Tiết 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng - thẩm mỹ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ, nắm vững giá trị nội dung - nghệ thuật tiêu biểu của cụm văn bản tác phẩm VH nước ngoài (tiểu thuyết, truyện ngắn, hài kịch.) những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng.
- Rèn luyện kỹ năng học thuộc lòng, so sánh, phân tích chứng minh, hệ thống hóa.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các bảng hệ thống.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK đọc lại bài VH NN, VB nhật dụng, nghị luận.
Ngày soạn:29.4.09 Ngày giảng:2.5.09 Tiết 132 Tổng kết phần văn (Tiếp) A. Mục tiêu cần đạt. - Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng - thẩm mỹ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ, nắm vững giá trị nội dung - nghệ thuật tiêu biểu của cụm văn bản tác phẩm VH nước ngoài (tiểu thuyết, truyện ngắn, hài kịch...) những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng. - Rèn luyện kỹ năng học thuộc lòng, so sánh, phân tích chứng minh, hệ thống hóa. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Các bảng hệ thống. - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK đọc lại bài VH NN, VB nhật dụng, nghị luận. C.các bước lên lớp . 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy. HĐ của thầy & trò Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động (2) Để tiếp tục củng cố kiến thức về các tác phẩm văn học , thể loại văn học , chúng ta học bài hôm nay . Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập . (40) 1. Văn nghị luận là gì? Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại. ? Qua các văn bản trong bài 22 – 23- 24 - 25 - 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? - Văn nghị luận là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến - luận điểm lí lẽ và dẫn chứng, lập luận. ? Những điểm khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại. Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Văn sử triết bất phân. - Khuôn vào những thể loại riêng chiếu, hịch, cáo, tấu... với kết cấu bổ cục riêng. - In đậm thế giới quanh của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, đạo thần chủ , tâm lý sùng cổ. - Dùng nhiều điển tích, điển cố hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. - Không có đặc điểm như NL trung đại - Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự, chính luận, tuyên ngôn. - Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống thực. 2. Chứng minh các văn bản nghị luận đều được viết có lý có tình, có chứng cứ nêu đều có sức thuyết phục cao. Học sinh thảo luận (NL) Đại diện nhóm báo cáo – Gv nhận xét bổ xung và sử dụng bảng phụ TT Lý Tình Chứng cứ 1 Chiếu dời đô: - Dời đô mở mang, phát triển đất nước. - Đô cũ không còn phù hợp cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn. - Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nước, thái độ trân trọng và chân thành với bày tôi. - Những lần dời đô trong lịch sử Trung Hoa - Về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại La. 2 Hịch Tướng Sĩ. - Làm tướng là phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước. - Trong khi giặc dữ hoành hành làm nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hờn, các ngươi lại thờ ơ ăn chơi, hưởng lạc vậy làm sao vua không thất bại nhục nhã? Nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn luyện thì lo gì không thắng lợi. - Nhiệt huyết tràn trề,sôi sục, nồng nàn: Khi căm hờn đau xót nhục nhã tái tê; khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ; khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán; khi mệnh lệnh nghiêm trang dứt khoát, rạch ròi. - Hàng lọat những tấm gương trung thần nghĩa sỹ trong sử sách Trung Hoa. Tình hình thực tế hiện hành của nước nhà. - Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng. 3 Nước Đại Việt ta. - Đạo lý nhân nghĩa trừ bạo làm gốc. - Quan niệm toàn diện và sâu sắc về Tổ Quốc - độc lập dân tộc. - Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào - Đối lập với các triều đại Việt và Trung Hoa, những chiến công và chiến bại hiểu nhiên. 4 Bàn luận về phép học Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; cái lợi đủ mặt của cái học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo. - Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tơng lai của nớc nhà, cẩn trọng thành kính mong được vừa xem xét và ban chiếu thi hành. - Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, cầu danh lợi; về cách dạy học nên làm theo. 5 Thuế máu. - Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thế máu của nội dung của địa phục vụ quyền lợi cho chúng. - Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án CN thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng, sắc sảo, mới mẻ. - Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác những hình ảnh cụ thể. Học sinh thảo luận bàn. 3. Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện của các văn bản 22 - 23 và 24. * Giống nhau: - Nội dung tư tưởng: + ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước + Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. - Hình thức thể loại. + Văn bản nghị luận trung đại + Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục. * Khác nhau. - Nội dung tư tưởng: + ở "Chiếu dời đô" là ý chí tự cường của Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô. + ở "Hịch tướng sỹ" là tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng giặc Mông - Nguyên là hào khí Đông sôi sục. + ở "Nước Đại Việt ta" là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về 1 nước ĐV độc lập. - Hình thức thể loại. Chiếu, hịch, cáo. 4. Những văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam. ? Những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam? (1) Nam quốc sơn hà (sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt, Thể kỷ XI. (2) Bình Ngô Đại Cáo (đoạn trích nước Đại Vịêt ta) của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV. (3) Tuyên ngôn độc lập của HCM, thể kỉ XX. ? Vì sao TP” Nam quốc sơn hà” "Bình Ngô Đại Cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập dân tộc Việt Nam? * Sở dĩ 2 TP (1) (2) đợc coi như là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam là vì: cả 2 đều KĐ dứt khoát chân lý Việt Nam là 1 đất nước độc lập, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã. ? So với bài "Sông núi nước Nam” cũng được coi là 1 tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" có điều gì mới? * Tuy nhiên so sánh giữa "Sông núi nước Nam" với "Bình ngô đại cáo" thì ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta đã có những bước phát triển mới. - 'Sông núi nước Nam" có 2 yếu tố: Lãnh thổ văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm. -> Rõ ràng, trải qua 4 thể kỷ, ý thức độc lập dân tộc, quan niệm về tổ quốc của cha ông chúng ta đã có những bước tiến dài. Tư tưởng của Nguyễn Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trước cả thời đại. 4. Củng cố:1p 5. Hướng dẫn học bài.2p - Soạn: Ôn tập phần tập làm văn Yêu cầu làm đề cương theo câu hỏi SGK ____________________________________ Ngày soạn:30.4.09 Ngày giảng:2.5.09 Tiết 133 Ôn tập phần tập làm văn A. Mục tiêu cần đạt: - Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm. Nắm chắc khái niệm và biết cách viết. - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, viết đv phát triển đv theo kiểu loại, chủ đề. B. Chuẩn bị. - Ôn tập theo hệ thống câu hỏi. C. các bước lên lớp . 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : không 3.Tiến trình tổ chức các họat động dạy học. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động Để củng cố kiến thức về phân môn tập làm văn , chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài học hôm nay Hoạt động 2 Hướng dẫn ôn tập ? Vì sao 1 văn bản có tính thống nhất? ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào? Chủ đề là gì? Giáo viên phân tích dựa trên 1 vài văn bản đã học. 2 40 1. Tính thống nhất của văn bản. - Tình huống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, tính mạch lạc. - Chủ đề : vấn đề chủ chốt, đối tượng chính mà văn bản biểu đạt . Chủ đề thể hiện trong câu chủ đề , nhan đề văn bản , đề mục , quan hệ giữa các phần , các từ ngữ then chốt . ? Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề? Học sinh viết và đọc đoạn văn của mình giáo viên nhận xét. - Câu chủ đề: + Em rất thích đọc sách... + Mùa hè thật hấp dẫn. ? Thế nào là văn bản tự sự? ? Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? 2. Văn bản tự sự. - Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việc phân tích, tìm hiểu. ? Muốn tóm tắt 1 văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào? - Cần thực hiện theo các bước sau: + Đọc kỹ tác phẩm cần tóm tắt đề nắm chứac nội dung của nó. - Văn bản tóm tắt cần phải phản ánh trung thành nội dung của thành phần câu tóm tắt. + Xác định nội dung chính cần tóm tắt: Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng. + Sắp xếp nội dung chính theo 1 trình tự hợp lý. + Viết văn bản tự sự bằng lời văn của mình ? Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có tác dụng như thề nào? ? Viết (nói) đv tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm chú ý điều gì? - Lựa chọn ngôi kể, xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn. 3. Văn bản thuyết minh. ? Thế nào là văn bản thuyết minh? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? - Tính chất : khách quan , thực dụng có khả năng cung cấp tri thức xác thực , hữu ích cho con người ? Hãy nêu những văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày? ? Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? - Chú ý sử dụng ngôn ngữ cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Trước hết phải nhận thức rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức kết quả, khoa học về đối tợng thuyết minh. Người làm phải quan sát, tìm hiểu kĩ về đối tượng cần phải thuyết minh, tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu. ? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật? ? Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về cách làm về danh lam thắng cảnh ? Học sinh thảo luận (NL) Gv giao cho mỗi nhóm trình bày một nội dung Các nhóm trình bày Giáo viên treo bảng phụ: - Bố cục thường gặp. + Thuyết minh 1 đồ dùng. MB: Giới thiệu đồ dùng: TB: Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, tác dụng của đồ dùng ấy đối với cuộc sống. KB Cảm nghĩ, đánh giá về đồ dùng ấy. + Phương pháp làm 1 sản phẩm nào đó. MB: Giới thiệu kết quả phương pháp cần thuyết minh. TB: Trình bày, giới thiệu rõ từng phần, từng giai đoạn của phương pháp. KB: Cảm nghĩ chung, đánh giá chung về phương pháp cần thuyết minh. + Một di tích, danh lam thắng cảnh. MB: Giới thiệu di tích: Vị trí địa lý, thằng cảnh nằm ở đâu. TB: Thẳng cảnh gồm những phần nào... KB: Vị trí của thằng cảnh trong đời sống tính chất của con người. + Một số động vật - thực vật. MB: Giới thiệu kết quả động vật và thực vật cần thuyết minh. TB: Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận. KB: Cảm nghĩ, đánh giá về hiện tượng ấy. 4. Văn bản nghị luận. ? Thế nào là luận điểm trong văn bản nghị luận? Hãy nêu ví dụ về 1 luận điểm và các tính chất của nó? ? Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ. Giáo viên lấy ví dụ phân tích cho học sinh nắm chắc. - Các yếu tố, nghệ thuật, tự sự, biểu cảm giúp cho việc trình bày luận điểm được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn các yếu tố được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. GV yêu cầu học sinh nhắc lại các loại văn bản điều hành đã học Giáo viên cho học sinh về nhà tự ôn. 5. Văn bản điều hành 4. Củng cố:1 Ôn lại kiến thức đã học 5. Hướng dẫn học bài:2 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. - Tiết sau trả bài viết số 7 . ------------------------------------------------------------ Ngày soạn:1.5.09 Ngày giảng:4.5.09 Tiết 136: Trả bài tập làm văn số 7 A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về các phép lập luận chứng minh, giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. - Rèn kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận mà vẫn không làm biến chất, lại thể loại của bài văn nghị luận. B. Chuẩn bị: - Một số bài, đoạn khá, 1 số lỗi tiêu biểu, đặc biệt là lỗi trong việc đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức.1 2. Kiểm tra đầu giờ.1p 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung HĐ1: Khởi động: Tiết trước các em đã viết bài văn nghị luận số 7, để hiểu được ưu nhược điểm bài viết .Hôm nay giờ trả bài . Gv chép đề bài lên bảng –gọi HSđọc HĐ 2: Đánh giá nhận xét ? Xác định yêu cầu của đề bài ? ? Lập dàn ý cho đề bài ? GV nhận xét u khuyết điểm Xác định đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 pần (MB, TB, KB). Biết xây dựng hệ thống luận điểm, các luận điểm tương đối đầy đủ, chính xác, tập trung để giải quyết vấn đề. Các luận điểm được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Bài viết diễn đạt lưu loát, không sai chính tả. Song bên cạnh đó vấn còn có một số học sinh chưa xác định đúng các hệ thống luận điểm, luận cứ. Các luận điểm sắp xếp chưa lô gíc , còn mắc nhiều lỗi chính tả. Gv đọc các lỗi chính tả học sinh mắc phải ( Yến , Hoàng , Tuấn , Tú , Thoải , Dực ) Gv yêu cầu học sinh sửa các lỗi về dùng từ , diễn đạt ( Tuấn , Tiến , Vân Anh, Hà , Hiêm , Huy ... ) Gv yêu cầu học sinh đọc các bài mắc các lỗi về nội dung . Chủ yếu trình bày lan man , không trọng tâm . Nhiều bài viết sai nội dung ( Tuấn , Kì ) Gv yêu cầu học sinh đọc bài sai về thể loại : Viết không đúng thể loại văn nghị luận ( Trần Hương , Huyền ) Gv đọc một số bài có kết quả cao , nhận xét . GV gọi tên cho điểm . 2 37 1 . Xây dựng dàn ý đại cương ( dàn ý đã lập ở tiết viết bài ) 2.Nhận xét ưu khuyết điểm 3.Sửa lỗi a.Lỗi chính tả : - Chữa lỗi chính tả: - Chữa lỗi chính tả: + Khai chường -> Khai Trường + Can dãn -> Căn dặn. + Chở thành -> Trở thành + Xiêng năng - > Siêng năng + Chong bức thư - > Trong bức thư. + Dúp ích - > Giúp ích. + Ná thư - > Lá thư + Chò giỏi - > Trò giỏi. b.Lỗi dùng từ chưa chính xác + Chữa lỗi dùng từ - Sách là con dao hai lưỡi -Chữa :Sách có nhiều loại bổ ích, không bổ ích + Chữa lỗi diễn đạt, dùng từ: Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngày 5 tháng 9 năm 1945. Bác Hồ đã viết thư thiết tha căn dặn: "Non sông..." -> Trong thư gửi các cháu thiểu niên nhi đồng trong ngày độc lập Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việ Nam ..." c. Lỗi về nội dung d. Lỗi về kiểu bài 4.Đọc –bình 5.Kết quả điểm 4.Củngcố :1 5. Hướng dẫn học bài . 2 Tiết sau trả bài kiểm tra văn . -------------------------------------------------------- Ngày giảng:8.5.09 Tiết 137 Trả bài kiểm tra văn A. Mục đích cần đạt. - Củng cố lại một lần nữa các văn bản đã học. - Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân. B. Chuẩn bị: - Một số lỗi cần chữa, một vài bài, đoạn văn khá để đọc biểu dương. C. các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đầu giờ. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động Gv Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 2 : Trả bài Nhận xét bài làm của học sinh GV nêu nêu tên một số học sinh kĩ năng làm bài chưa tốt : Tiến Tuấn , Dực, Thoa, Thoải, Thịnh, Nhu, Tú , Vân Anh , Hương GV yêu cầu học sinh sửa lỗi . 2 40 I . Đề bài đáp án ( tiết 115) II. Nhận xét 1. Ưu điểm - Đa số học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài - Có kĩ năng làm bài trắc nghiệm - Bài làm sạc sẽ - Học sinh có ý thức ôn bài 2. Tồn tại + Phần trắc nghiệm - Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề bài , chưa nắm chắc kiến thức , xác định và khoanh sai phần trắc nghiệm + Phần tự luận - Câu 1 : nhiều em chép chưa đúng , chưa chính xác , còn sai nhiều lỗi chính tả , đầu dòng không viết hoa - Câu 2 : Nhiều em kĩ năng viết đoạn văn chưa tốt , chưa xác định đúng thể loại , diễn đạt yếu III. Chữa lỗi IV. Đọc đoạn văn hay 4 . Củng cố : 1p 5. Hướng dẫn học bài: 2p Soạn văn bản thông báo Chú bài tập SGK . Đọc và trả lời theo yêu cầu của bài tập --------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: