chính của văn bản ? khái quát về nội dung nghệ thuật . 
5 Hướng dẫ học bài : 
 Học kĩ bài , nắm chắc nội dung và nghệ thuật 
 Soạn : Tức nước vỡ bờ 
 Đọc – tìm hiểu chú thích 
 Dọc và trả lời câu hỏi SGK 
 ---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25.8.08
Ngày giảng: 30.8.08
Tiết 7
Trường từ vựng
A. mục tiêu 
- Học sinh hiểu đợc thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trờng từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như : Đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + tư liệu về trường từ vựng
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
 ? Từ như thế nào được coi là từ có nghĩa rộng - nghĩa hẹp?
? Tường từ vựng đề cập đến những vấn đề gì?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
2
Giờ học trứơc chúng ta đã tìm hiểu nghĩa khái quát ở cấp độ từ. Bài học hôm nay đề cập đến tập hợp các từ có chung 1 nét nghĩa vào trường từ vựng. Trong một trường từ vựng có những từ có thể so sánh về mức độ rộng - hẹp của nghĩa từ nhưng lại có những từ trogn cùng 1 trường từ vựng mà không thể so sánh mức độ rộng hẹp về nghĩa của chúng. Tại sao lại nh vậy? Đề giải đáp điều đó chúng ta vào bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
25
I. Thế nào là trường từ vựng 
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập trong SGK
1. Bài tập: SGK 
? Các từ in đậm trong đoạn trích có nét chung nào về nghĩa
- Các từ in đậm đều có 1 nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận của con ngời
2. Nhận xét
? Qua bài tập em có nhận xét gì về trường từ vựng?
Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa . 
3. Ghi nhớ: SGK 
? Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm trường từ vựng?
- Học sinh thảo luận theo ghi nhớ SGK
4. Lưu ý
- Học sinh hoạt động cá nhân: Đọc phần lưu ý SGK 
Học sinh rút ra các lưu ý 
- Giáo viên nhận xét chung, chốt
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ 
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khcác biệt nhau về từ loại .
- Dựa vào hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau .
- Trong giao tiếp hàng ngày hay trong văn chương , người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt . 
- Giáo viên cho học sinh tổng kết tóm tắt lại 4 điều cần lu ý
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
17
II. Luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong phần luyện tập
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 
Học sinh làm bài 
Bài tập 1 : 
Trường từ vựng ruột thịt : thầy, mợ, anh, em, mẹ, cô
Bài tập 2:
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm
- Học sinh khác nhận xét 
b. Dụng cụ để đựng
c. Hoạt động của chân
- Giáo viên sửa chữa, bổ sung
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3 
Học sinh làm bài tập 
d. Trạng thái tâm lí
e. Tính cách
g. Dụng cụ để viết
Bài tập3 
Các trường từ vựng trên thuộc trường từ vựng thái độ 
Bài tập 4: 
- Khứu giác : mùi, miệng, thơm, điếc
- Thính giác : tai, nghe, điếc, rõ, thính ...
Bài tập 5: 
Lạnh : - trường thời tiết : lạnh, nóng
 - trường âm thanh: nói lạnh, nhạt..
 - trường thái độ : lạnh lùng, 
4. Củng cố - dặn dò
? Thế nào là trường từ vựng? Lờy ví dụ về trường từ vựng "đèn"? 
- Học sinh thảo luận 
- Giáo viên củng cố bài
- Học sinh về nhà học bài, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị nội dung bài Từ tượng hình - từ tượng thanh
______________________________________
Ngày soạn: 25.8.08
Ngày giảng:30.8.08
Tiết 8 
Bố cục của văn bản 
A. mục tiêu 
- Học sinh nắm đợc bố cục của văn bản đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong phần mở bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tợng và nhận thức của ngời đọc.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Các dàn bài
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 
? Nội dung của bài bố cục văn bản gồm mấy phần?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động
2
Các em đã đợc học bố cục và mạch lạc trong văn bản đã nắm được văn bản thờng phải có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và chức năng nhiệm vụ của chúng bởi vậy trong bài học này ngoài ôn lại kiến thức đã học còn đi sâu vào tìm hiểu cách sắp xếp, tổ chức nội dung phần thân bài (phần chính của văn bản) 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
15
I. Bố cục của văn bản 
- Giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức 3 phần của văn bản 
1. Bài tập (SGK)
- Học sinh đọc bài tập trong SGK và trả lời các câu hỏi bên dưới với sự hướng dẫn của giáo viên
? Từ phân tích trên em hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần?
2. Nhận xét 
- Nhiệm vụ của từng phần? Các phần của văn bản quan hệ với nhau nh thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm 3 phút
đ Đại diện thảo luận 
- Giáo viên kết luận 
- Giáo viên khái quát nội dung bài học
- Văn bản gồm 3 phần
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
- Mỗi phần đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
3. Ghi nhớ: 1, 2 SGK
15
II. Cách sắp xếp bố trí nội dung phần thân bài của văn bản 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi trong SGK
1. Bài tập: SGK
Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài Tôi đi học 
- Sự hồi tưởng những kỷ niệm cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian
- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng 1 đối tượng trước đây và buổi tựu trường
(Tương tự cho học sinh phân tích các câu 2, 3, 4 đ Giáo viên nhận xét kết luận)
2. Nhận xét 
? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Học sinh thảo luận nhóm 3 phút
- Đại diện thảo luận - nhận xét
- Giáo viên kết luận
- Sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào kiểu văn bản chủ đề ý đồ giao tiếp
- Nội dung thờng được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian, sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận
- Giáo viên khái quát nội dung bài
3. Ghi nhớ 3: SGK
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
11
III. Luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1. Suy nghĩ rút ra câu trả lời
- Giáo viên nhận xét - kết luận 
1. Bài tập 1:
a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: Nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần
b. Trình tự thời gian: Về chiều - lúc hoàng hôn
c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
Học sinh làm bài . 
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm .
Bài tập 2
Trình bày theo hai ý : 
- Những ý nghĩ và cảm xúc củachú bé khi trả lời người cô 
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi ở trong lòng mẹ . 
Bài tập 3 
4. Củng cố - dặn dò
? Phần thân bài của văn bản được bố trí sắp xếp như thế nào?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên giảng củng cố bài
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập 2, 3 SGk. Soạn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc