Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 28

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 28

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích Ê min hay về giáo dục)

( Ru - xô )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả , lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lý lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cơ sở của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động qua đó còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì?

 - Giáo dục học sinh biết trân trọng cách sống giản dị của con người , biết qúi trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc văn nghị luận, tìm hiểu và phân tích các luận điểm.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Sưu tầm bản dịch tiếng Việt TP Êmin hay về giáo dục.

 - Học sinh: Soạn bài.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INgày soạn : 20.3.09 Ngữ văn. Bài 27. Tiết 111+ 112
Ngày giảng:25.3.09 
Đi bộ ngao du
(Trích Ê min hay về giáo dục)
( Ru - xô )
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả , lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lý lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cơ sở của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động qua đó còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì?
	- Giáo dục học sinh biết trân trọng cách sống giản dị của con người , biết qúi trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc văn nghị luận, tìm hiểu và phân tích các luận điểm.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Sưu tầm bản dịch tiếng Việt TP Êmin hay về giáo dục.
	- Học sinh: Soạn bài.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra 15 phút
 Đề bài : Phân tích phản ứng của của người dân bản xứ trước thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân ? 
Học sinh phải phân tích các ý sau : 
+ Tìm mọi cớ hội để chốn thoát
+ Tự làm cho mình bị nhiễm phải những bênh nặng nhất.
 -> Những việc làm nàychứng tỏ người dân bản xứ không muốn phơi thây chết thay cho bọn chủ tây , không muốn rời mái nhà quê hương , song lại không có tiền chạy chọt đã phải nghĩ ra bao nhiêu cách để tự huỷ hoại bản thân . Những hành động ấy tự nó càng lật ngược cái dối trá , lừa bịp của chính sách mộ lính phi nhân của chính quyền thực dân .
3. Bài mới.
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt Động 1: Khởi động
 Trong thời đại ngày nay khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, . Nhưng cũng có không ít người vẫn sáng tối cần mẫn luyện tập bằng cách đi bộ đều đặn để nâng cao sức khoẻ . Phải chăng đi bộ là chỉ đê rong chơi, hóng mát , rèn luyện thân thể? 
.Đi bộ còn có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản . 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : giọng rõ ràng , dứt khoát thân mật . 
? Chú ý vào chú thích SGK và cho biết một vài nét về tác giả - tác phẩm ? 
? Xác định thể loại của văn bản cho biết vì sao lại coi đây là văn bản nghị luận ? 
Đây là văn bản nghị luận vì được viết theo phương thức lập luận : dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du 
? Đề tài và nhân vật trong văn bản có gì khác với các văn bản nghị luận em đã học ? 
Đề tài sinh hoạt đời thường . Nhân vật xưng tôi mang tính chủ quan 
? Em hiểu “ ngao du” là gì , “ Đi bộ ngao du” nghĩa là gì ? 
? Theo em cách đặt tên văn bản đã sát với nội dung của văn bản chưa ? Vì sao ? 
Tên bài đã khái quát nội dung văn bản ( bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ ) 
? Từ đó xác định các luận điểm chính của văn bản ? các luận điểm đó tương ứng với những đoạn văn nào trong văn bản ? 
Học sinh đọc luận điểm 1 . 
? Luận điểm được chứng minh bằng các luận cứ nào ? 
? Nhận xét về cách đưa luận cứ và cách lập luận của tác giả ? 
- Các luận cứ xen kẽ nhau theo trình tự nối thiếp . Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi , thuận theo tự nhiên , tuỳ thích đói ăn , khát uống , đem nghỉ ngày đi để chơi để học , để rèn luyện . Đó là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru xô . 
? Trong quá trình đưa ra luận cứ theo em tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Tác dụng của phương thức biểu đạt đó ? 
Tác giả đã kết phương thức tự sự , tự sự giúp cho việc nghị luận rõ ràng hơn về lợi ích của việc đi bộ ngao du .
? Cách lặp lại đại từ “ Tôi” hoặc “ Ta” trong khi kể có ý nghĩa gì ? 
? Từ đó tác giả thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ? 
Gv củng cố tiết 1 
Tiết 2 : 28.3.09
- Kiểm tra bài cũ :trình bày luận điểm đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn . 
- Gv dẫn vào bài mới tiếp tục thực hiện hoạt động : Đọc hiểu văn bản . 
Học sinh đọc luận điểm 2 
? Luận điểm này được chứng minh bằng các luận cứ nào ? 
? Để nói về sự hơn hẳn của các kiên thức thu được khi đi bộ ngao du , tác giả dùng phép so sánh và kèm theo lời bình nào ? 
So snhs kiến thức linh tinh ... trong các phòng sưu tập , thậm chí của các phòng sưu tập của vua chúa với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du . 
Theo tác giả phong sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đô băng tông chắc cũng không thể làm tốt hơn . 
? Em nhận xét gì cách nêu luận cứ khi trình bày luận điểm ? 
? Tác dụng của cách diễn đạt này là gì ? 
Làm cho luận cứ được trình bày hấp dẫn có sức lôi cuốn người đọc . 
? Từ đó tác giả khẳng định những lợi ích nào từ việc đi bộ ngao du ? 
? Vậy em nhận thấy tác giả đã bộc lộ quan điểm của mình như thế nào từ việc đi bộ ngao du ? 
Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế . Khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức . 
? Luận diểm này được chứng minh bằng các luận cứ nào ? 
? Khi đưa luân cứ tác kết hợp với các phương thức biểu đạt nào ? tìm những từ ngữ biểu cảm ? 
Từ ngữ biểu cảm: vui vẻ, khoan khoái , hân hoan, thích thú ....
? Tác dụng của yếu tố biểu cảm này ? 
? ở đây em thấy hình thức so sánh nào được sử dụng ? Tác dụng của cách thể hiện này ? 
So sánh hai trạng thái khác nhau : người đi bộ ngao du ( tính tình vui vẻ thaói mái , khaon khoái , hân hoan ) với người ngồi trong xe ngựa ( mơ màng , buồn bã cáu kỉnh ) 
Khẳng định lị ích tinh thần của người đi bộ nago du , từ đó thuyết phục bạn đọc muốn tránh khỏi buồn bã cáu kỉnh thì nên đi bộ . 
? Bằng lí lẽ kết hợp với kinh nghiệm thực tế , tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du ? 
? Teo em việc diễn đạt bằng các câu cảm thán ( ta ngủ ngon biết bao!...) đẫphnr ánh đặc điểm nào của văn nghị luận ? 
Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào các lí lẽ qua đó bộc lộ tinh thần tràn đầy phấn chấn vui vẻ , tin tưởng vào việc đi bộ ngao du . 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Qua văn bản này em hiểu thêm lợi ích nào tờ việc đi bộ ? 
- Thoả mãn nhu cầu tự do cá nhân , tự do thưởng ngoạn 
- Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống 
- Nhân niềm vui cuộc sống cho con người . 
? Có những biểu hiện hình thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn nghị luận này ? 
- Chứng cớ lấy từ kinh nghiệm cá nhân 
- Đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm trong khi nghị luận 
- Câu văn tự do phóng khoáng 
- Giọng điệu vui tươi nhẹ nhành 
Gv yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK 
2
25
2
4
35
4
I . Đọc – Thảo luận chú thích . 
1. Đọc . 
2. Thảo luận chú thích 
a. Tác giả : Ru xô ( 1712-1778) là nhà triết học , nhà hoạt động xã hội Pháp 
b. Tác phẩm : Văn bản được trích trong quyển V – quyểm cuối cùng của tác phẩm Êmin hay về giáo dục ( 1762)
c. Thể loại : luận văn 
II. Bố cục .
- Văn bản chia làm ba luận điểm : 
+ Luận điểm 1 : Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn ( đoạn 1) 
+ luận điểm 2 : Đi bộ ngao du trau dồi được kiến thức ( đ2) 
+ Đoạn 3 : Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ ( còn lại) 
III. Tìm hiểu văn bản . 
1 Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn . 
- Muốn đi , muốn dừng nhiều ít tuỳ ý ( dẫn chứng: quan sát khắp nơi....) 
- Không phụ thuộc vào con người hay phương tiện 
- Không phụ thuộc vào đường xá , lối đi 
- Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình 
- Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi 
- Đi để giải trí , học hành , vận động làm việc. 
- > Đại từ “ tôi”, “ ta” đươck lặp lại nhằm nhấn mạnh sự trải nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du . Từ đó tác động vào lòng tin của người đọc . 
 Tác giả khẳng định đi bộ sẽ thoả mãn nhu cầu hoà hợp với thiên nhiên .Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người . 
2 . Đi bộ ngao du được trao dồi kiến thức .
- Đi như các nhà triết học lừng danh : Ta lét, Pa la tông, Pi ta go
- Xem xét tài nguyện thiên nhiên trên mặt đất 
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng 
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú đa dạng của thế giới tự nhiên . 
 - > Cách nêu luận cứ dồn dập , liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau : khi thì so sánh , khi thì nêu cảm xúc ( “ tôi khó lòng hiểu nổi” ) ; khi lại nêu câu hỏi ...
 Đi bộ ngao du sẽmở mang năng lực khám phá đời sống , mở rộng tầm hiểu biết , làm giàu trí tuệ đầu óc được sáng láng . 
3. Đi bộ ngao du có lợi cho sức khoẻ 
- Tăng cường sức khoẻ 
- Tính tình trở nên vui vẻ khoan khoái và hăng hái với tất cả ( hân hoan khi trở về , thích thú khi ngồi vào bàn ăn , ngủ ngon giấc ...) 
-> Tác giả nêu bật cảm giác phấn chấn về tinh thần của người đi bộ ngao du 
 => Đi bộ ngao du sẽ nâng cao sức khỏ và tinh thần , khơi dậy niềm vui cuộc sống , tính tình được vui vẻ . 
IV . Ghi nhớ (SGK) 
4. Củng cố : 1 p 
 Gv củng cố lại nội dung bài học . Khắc sâu nội dung kiến thức trong phần ghi nhớ 
5. Hướng dẫn học bài . 
 Học kĩ bài 
 Soạn : Hội thoại ( tiếp ) 
 Chú ý hệ thống bài tập SGK . Đặt các đoạn đối thoại và chỉ ra các mối quan hệ giao tiếp khi hội thoại . 
 --------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 25.3.09
Ngày giảng :28.3.09 
Tiết 113
Hội thoại (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- HS nắm được khái niệm "lượt lời" trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng "cướp lời" trong khi giao tiếp.
	- Rèn luyện kỹ năng "cộng tác hội thoại" trong giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Soạn bài
C. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
 ? Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bàng những quan hệ nào ?
=>Vai xã hội là vị trí của ngời tham gia hội thoại đối với ngời khác trong cuộc thoại . 
Vai xã hội đợc xác định bằng các mối quan hệ xã hội : Quan hệ trên dưới hay ngang hàng, quan hệ thân sơ. 
.3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1:Khởi động: 
 Trong giao tiếp ai cũng muốn đạt được mục đich giao tiếp của mình, có điêù đáng quan tâm là giao tiếp nh thế nào để người đối thoại cảm thấy thoải mái vì mình được người khác tôn trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thực hiện nguyên tắc lịch sự này. 
HĐ2:Hình thành khái niệm 
HS: Đọc đoạn trích (SGK Tr 92-93)
? Nhắc lại lời thoại giữa bà cô bé Hồng và bé Hồng?
GV: Treo bảng phụ
2
25
I. lượt lời trong hội thoại:
1. Bài tập (SGK Tr - 102)
Hỏi: Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lần ? 
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói, nhưng Hồng không nói? 
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô ntn?
=>Thể hiện thái độ bất bình trước lời lẽ thiếu thiện chí của người cô về mẹ bé Hồng. 
? Vì sao Hồng không cắt lời ngời cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
GV: Kết luận trong cuộc hội thoại này Bà cô nói 6 lợt , bé Hồng nói 2 lượt mỗi lần nói là 1 lượt lời. Vậy em hiểu lựơt lời là gì ? 
Hai lần bé Hồng im lặng để biểu thị thái độ...........
GV:Lấy ví dụ liên hệ thực tế
- Bà cô nói : 6 lần 
- Bé Hồng nói : 2 lần
- Hai lần bé Hồng im lặng:
Thể hiện thái độ bất bình 
-Hồng không cắt lời vì : Hồng biết mình vai dưới.
2. Nhận xét:
- Mỗi lần một người tham gia hội thoại nói => một lợt lời.
-Trong cuộc thoại nhiều khi im lặng để biểu thị thái độ 
GV: Trong cuộc thoại Hồng không cắt lời người cô vì Hồng là vai dưới 
? Để tôn trọng lượt lời người khác ta phải chú ý điều gì ?
GV: Đưa ra tình huống => Ngoài việc tránh cắt lời còn phải chú ý không được tranh lời hay chêm lời của người khác. 
-Không cắt lời ngời khác trong cuộc thoại. 
Hỏi:Vậy qua bài tập này em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại ? Khi tham gia hội thoại em thấy mình cần lưu ý những gì ?
HS:Trả lời-GV chốt 
HS đọc ghi nhớ
3. Ghi nhớ:( SGK Tr - 102)
HĐ3: Luyện tập 
12
II. Luyện tập
HS : Đọc - Xác định yêu cầu bài tập 1 
? Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện ntn? 
HS: Nhận xét -GV nhận xét kết luận 
1. Bài tập 1:
* Tính cách:
- Chị Dậu là một người mạnh mẽ, đảm đang.Có tinh thần phản kháng quyết liệt.
- Anh Dậu là một ngườithật thà, cam chịu, bạc nhược.
- Cai lệ độc ác thô bạo thiếu tình người.
- Người nhà Lí trưởng là kẻ "theo đóm ăn tàn".
HS:Thảo luận nhóm 
? Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí ngược chiều nhau ntn?
2. Bài tập 2:
a, Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? vì sao?
b, Phù hợp với tâm lí nhân vật. Lúc đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết được là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn?
HS: Đọc và xác định yêu cầu 
Học sinh làm bài 
c, Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ,... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán con.
Bài tập 3 (Tr-107)
-Lần một: Im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện xấu hổ.
-Lần hai:Tôi im lặng, vì xúc động trước tâm hồn trong sáng của người em gái. 
4. Củng cố:1p
	Hỏi: Thế nào là lượt lời?....
5. Hớng dẫn học bài:1p
	- Bài cũ: Học ghi nhớ, làm bài tập 3,4
	- Bài mới: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận . 
Ngày soạn : 28.3.09
Ngày giảng : 30.3.09
Tiết 114
luyện tập đưa yếu tố biểu cảm
vào văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
	- HS củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố, biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
	- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu , một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B, Chuẩn bị:
	- GV giao cho HS chuẩn bị đề bài phần i.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 5p
 Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Muốn đưa yếu tố biểu cảm vàovăn người nghị luận đòi hỏi người viết phải làm thế nào ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động .
Nêu yêu cầu luyện tập chủ yếu : sắp xếp hệ thống luận điểm , đưa yếu tố biểu cảm vào câu đoạn văn bài văn nghị luận cụ thể . 
Hoạt động 2 : Các bước thực hiện . 
Gv yêu cầu học sinh chép đề bài lên bảng 
2
35
* Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến thăm quan, du lịch đối với học sinh . 
? Để làm sáng tỏ vấn đề trên cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dới đây có hợp lý không? Vì sao?
Nên sửa ntn?
HS trao đổi bàn.
- Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh.
- Các luận điểm được nêu ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lý, chặt chẽ, để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ.
1. Sắp xếp các luận điểm theo trình tự:
- Hệ thống luận điểm khác phong phú nhưng thiếu mạch lạch, sắp xếp có phần còn lộn xộn.
- Sắp xếp lại:
A. Mở bài: Nêu lợi ích của việc thăm quan
B. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể
- Về thể chất: Nhiều chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh
- Về tình cảm:
+ Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân
+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên
- Về kiến thức:
+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn nhiều được học trong trường lớp qua nhiều điều mắt thấy tai nghe.
+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở trong nhà trường
C. Kết bài: Khẳng định tác dụng hoạt động tham quan.
- GV gọi hoc sinh đọc đoạn văn SGK T108.
? Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn?
2. Đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận:
a. Yếu tố biểu cảm : Vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, ta hân hoan biết bao. Sao ngon lành thế. Ta thích thú biết bao ! Ta ngủ ngon giấc biết bao !
? Cảm xúc của tác giả đợc biểu hiện như thế nào trong đoạn văn, giọng điệu?
- Cảm xúc biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn; giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi; ở các từ ngữ biểu cảm , cấu trúc câu cảm thán 
? Làm thế nào để biểu đạt nhiều tình cảm mà em muốn gửi vào đoạnvăn ?
Cần phải có cảm xúc chân thành . 
HS đọc đoạn văn SGK T109
b. Luận điểm: Nhiều chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
? Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
- Cảm xúc trước, trong và sau khi đi về ; hồi hộp, náo nức, chờ đợi, ngạc nhiên thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng...
 Cảm xúc phải chân thật.
Chú ý vào đoạn văn nghị luận SGK 
? Theo em, đoạn văn đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa? tìm yếu tố biểu cảm?
- Đã thể hiện khá rõ, tuy nhiên cần gia tăng yếu tố biểu cảm trong từng câu trong từng đoạn thêm phong phú , sâu sắc.
? Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng nhiều cảm xúc chân thật trong em?
- Đưa yếu tố biểu cảm như: Biết bao nhiêu, kỳ diệu thay, có ai... lại, làm sao, có được.... cần đưa vào như thế nào để cho phù hợp.
- Yếu tố biểu cảm: Chắc các bạn vẫn chưa quên, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, tôi nhớ, tôi để ý thấy.....
HS viết lại đoạn văn cho phù hợp.
- Đại diện trình bày trước lớp
- HS + GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
4. Củng cố:1p
? Để thuyết phục người đọc, người nghe, yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đòi hỏi phải đạt được yêu cầu gì?
5. Hướng dẫn đọc bài:2p
	- Bài cũ: Làm bài tập 3
	- Bài mới: Kiểm tra văn . 
 Ôn toàn bộ nội dung các văn bản đã học. Chú ý năm chắc nội dung và nghệ thuật nghị luận của bài văn . 
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc