Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 21

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 21

TIẾT 81

 KHI CON TU HÚ

- Tố Hữu-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Học sinh cảm nhận được tình yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

 - Giáo dục học sinh trong cuộc sống biết trân trọng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Tập thơ Từ ấy, ảnh chân dung Tố Hữu.

 - HS: Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:(1p) Đọc thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơvà phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá?

3. Bài mới.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15.1.09
Ngày giảng :19.1.09 Tiết 81
 Khi con tu hú
- Tố Hữu-
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh cảm nhận được tình yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
	- Giáo dục học sinh trong cuộc sống biết trân trọng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Tập thơ Từ ấy, ảnh chân dung Tố Hữu.
	- HS: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :(1p) Đọc thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ và phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ? 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động: 19 tuổi đời, đang họat động cách mạng say xa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt, giam ở xà lim số 1 nhà lao thừa phủ. Đang say mê lý tưởng say mê yêu đời và họat động cách mạng với niềm vui phơi phới, bỗng bị nhốt trong phòng giam , cách biệt với thế giới bên ngoài, người chiến sỹ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi . Trong những bài thơ tù được in trong tập "Từ ấy" phần 2 "Xiềng xích" "có bài" "Khi con tu hú".
Trong bài thơ, tiếng chim tu hú, ngoài việc báo tin mùa hè, còn tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
2
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
35
5
I. Đọc và thảo luận chú thích.
GV hướng dẫn đọc: 6 câu đầu giọng vui náo nức, phấn chấn, 4 câu sau giọng bực bội, nhấn mạnh các động từ, các từ cảm thán : hè ôi! làm sao, chết uất thôi!
Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét.
1. Đọc
Giáo viên giới thiệu chân dung tác giả.
H: Nêu đôi nét về tác giả? Tác phẩm ?
2.Thảo luận chú thích 
 a,Tác giả, tác phẩm.
- Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) Tên thật là Nguyễn Kim Thành quê Thừa Thiên Huế.
Ông được Nhà nớc truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
- Tác phẩm: Bài thơ đợc sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đấy.
Học sinh chú ý vào SGK tìm hiểu chú thích 1,5,6
b, Từ khó.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
- Thể thơ: Lục bát -> nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm hưởng, có nhiều khả năng truyền tải cảm xúc.
c. Thể thơ : Thơ lục bát 
5
II. bổ cục:
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? 
- 2 phần:
+ P1: 6 câu đầu - > bức tranh mùa hè.
+ P2: 4 Câu cuối -> Tâm trạng người tù cách mạng.
25
III. Tìm hiểu văn bản.
? Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?
- "Khi con tu hú" -> chỉ là vế phụ ở một câu chọn ý (tiếng chim đã làm bừng dậy trong lòng người chiến sỹ bị giam cầm 1 không gian thoáng đãng và 1 khát vọng tự do).
Học sinh đọc 6 câu đầu 
? Khung cảnh thiên nhiên khi vào hè được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào ? 
? Để miêu tả khung cảnh thiên nhiên tác giả sử dụng từ loại nào để miêu tả ?Tác dụng của các từ ngữ trên ? 
Tác giả sử dụng tính từ chỉ màu sắc: xanh , vàng chín , ngọt, .. kết hợp với các phó từ : đang , dần , càng ....khiên cho sự vật được miêu tả trở nên sống động có hồn 
? Tại sao khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào hầótc giả lại chọn các hình ảnh này mà không phải các hình ảnh khác để miêu tả ? 
Đây là hình ảnh tiêu biểu đặc trưng cho mùa hè . Tiếng chim tu hú kêu là tiếng gọi của mùa hè . Tiếng chim đã thức dậy tất cả và mở ra tất cả 
? Em nhận xét gì về từ ngữ hình ảnh tác giả sử dụng ? 
? Bằng hình ảnh thơ tiêu biểu , ngôn ngữ giàu hình ảnh em hình dung khung cảnh thiên nhiên khi vào hè được tác giả miêu tả như thế nào ? 
? Từ đó em có cảm nhận như thế nào về năng lực tâm hồn của nhà thơ ? 
Đối lập với khung cảnh thiên nhiên khi vào hè tâm trạng của nhà thơ như thế nào 
? Tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp qua từ ngữ hình ảnh nào ? 
? Nghệ thuật nào được sử dụng ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
Với việc sử dụng động từ mạnh và câu cảm thán tác giả diễn tả trạng thái bực bội , uất ức , muốn đạp tan, phá tung chốn ngục tù tối tăm ngột ngạt , giọng điệu cảm thán làm cho cảm xúc bực bội như không kìm nén được cứ trào ra , đã vậy ngoài kia tiếng tu hú vẫn cứ kêu nghe như thúc giục làm cho người tù càng cảm thấy sốt ruột
? Tại sao khi nghe hè dậy nhà thơ lại có hoạt động muốn đạp tan phòng ? Lại cảm thấy suốt ruột như vậy ? 
Vì khi hè sang , nhịp sống dâng trào như mời gọi , thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách của chốn lao tù , len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành khao khát hành động “ muốn đạp tan phòng” , lòng uất hận trào dâng , muốn phá tung chốn tù ngục ngột ngạt để được tự do như cánh diều ngoài kia . Có thể nói đây là những suy nghĩ táo tợn dữ dội quyết liệt . Điều này khác hẳn với hình ảnh con hổ ở của Thế Lữ , mặc dù không bị giam cầm con hổ cũng cảm thấy bực tức , uất hất 
“ Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Thế nhưng ta thấy con hổ không hề muốn phá cũi sổ lồng , không có hành động . Còn người tù cáh mạng trong bài thơ “ Khi con tu hú” lạo khác hẳn và điều đó thể hiện điểm tích cực trong thơ cách mạng 
? Từ đó hãy khái quát tâm trạng của người tù cách mạng ? 
? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú ở đầu và đoạn cuối rất khác nhau . Vì sao ? 
Học sinh thảo luận (NL)
Học sinh báo cáo 
Bài thơ mở đầu và kết thúc bằng tiếng chim tu hú . Nhưng tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ đã đưa tác giả vào cảnh mùa hè với cảnh bầu trời cao rộng và tràn đày sức sống , thì tiếng chim kết thúc lại gợi niềm chua xót , đau khổ dằn vặt , sốt rột
Cách kết thúc như vậy gọi là nghệ thuật đầu cuối tương ứng 
? Hai đoạn thơ một miêu tả cảnh thiên nhiên , một tả tình nhưng đều thống nhất của tiéng nói tâm hồn . Em cảm nhận những điiêù tốt đẹp từ tqam hồn ấy ? 
Lòng yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày . Tất cả điều này được chuyển tải bằng thể thơ lục bát giản dị tha thiết 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
15
10
5
1. Bức tranh mùa hè.
Khi con tú hú gọi bầy 
Lúa chiêm đương chín trái cây ...
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng ...
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng ...
- Hình ảnh thơ tiêu biểu , ngôn ngữ giàu hình ảnh 
-> Khung cảnh thiên nhiên khi vào hè đẹp , rộn ràng âm thanh , rực rỡ sắc màu , ngọt ngào hương vị , náo nức giàu sinh lực , phong khoáng và tự do 
- Tác giả là người có tâm hồn trẻ trung , yêu đời , yêu cuộc sống và tha thiết với tự do 
2. Tâm trạng của người tù 
Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng hè..
Ngột làm sao chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu 
- Tác giả sử dụng động từ mạnh và câu cảm thán 
=> Tâm trạng đau khổ dằn vặt , ngột nath uất ức đến tột cùng -> thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt 
- Nghệ thuật đầu cuối tương ứng ( Nghệ thuật khép kín) nhằm nhấn mạnh tâm trạng của nhà thơ và gây ám ảnh day dứt trong lòng người đọc 
IV. Ghi nhớ ( SGK) 
4. Củng cố:1p
	? Hãy viết 1 câu văn có 4 chữ đầu là "Khi con tu hú" để tóm tắt nội dung bài thơ?
5. Hướng dẫn học bài:1p
	- Bài cũ: Học bài:
	- Bài mới: Soạn câu nghi vấn 
 Chú ý các bài tập SGK 
_______________________________________
Ngày soạn: 31.1.09
Ngày giảng: 2.2.09 Tiết 82
	 Câu ghi vấn (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh nắm được các chức năng thường gặp của câu nghi vấn.
	- Học sinh biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và trong khi viết văn bản.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Soạn bài:
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : (1p)Nêu hình thức chức năng của câu nghi vấn ? Đặt hai câu nghi vấn ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1:Khởi động : 
Câu văn cũng như cuộc đời , cuộc đời luôn thay đổi thì câu văn cũng phải thay đổi để thể hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc , những tâm trạng vô cùng phong phú đa dạng phức tạp của cuọc sống . Vì thế , các em có thể gặp rất nhiều những câu văn có hình thức giống như câu nghi vấn nhưng trên thực tế nó lại không dùng để hỏi . Vậy câu nghi vấn ngoài chức năng dùng để hỏi còn có chức năng nào khác ? 
Giáo viên bảng phụ
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ.
2
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm 
25
II. Những chức năng khác.
1. Bài tập 
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ? 
? Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không ? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ? 
Học sinh thảo luận hai câu hỏi trên (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
a. Hồn ở đâu bây giờ? - > bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b. Mày định ....à ? ->Hàm ý đe dọa.
c.Có biết không ? ...lính đâu ? Sao bay...như vậy ? Không còn phép ...à ? Cả 4 câu đều hàm ý đe dọa
d.Một người ....sao ? Dùng để khẳng định.
e. Con gái .. ư ? Chẳng lẽ ...ấy ? Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên).
? Quan sát bài tập trên và cho biết nhận xét của em về chức năng khác của câu nghi vấn ? 
? Em nhận xétgì về chức năng giao tiếp của câu nghi vấn trên ? 
Học sinh chú ý vào câu :  ô Chẳng lẽ ...ấy ! ằ
? Có phải bao giờ câu nghi vấn cũng được kết thức bằng dấu chấm hỏi không? Vì sao?
GV gọi học sinh lấy ví dụ.
? Vậy ngoài chức năng chính dùng để hỏi câu nghi vấn còn có chức năng gì khác?
2. Nhận xét 
- Trong trường hợp trên câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để khẳng định , phủ định , bọc lộ tình cảm xúc .
- Các câu nghi vấn trên không yêu cầu người đối thoại trả lời . 
- Câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm , dấu chấm lửng , dấu chấm than .
3. Ghi nhớ: SGK Tr 22.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 
15
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
? Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
Họat động bàn - theo 3 dãy, mỗi dãy 1 câu.
a. Con người đáng kính ..... ?
-> Bộc lộ cảm xúc, thái độ ngạc nhiên.
b. Trong cả khổ thơ riêng  ô Than ôi ằ không phải là câu nghi vấn , còn lại đều là câu nghi vấn -> bộc lộ cảm xúc, thái độ bất bình (phủ định).
c. Sao ta không ngắm ...... rơi?
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tháiđộ cầu khiến.
d. Ôi, nếu thế thì còn đâu của bóng bay? -> bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự phủ định.
2. Bài tập 2:
Học sinh đọc bài tập 2 SGK 
Học sinh làm bài – GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời 
a. Sao cụ lo xa qúa thế?
- Tội gì bây giờ nhìn đói mà tiền để lại?
- Ăn mãi ..... gì mà lo liệu?
-> TD: Đều có ý nghĩa phủ định.
- Cụ không phải lo xa quá như thế.
- Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- Ăn hết thì lúc chết không có tiền mà để lo liệu.
b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm... làm sao?
-> TD: Tỏ ý băn khoăn, ngần ngại.
-> Thay thế;
- Giao đàn bò cho thằng ..... ấy chăn dắt thì chẳng yên t ...  mũ , cách làm bàn tay , chân, cách làm quả bóng, gắn hình người trên sân cỏ . 
? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
a. Văn bản cách làm đồ chơi "Em bé đá bóng" bằng quả khô.
- Gồm 3 phần chủ yếu.
+ Nguyên vật liệu.
+ Cách làm (quan trọng nhất).
+ Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm khi đã hoàn thành).
? Văn bản thuyết minh hướng dẫn và cách làm gì? Các phần chủ yếu?
? Phần nguyên vật liệu được giới thiệu có gì khác với văn bàn (a) vì sao?
- Đủ cho số ngời ăn.( Ngoài loại gì còn thêm phần định lượng : bao nhiêu củ , quả , gam ..
? Phần cách làm, yêu cầu thành phần có gì khác với VB a, vì sao?
- Chú ý đến trình tự trước sau, thời gian của mỗi bước (không được phép thay đổi tùy tiện nếu không muốn thành phần kém chất lượng).
- Yêu cầu thành phần chú ý 3 mặt.
b. Văn bản cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc.
- 3 phần chủ yếu.
+ Nhiên liệu.
+ Cách làm (quan trọng nhất)
+ Yêu cầu thành phần (chú ý 3 mặt: trạng thái, màu sắc, mùi vị).
? Khi giới thiệu về cách làm thì người viết cần phải đảm bảo yêu cầu gì ? 
? Em có nhận xét gì về lời văn của văn bản a và b?
? Vậy khi giới thiệu 1 phương pháp (cách làm) người viết làm gì?.
2. Nhận xét 
- Người viết cần phải tìm hiểu , nắm chắc phương pháp cách làm đó 
- Cần trình rõ điều kiện , cách thức , trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm 
* Lời văn ngắn gọn, chuẩn xác.
3. Ghi nhớ: SGK Tr 26.
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập 
10
II. Luyện tập:
? Hãy tự chọn 1 đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc?
1. Bài tập 1:
Đề bài thuyết minh một trò chơi quen thuộc của tuổi học trò.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
- Thân bài:
+ Số người chơi, dụng cụ chơi.
+ Cách chơi (luật chơi) thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật.
+ Yêu cầu đối với trò chơi.
4. Củng cố:1
	H: Em có nhận xét gì về lời văn của phương pháp thuyết minh.
5. Hướng dẫn học bài:1
	- Bài cũ: Học ghi nhớ, nắm chắc yêu cầu, là BT 2.
	- Bài mới: Soạn : Tức cảnh Pác Bó 
 Đọc thuộc bài thơ 
 Chú ý hệ thống câu hỏi SGK 
______________________________
Ngày soạn:2.2.09
Ngày giảng:7.2.09
 Tiết 84
Tức cảnh Pắc bó
- Hồ Chủ Tịch -
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chủ Tịch trong những ngày gian khổ ở Pác Bó, qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sỹ say mê CM, vừa như một "Khánh lâm tuyền" ung dung sống hòa nhịp với thiên nhhiên. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
	- Giáo dục tinh thần yêu kính Bác - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc – Người sống giản dị và thanh cao.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tìm đọc một số bài thơ của Bác viết trong thời kỳ này.
	- Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:(1p) Đọc diễn cảm bài thơ Khi con Tu hú và phân tích tâm trạng của người tù chiến sĩ ? 
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động:
 Mùa xuân T2/1941 sau 30 năm trời buôn ba họat động cách mạng cứu nước khắp bốn biển năm châu, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã bí mật về nước để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó . Trong hang vô cùng thiếu thốn, gian khổ. Mặc dù vậy, Bác vẫn rất vui. Những lúc thảnh thơi người lại làm thơ. Bên cạnh những bài ca tuyên truyền, kêu gọi đồng bào là một số bài thơ tức cảnh, tâm tình rất đặc sắc trong đó có bài "Tức cảnh Pác Bó". Vậy nội dung bài thơ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.
2
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản 
Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng đọc vui pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải mái, sảng khoái, nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3.
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh nhận xét.
36
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Giáo viên mở rộng thêm.
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Khi đó tình hình đất nước và thế giới có nhiều biến động... Bác đã vạch ra đường lối cách mạng trong tình hình mới, quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân chống Pháp.
2. Thảo luận chú thích 
- Tác giả:(SGK) 
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh sau 30 năm họat động CM ở nước ngoài, Bác trở về tổ quốc ở hang Pác Bó - Cao Bằng (T2 /1941).
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? 
Hãy giải thích nhan đề bài thơ ? 
Chú ý câu thơ mở đầu 
? Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống sinh hoạt của Bác ? 
? Cho biết tác giả sử sụng biện pháp nghệ thuật gì ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó ? 
? Theo em , phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào ? 
? Nếu có ý kiến thử đổi lại câu thơ thành : Tối vào hang sáng ra bờ suối 
Thì ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật có gì thay đổi không ? Vì sao ? 
Nếu thay như vậy thì không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại đầy khó khăn gian khổ , không tạo ra nhịp thơ cân đối nhịp nhành , hiệu quả nghệ thuật không cao . 
? Từ đó câu thơ cho ta hiểu gì về cuộc sống của bác khi ở Pác Bó ? 
? Câu thơ thứ hai nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó ? 
Câu thơ trên nói về việc ăn, ở của Bác ở Pác Bó 
? Dựa vào chú thích SGK hãy giải thích lời thơ : Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng ? 
Cháo ngô và măng rừng là những thứ luôn sẵn có trong bữa ăn hàng ngày của Bác ở Pác Bó 
? Có ba cách hiểu từ ‘sẵn sàng’ 
a. Lúc nào cũng có , cũng sẵn không thiếu ( cháo bẹ rau măng) 
b. Tuy hoàn cảnh thiếu thốn gian khó nhưng tinh thần của bác lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận , khắc phục và vượt qua . 
c. Kết hợp hai cách hiểu trên : vừa nói cái hiện thực gian khổ vừa nói cái tinh thần tâm hồn vui tươi sảng khoái của người chiến sĩ cách mạng . 
ý kiến của các em ? 
Gv sử dụng phiếu học tập 
Học sinh thảo luận (NN)
Các nhóm báo cáo 
- Từ Sẵn sàng hiểu theo nghĩa (a) là vừa hiện thực vừa thấp thoáng nụ cười vui rất trẻ của Bác Hồ , hiểu theo nghĩa (b) chỉ đơn thuần tình cảm , không tránh khỏi sự cứng nhắc lên gân không hợp với tâm hồn của Bác . Cách hiểu (c) chung hoà cả hai cách a, b nhưng lại thành ra chung chung . Nhiều ý kiến đồng tình với ý (a) 
? Em nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ . Giọng điệu đó phản ánh trạng thái tâm hồn của Bác như thế nào ? 
? Em hiểu gì về công việc của Bác qua hai câu thơ trên ? 
? Hãy giải thích nghĩa của từ láy ‘ chông chênh’ ? Cho biết ý nghĩa miêu tả và biểu cảm của các từ láy trên ? 
Chông chênh : không chắc chắn , bếp bênh , không vững vàng . Chông chênh là từ láy miêu tả duy nhất trong bài thơ rất tạo hình và gợi cảm . Nó không chỉ miêu tả sự không vững chắc của chiếc bàn mà còn phần nào còn gơi ra ý nghĩa mang tính tượng trưng cho thời kì cách mạng nước ta còn đang khó khăn , trứng nước . 
? Trong câu thơ trên , tác giả sử dụg biện pháp nghệ thuật gì ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó ? 
? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung ? 
Học sinh chú ý câu thơ cuối 
? Đến câu thơ cuối cùng thì cuộc đời cách mạng của Bác đã diễn ra như thế nào tại Pác Bó ? 
- Sinh hoạt làm việc đều đặn trong hang bên suối 
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ 
. Nhưng vẫn có nhiều niềm vui của một cuộc đời cách mạng thật là sang 
? Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ như thế nào ? 
Hoạt động nhóm 
Các nhóm báo cáo kết quả 
Gv nhận xét – kết luận 
- Sang : sang trọng , giàu có 
- ở đây là sự sang trọng , sự giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống , không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục . 
- ở đây còn là cái trọng , giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hào hợp tự tin , thư thái trong sạch với thiên nhiên . Còn là cái sang trọng , giàu có của con người tự thấy mình có ích cho cách mạng cả trong gian khổ thiếu thốn 
? Theo em có thể thay thế từ sang bằng từ vui được không ? Vì sao ? 
Có thể được , song giá trị biểu cảm không cao . Khi sử dụng từ sang ta thấy ý thơ mang ý khái quát cao . Trong thơ Bác hay nói tới cái sang của người làm cách mạng kể cả khi bị tù đày 
? Em có biết câu thơ nào như thế ? 
- Hôm nay xiềng xích thay dây trói 
Mỗi tiếng leng keng thiếng ngọc rung 
- Tuy bị tình nghi là gián điệp 
Mà như khanh tướng vẻ ung dung 
? Qua đây em nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ ? Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống cảu Bác . 
? Bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó ? 
- Cảnh sinh hoạt và làm việc thật đơn sư nhưng mang nhiều ý nghĩa 
- Niềm vui cách mạng , niềm vui được sống hào hợp với thiên nhiên của Bác 
? Bài thơ giúp các em hiểu thêm điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh ? 
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên 
– Tinh thần cách mạng kiên trì 
- Lạc quan trong cách sống 
Hoạt động 3 : Tổng kết – ghi nhớ 
Học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK) 
Hoạt động 4 : luyện tập 
Người xưa ca ngợi thú lâm tuyền ( Tức niềm vui được sống với núi rừng )
? Theo em thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa ? 
Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú vui hoà hợp với thiêm nhiên để làm cách mạng cứu nước . ở Bác thú lâm thuyền hoà hợp với niềm vui làm cách mạng . 
2
3
3. Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
II. Tìm hiểu văn bản . 
Câu 1
Sáng ra bờ suối tối vào hang 
- Nơi Bác ở : hang 
- Nơi làm việc : bờ suối 
 Nghệ thuật : dùng phép đối , nhịp thơ 4/3 
+ Đối thời gian : sáng – tối 
+ Đối hành động : Ra – vào 
-> Diễn tả hoạt động đều đặn , nhịp nhàng của con người . Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người với thiên nhiên Pác Bó 
-> Đây là cuộc sống khó klhăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần làm chủ hoàn cảnh , sống lạc quan 
2. Câu 2 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng 
- Cháo bẹ : cháo ngô 
- Rau măng : rau là măng rừng 
-> Giọng thơ hài hước , hóm hỉnh thể hiện trạng thái tinh thần vui tươi , say mê với cuộc sống cách mạng , hoà hợp với thiên nhiên , vượt qua khó khăn thiếu thốn . 
Câu 3. 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng 
- Công việc : dịch sử Đảng -> Là công việc rất quan trọng 
- Dùng phép đối :
+ Đối ý : điều kiện làm việc tạm bợ / nội dung công việc quan trong trang nghiêm 
+ Đối thanh : bằng ( chông chênh) / trắc (dịch lịch sử ) 
=> Câu thơ khắc hoạ sinh động hình ảnh người chiến sĩ cách mạng mang tầm vóc lớn lao của thời đại > Đó là con người luôn làm chủ hoàn cảnh với tư thế ung dung tự tại .
Câu 4.
Cuộc đời cách mạng thật là sang 
- Câu thơ kết thúc bất ngờ -> Thể hiện sự lạc quan , tin tưởng sự nghiệp cách mạng Người theo đuổi . 
III, Ghi nhớ 
IV . Luyện tập 
4. Củng cố:1p
	? Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
5. Hướng dẫn học bài:1p
	- Bài cũ: Học bài trong vở ghi + ghi nhớ + bài mới.
	- Bài mới: Câu cầu khiến 
 Chú ý hệ thống bài tập SGK 
 ___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc