Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 27

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 27

THUẾ MÁU

(Trích bản án chế độ thực dân pháp)

 Nguyễn Ái Quốc

 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột " Thuế máu " theo trình tự kết án của tác giả

- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

Rèn luyện kĩ năng đọc văn chính luận của Bác Hồ, tìm hiểu và phân tích NT trào phúng sắc bén

B . CHUẨN BỊ

 - GV;Soạn bài ,tài liệu tham khảo ,bảng phụ

 - HS :Trả lời câu hỏi ,đọc bài

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 14.3.09
Giảng : 19.3.09
 Tiết 107 +108
Thuế máu
(Trích bản án chế độ thực dân pháp)
 Nguyễn ái Quốc
 A. Mục tiêu: Giúp học sinh 
Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột " Thuế máu " theo trình tự kết án của tác giả 
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận.
Rèn luyện kĩ năng đọc văn chính luận của Bác Hồ, tìm hiểu và phân tích NT trào phúng sắc bén 
B . Chuẩn bị
 - GV;Soạn bài ,tài liệu tham khảo ,bảng phụ 
 - HS :Trả lời câu hỏi ,đọc bài 
 C, Các bước lên lớp 
ổn định 
Kiểm tra bài cũ : 4p 
 ? Nêu những chủ trương và ý kiến đề nghị của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì? Trong những điểm ấy có ý kiến nào là lỗi thời, còn điểm nào cần phát huy?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
HĐ1: Khởi động
Những năm 20 của thế kỷ XX là thời kỳ hoạt động sôi nổi của ngời thanh niên yêu nước người chiến sĩ cộng sản kiên cường Nguyễn ái Quốc.Trong những hđ cách mạng ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói nên nỗi khổ nhục của những ngừơi dân bị áp bức kêu gọi nhân dân thuộc địa đ kết đầu tranh. Thuế máu- vạch trần bộ mặt thực dân pháp ...
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản . 
GV hướng dẫn đọc : Kết hợp nhiều giọng , khi thì mỉa mai , châm biếm , khi thì chua xót đồng cảm . 
Gv yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết về tác giả : giải thích vì sao năm 1919 Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc .
? Chú ý vào chú thích sao nêu hiểu biết về tác phẩm ? 
? Em nhận xét gì về cách đặt tên chương , tên các phần trong văn bản ? 
- “Thuế máu” là thuế đóng bằng xương máu , tính mạng của con người . Thuế máu là cách gọi của NAQ . Cái tên “ Thuế mấu” gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa , bao hàm lòng căm phẫn , thái độ mỉa mai đối với tội ác của chính quyền thực dân . trình tự cách đặt tên trong chương gợi lên quá trình lừa bịp , bọc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị Pháp . Các phần nối tiếp nhau còn chứng tỏ tinh thần đấu trnh mạnh mẽ , sự phê phán triệt để của NAQ . 
Học sinh chú ý vào các chú thích : 1,2,6,11. 
? Quan sát vào văn bản , hãy cho biết Thuế máu thuộc kiểu văn bản nào ? 
Thuộc kiểu văn bản nghị luận . Vì người viết chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề thuế máu , từ đó thuyết phục người đọc . 
? Nếu là văn bản nghị luận thì vấn đề nghị luận ở đây được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào ?
? Trong văn bản ngoài phương thức biểu đạt chính tác giả còn đan xen các yếu tố biểu đạt nào khác ? 
- Đan xen yếu tố tự sự ở luận điểm 1 
- Đan xen yếu tố biểu cảm ở luận điểm 2 . 
? Dưới tiêu đề Chiến tranh và “ người bản xứ” tác giả đã trình bày luận điểm bằng ba luận cứ : 
Người bản xứ đi phơi thây trên các chiến trường .
Người bản xứ bị đầu độc trong các xưởng đúc súng ở hậu phương 
Số lượng người bản xứ không được trở về . 
? Hãy tìm các đoạn văn tương ứng ? 
Từ đầu ->thống chế 
Tiếp -> ngạt vậy .
Tiếp -> còn lại 
? Chú ý vào đoạn văn trình bày luận cứ 1 và cho biết tác giả trình bày luận cứ bằng cách nào ? 
So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa trước và khi chiến tranh bùng nổ 
? Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân bản xứ trước và khi chiến tranh bùng nổ được tác giả dẫn chứng như thế nào ? 
Gv cùng học tìm hiểu về các cụm từ An nam mit 
? Tại sao những người bản xứ từ địa vị thấp hèn bõng thành “ con yêu” , “ bạn hiền”...? 
Vì thực dân Pháp muốn che dấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi của Pháp . Đây là thủ đoạn mị dân rẻ tiền , vụng về để che dấu bản chất tàn bạo độc ác của chình quyền thực dân . 
? Các cụm từ đặt trong dấu ngoặckép được dùng với dụng ý gì ? 
Được dùng với hàm ý mỉa mai châm biếm sự giả dối thâm đọc của chính quyền thực dân . 
? Nhận xét về giọng điệu , lời văn của tác giả ? 
? Để làm rõ cái giá phải trả cho cái vinh dự đột ngột ấy , tác giả đưa ra các chứng cớ nào ? ( những người ở ngoài chiến trường , những người ở hậu phương, con số thống kê những người bị chết ) 
? Nhận xét về cách lập luận và lời bình của tác giả trong những đoạn văn trên? 
? Từ đó tác giả bày tỏ thái độ như thế nào ?
? Qua phần I mâu thuẫn trào phúng được tác giả bộc lộ như thế nào ? 
- Mâu thuẫn giữa cách gọi đầy khinh bỉ của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh bùng nổ .
- Mâu thuẫn giữa danh hiệu hào nhoáng rỗng tuếch với cái giá người dân thuộc địa buộc phải trả đi lính làm bia đữ đạn cho chúng . 
? Quan sát hai bức tranh em hiểu gì về cuộc sống của người dân bản xứ ? 
Gv củng cố lại nội dung bài dạy 
Tiết 2 : 21.3.09
* Kiểm tra bài cũ : Phân tích thái độ của chính quyền thực dân trước và khi chiến tranh bùng nổ ? 
Gv chuyển ý vào bài mới 
Đọc phần II và tìm nội dung chính ? 
Thủ đoạn bắt lính và lời lẽ của bọn thực dân . 
? Em hiểu thế nào là lính tình nguyện ? chế độ lính tình nguyện ? 
Tự giác không bắt buộc , sãn sàng , phấn khởi ...
Gv liên hệ với thanh niên tình nguyện . 
Chế độ lính tình nguyện thực chất là cưỡng bức bắt lính một cách dã man
? Em hiểu thế nào là mộ lính ? Tìm những chi tiết nói về việc mộ lính của chính quyền thực dân ? 
? Việc “ mộ lính” của thực dân Pháp được tác giả gọi là gì ? Hậu quả của những việc làm đó ? 
Săn bắt “ vật liệu biết nói” -> gây ra những vụ những lạm hết sức trắng trợn . 
? Tại sao tác giả lại gọi là những vụ nhũng lạm hết sức tráng trợn ? 
Tự do ăn tiền công khai không luật lệ 
? Từ đó cho thấy thực chất của chế độ lính tình nguyện là thế nào ? 
Là cơ hội làm giàu của bọn quan chức trên tính mạng của người bản xứ , là cơ hội để củng cố địa vị và thăng quan tiến chức . 
? Em nhận xét gì vềgiọng điệu , từ ngữ , hình ảnh tác giả sử dụng ? tác dụng của từ ngữ hình ảnh đó ?
Học sinh chú ý từ “ còn những người nào ...lậu” 
? Nội dung của đoạn văn này là gì ? 
? Phản ứng của người dân bản xứ được tác thể hiện như thế nào ? 
? Tai sao người bản xứ lại phản ứng như vậy ? việc làm bất đắc dĩ đó chứng tỏ điều gì ? 
Những việc làm nàychứng tỏ người dân bản xứ không muốn phơi thây chết thay cho bọn chủ tây , không muốn rời mái nhà quê hương , song lại không có tiền chạy chọt đã phải nghĩ ra bao nhiêu cách để tự huỷ hoại bản thân . Những hành động ấy tự nó càng lật ngược cái dối trá , lừa bịp của chính sách mộ lính phi nhân của chính quyền thực dân .
Chú ý vào đoạn văn tiếp theo .
? Luận điệu của chính quyền thực dân được tác giả dẫn bằng những chứng cơ nào ? 
? Trong thực tế những sự thật nào về lính tình nguyện được phơi bày ? 
? Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Cách lập luận đó có tác dụng gì ? 
GV bình : Trong đạon văn này tác giả lấy dẫn chứng từ câu chuyện thực tế mang nội dung tố cáo mạnh mẽ và nhắc lại những lời tuyên bố trịnh trọng của bọn thực dân cầm quyền làm nổi bật sự tương phản giữa những lời lẽ tâng bốc , phỉnh nịnh dối trá trong bản cáo của phủ toàn quyền Đông Dương với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thật xoáy vào những người bị xích , bị nhốt , giam cầm . Đó là sự thật thảm khốc cảu chế độ lính tình nguyện , của bản chất chủ nghĩa thực dân . 
Học sinh đọc phần III. 
? Sau chiến tranh bọn thực dân có thái độ như thế nào ? 
? Tại sao tác giả lại cho rằng chính quyền thực dân Pháp phạm một lúc hai tội ác ? 
- Lừa phỉnh , hành hạ bóc lọtt người dân bản xứ 
- Đầu độc những tệ nạn xã hội ngay cả với đồng bào mình . 
 Cho học sinh đọc những câu nghi vấn
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
GV bình mở rộng : Bản chất của chính quyền thực dân không hề thay đổi : tàn ác giả dối coi thường tính mạng của người dân , tìm mói cách để củng cố quyền lợi ích kỉ của chúng 
? Đoạn văn kết thúc thể hiện điều gì ? 
Niềm tin , mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao động bản xứ . Nêu ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở tố cáo tội ác và sự dã man vô nhân đạo của chính quyền thực dân 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ
? Văn bản giúp em hiểu gì về bản chất của chính quyền thực dân ? Em hãy liệt kê biện pháp nghệ thuật tiêu biểu đươc sử dụng trong văn bản ? 
Học sinh dựa vào phần ghi nhớ 
Gv yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Luyện tập 
Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
Yêu cầu các em đọc diễn cảm toàn bộ văn bản . 
2
38
1p
3
35
2
3
I. Đọc – Thảo luận chú thích . 
1 Đọc . 
2. Thảo luận chú thích .
a. Tác giả 
b. Tác phẩm : Văn bản Thuế máu được trích từ tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” 
c. Các chú thích khác . 
II. Bố cục.
- Vấn đề nghị luận được triển khai bằng ba luận điểm : 
+ Chiến tranh và người bản xứ 
+ Chế độ lính tình nguyện 
+ Kết quả của sự hi sinh 
III. Tìm hiểu văn bản . 
1. Chiến tranh và “ người bản xứ” 
a. Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa. 
- Trước chiến tranh : họ là những tê da đen bẩn thỉu , An nammít bẩn thỉu , chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị 
- Khi chiến tranh bùng nổ : lập tức biến thành “ con yêu” , “ bạn hiền” , “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” 
-> Giọng điệu trào phúng , mỉa mai châm biếm . Tác giả vạch rõ thủ đoạn lừa dân bỉ ổi của chính quyền thực dân. 
b. Số phận người bản xứ . 
- Những người ở chiến trường : 
+ Phải đột ngột lìa xa gia đình , vợ con , đi phơithây trên các bãi chiến trường ...xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái ...bỏ xác , đưa thân cho người ta tàn sát . 
+Lấy máu mình tưới cho các vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy , lấy xương mình .... 
- ở hậu phương : làm kiệt sức , hít phải luồng khí độc ...đã khạc ra từng miếng phổi 
+ Tám vạn người bản xứ không bao trông thấy mặt trời trên quê hương mình nữa . 
- Tác giả lập luận bằng cách sử dụng yếu tố tự sự dưới hình thức liệt kê liên tục các tư liệu có thực . Hình tượng hoá các chứng cớ và lời bình dưới dạng hình ảnh biểu tượng . Luận cứ được trình bày bằng các con số chính xác . 
-> Tác giả bất bình căm phẫn, tố cáo tội ác cảu thực dân Pháp , gây lòng căm thù , phẫn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa 
2. Chế độ lính tình nguyện 
* Việc “ mộ lính” 
+ Tiến hành lùng ráp vây bắt , nhốt vào trại lính 
+ Thoạt tiên tóm những người nghèo khổ , sau đó đến con nhà giàu, tìm cách sinh chuyện với những ai cứng cổ 
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh , giọng điệu mỉa mai , châm biếm . Từ đó làm nổi bật thủ đoạn trắng trợn , tàn bạo , dã man của bọn thực dân . 
* Phản ứng của người dân bản xứ . 
+ Tìm mọi cớ hội để chốn tháot 
+ Tự làm cho mình bị nhiễm phải những bênh nặng nhất.
* Luận điệu của chính quyền thực dân 
 Các bạn đã tấp nập đầu quân ...kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như người lính thợ 
- Thực  ... ó sao” , giọng điệu giễu nahị lời lẽ đanh thép . Từ đó vạch trần thủ đoạn lừa gạt bỉ ổi , vô nhân đạo của chính quyền thực dân . Đòng thời nêu bật cái giá của “ Thuế máu” mà người lính tình nguyện Việt Nam phải trả . 
IV. Ghi nhớ (SGK) 
V. Luyện tập 
4.Củng cố:1 p
 Học VB :" Thuế máu" em cảm nhận được điều gì?
5. Hướng dẫn học bài : 1p
 Học nắm chắc phần phân tích+ thuộc ghi nhớ
	- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài "Thuế máu"
 - Soạn bài : Hội thoại 
 Chú ý đọc kĩ hệ thống bài tập SGK 
 ---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 19.3.09
Ngày giảng : 21.3.09
Tiết 109
Hội thoại
 A. Mục tiêu: Giúp HS
 Biết phân biệt vai XH trong hội thoại, phân biệt quan hệ kính trọng và quan hệ thân tình. Nắm được khái niệm lượt lời và một vài cách dùng lượt lời đảm bảo lịch sự trong giao tiếp
 Rèn luyện kĩ năng xác định và phân tích các vai trong XH
 B. Chuẩn bị:
- GV;Soạn bài ,tài liệu tham khảo ,bảng phụ 
- HS :Trả lời câu hỏi ,đọc bài 
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :3p Em hãy trình bày cách thực hiện hành động nói? Có mấy cách?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
HĐ1: Khởi động:
Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có mối quan hệ xã hội rộng – hẹp, thân – sơ khác nhau. Một người có địa vị cao trong xã hội khi về nhà là con cái, một người cha hoặc mẹ khi đến cơ quan là bạn bè.vai.
2
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm 
GV đưa ra một tình huống bằng cách gọi một học sinh đứng dậy để trao đổi , bàn bạc về một vấn đề . 
Gv kết luận : các giao tiếp giữa cô và trò như vậy người ta gọi là hội thoại . 
? Vậy em hiểu thế nào là hội thoại ? 
Học sinh trả lời 
Hội thoại chỉ xảy ra khi có hai người trở lên trao đổi với nhau về một vấn đề gì đó , người này nói người kia nghe và phản hồi trở lại bằng lời nói và ngược lại -> cách giao thiếp như vậy người ta gọi là hội thoại . 
28
I.Vai xã hội trong hội thoại
Gọi HS đọc BT – T92
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là có quan hệ gì? Ai ở vai trên ai ở vai dưới? 
? Cách sử sự của người cô có gì đáng chê trách?
? Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép? Giải thích?
- Tôi cúi đầu không đáp ....Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ....Cổ họng tôi lại nghẹn ứ khóc không ra tiếng . 
1. Bài tập:Sgk
- Quan hệ gia tộc, bà cô - vai trên, bé Hồng – vai dới
- Cách cư xử của bà cô thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ của người trên đối với người dưới
- Hồng thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên
? Qua bài tập em rút ra nhận xét gì về vai xã hội trong hội thoại ?
Vd : Cuộc thoại giữa Hồng với bà cô là thể hiện vai trong quan hệ thân tộc 
- Cuộc thoại giữa ông giáo và lão Hạc trong truyện Lão Hạc thể hiện vai theo quan hệ tuổi tác . 
- Đoạn đối thoại giữa Đôn ki hô tê với Xan trô trong Đánh nhau với cối xay gió , thể hiện vai theo quan hệ chức vụ xã hội 
-> Tất các quan hệ này vai xã hội được xác định bằng các quan hệ trên dưới – ngang hàng .
Vd: cuộc đối thoại giữa hai bạn cùng lớp thể hiện vai theo quan hệ bạn bè ( ngang hàng ) 
Trong lớp có rát nhiều mối quan hệ , có thể ta thân thiết với bạn này như chị em ruột nhưng cũng có thể với bạn kia chỉ đơn thuần là bạn bè . 
-> như vậy trong trường hợp này vai xã hội được xác định bằng quan hệ thân – sơ 
? Như vậy vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào ? 
? Từ cách sử xự giữa bà cô bé Hồng và bé Hồng và ngược lại , em rút ra nhận xét về cách giao tiếp giữa các vai trong xã hội ? 
2.Nhận xét
- Vai xã hội là vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . 
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : 
+ Quan hệ : trên – dưới hay ngang hàng 
+ quan hệ : thân sơ
- Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói cho phù 
? Em hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? 
Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Ghi nhớ: SGK- T94
HĐ3: HD h/s luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1 SGK 
Tìm những chi tiết trong bài"Hịch tướng sĩ" thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn
Học sinh đọc bài tập 2 SGK 
Học sinh thảo luận nhóm 
+ Nhóm 1 : nội dụng 1 
+ Nhóm 2 : nội dụng 2
+ Nhóm 3 : nội dụng 3
Các nhóm báo cáo 
10
II. Luyện tập
Bài tâp1 . 
- Nghiêm khắc: Nay các ngơi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước thẹn mà không biết nhục
- Khoan dung: Nếu các ngơi không biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thân chủTa viết bài hịch này ra để các ngơi biết bụng ta.
Bài tập 2.
a)Xác định vai trong xã hội 
- Địa vị XH ông giáo có địa vị cao hơn Lão Hạc
-Về tuổi Lão Hạc có vị trí cao hơn
b)ông giáo nói với Lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, ăn khoai. Trong lời lẽ, ông giáo gọi Lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai ngời lại là ông con mình (thể hiện sự kính trong) xưng tôi( thể hịên sự bình đẳng)
c)Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (sự tôn trọng)gộp xưng hô hai người là chúng mình, cách nói xuề xòa(nói đùa thế), thể hiện sự thân tình
- Qua cách nói ta thấy Lão Hạc có 1 nỗi buồn: Cười gượng
4.Củng cố: 1p
 Em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì?
5.HDVN: 1p
 Học thuộc ghi nhớ
 Soạn bài : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 
 Đọc kĩ hệ thống bài tập SGK tìm yếu tố biểu cảm . 
 --------------------------------------------------------
Ngày soạn : 21.3.09
Ngày giảng : 23.3.09
Tiết 108:
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động lòng người đọc
- Nắm đợc những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn
- Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
b. Chuẩn bị
- GV;Soạn bài ,tài liệu tham khảo ,bảng phụ 
- HS :Trả lời câu hỏi ,đọc bài 
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định
2. Kiểm tra bài 1
? Trong bài văn nghị luận ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? Vai trò của các yếu tố này?
3. Bài mới
HĐ của GV và HS
TG
Nội dung chính
HĐ1: Khởi động
Yếu tố biểu cảm không thể thiếu trong bài văn NL được vì nó có sức thuyết phục cao
2
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc BT
a)Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ những tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên?
30
I.Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 
1. Bài tập
a.BT:(SGK-T96)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn hay không?
à Giống có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm
b)Tuy nhiên lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hịch tớng sĩ vẫn được coi là văn bản nghị luận không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao ? 
Vì các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (Yếu tố biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố phụ cho quá trình nghị luận mà thôi) 
c) Hãy theo dõi bảng đối chiếu
(SGK – T96)
- Có thể thấy câu ở cột 2 hay hơn những câu ở cột 1? Vì sao như thế? Từ đó hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn NL?
- Những yếu tố biểu cảm làm cho bài văn nghị luận trở nên hay hơn hẳn
- Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt nhất, làm nên cái hay cho văn bản
Từ ngữ biểu cảm
Câu cảm thán
- Hỡi, muốn, phải, nhân nhợng, lấn tới, quan tâm, không, thà, chứ nhất định không chịu phải đứng lên, hễ là ai có, ai cũng phải
- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc!
- Hỡi đồng bào ,chúng ta phải đứng lên!
- Hỡi anh em binh sĩ!
? Qua tìm hiểu bài tập 1 em rút ra nhận xét gì vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
Gọi HS đọc điểm ghi nhớ (SGK- T97)
? Thông qua tìm hiểu VB Hịch tớng sĩ và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết t/d của yếu tố biểu cảm trong văn NL?
GV: Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục của bài văn giảm
? Người làm văn chỉ cần suy về luận điểm và lập luận hay phải thật sự xúc động trước những điều mình đang nói tới ?
? Chỉ có rung động thôi không đã đủ chưa? vì sao ? 
? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?
? Có bạn cho rằng: dùng nhiều từ ngữ biểu cảm đặt được nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn NL tăng? ý kiến ấy có đáng tin cậy không? Vì sao?
b.Nhận xét: Văn NL rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn Nl có hiệu quả thuyết phục, tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc . 
2. Bài tập 2 (SGK-T96)
- Phải thực sự xúc động, tình cảm xuất phát tự đáy lòng, từ trái tim người viết
- Phải biết rèn luyện cách biểu cảm phù hợp không phá vỡ mạch lập luận, biểu cảm phải hòa với luận cứ, luận điểm
- Người làm bài thật sự có tình cảm với bài mình viết (nói)
- Tập cho mình thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm, cảm xúc chân thực
- yếu tố biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ
? Muốn bài văn NL có sức biểu cảm, người làm văn phải ntn?
2.Nhận xét: Bài văn NL có sức biểu cảm . Người viết phải có cảm xúc trước điều mình viết, diễn tả bằng những câu văn có sức truyền cảm
? Nêu vai trò và yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Cách sử dụng các yếu tố biếu cảm trong văn nghị luận ? 
Gọi H/s ghi nhớ
Hoạt động 3: Hd Luyện tập 
Học sinh đọc bài tập 1SGK
Gv yêu cầu học sinh làm bài 
Học sinh đọc bài tập 2 SGK và nêu yêu cầu của bài 
Học sinh làm bài 
GV nhận xét – kết luận . 
10
3.ghi nhớ :sgk-T97
II. Luyện tập
Bài 1: - T97
Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm – Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ (VB Thuế máu)
- Biện pháp biểu cảm: Giễu nhai đối lập.
- Yếu tố biểu cảm : da đen bẩn thỉu, An Nam mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiên sĩ bảoà giọng điệu dối trá của bọn thực dân à mỉa mai
- Từ ngữ hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền của thực dân 
DC: Xuống đáy biển bảo vệ TQ, bỏ xác tại miền hoang vu thơ mộngà khinh bỉ sâu sắcà tiếng cười châm biếm sâu cay
Bài 2:- T97
- Trong đoạn văn tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò để họ thấy được tác hại của việc học tủ, học vẹt. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn nỗi khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự " xuống cấp" trong lối học văn và làm văn của nhũng HS mà ông thật lòng quý mến
Biểu hiện: Từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn
4.Củng cố:1p
 GV hệ thống lại bài
 ? Yếu tố biểu cảm trong văn NL có tầm quan trọng ntn?
5.HDVN: 1p
 Học thuộc phần ghi nhớ SGK –T97
 Làm BT 2-3- Đọc trước bài luyện tập
 Soạn : Đi bộ ngao du 
 Đọc kĩ văn bản xác định luận điểm , cách thức lập luận 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.doc