Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 6

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 6

Tuần 6

Ngày soạn: 10-10 -09 Tiết số: 26

Ngày dạy:: Số tiết: 1

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. Mục tiêu:

H nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời ,con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của truyện Kiều . Từ đó thấy được vai trò , vị trí của Nguyễn du và kiệt tác truyện Kiều trong l/ s văn học và đời sống tâm hồn của dân tộc VN.

Tích hợp với phần tập làm văn “ Miêu tả trong văn tự sự”

B. Chuẩn bị:

Thày : Soạn giáo án, tranh về truyện Kiều.

Trò: đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều.

C. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra:

Việc soạn bài chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 10-10 -09 Tiết số: 26
Ngày dạy:: Số tiết: 1
Truyện kiều của nguyễn du
A. Mục tiêu:
H nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời ,con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của truyện Kiều . Từ đó thấy được vai trò , vị trí của Nguyễn du và kiệt tác truyện Kiều trong l/ s văn học và đời sống tâm hồn của dân tộc VN.
Tích hợp với phần tập làm văn “ Miêu tả trong văn tự sự”
B. Chuẩn bị:
Thày : Soạn giáo án, tranh về truyện Kiều.
Trò: đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 
Việc soạn bài chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nôi dung
G: Ngôi sao sáng trên bầu trời văn học VN thời trung đại – danh nhân văn hoá thế giới- đại thi hào dân tộc VN: Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều – một kiệt tác . có thể nói đây là 1 tác giả quan trọng trong chương trình ngữ văn THCS , THPT . Con người ông, áng thơ của ông đã trở thành niềm tự hào của dân tộc VN, đúng như lời ngợi ca của Tố Hữu:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nhgìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru tháng ngày.
? Qua việc chuẩn bị hãy cho biết thời đại mà nguyễn du sống là thời đại nào?
H: Là khoảng thời gian cuối 18 đầu 19.
G: Bối cảnh l/s đó có ảnh hưởng -> c/s và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du hay không?
H: Đay là thời kì đầy biến động. Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng , bão táp k/n nông dân Tây sơn mà đỉnh cao là diệt Nguyễn , diệt Trịnh, Xiêm, đại phá quân thanh nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại . Nguyễn ánh đánh bại Tây Sơn, thiết lập vương triều PK cuối cùng. Thời đại đó đã nhả hưởng không njỏ -> c/đ và sự nghiệp sáng tác của ông.
? Em hãy cho biết 1 số nét về tiểu sử của nhà thơ?
H: 
G: Dân gian vùng Nghệ Tĩnh đã có câu:
Bao giờ ngàn Hống hết cây.
Sông Lam hết nước họ này hết quan.
? Về cuốc đời và con người nhà thơ có những điều gì đáng lưu ý?
H: Có thể chia làm 3 giai đoạn:
+Gđ1: Thủa ấu thơ và thiếu niên: Mồ côi mẹ tè khi 12 tuổi. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quý tộc PK gấm rủ nàm che, hào hoa phong nhã . Ông học giỏi nhưngd đi thi chỉ đỗ tam trường.
+Gđ2: Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình(1876-1796) .ở Hà tĩnh (1796-1802) khi kiêu binh nổi loạn , mưu chống Tâyt Sơn ( vì ông là người trung thành với nhà Lê) nhưng không thành. => Là gđ mà Nguyễn Du có đk nếm trải và gàn gũi với đời sống nhân dân.
+ Gđ3: Là giai đoạn cuối cuộc đời Nguyễn Du .Ông làm quan với triều Nguyễn , được nhà Nguyễn tin dùng, được thăng từ cai bạ Quảng Bình lên tham tri bộ lễ rồi chánh sứ tuế cống Thanh triều nhưng ông cảm thấy bất đắc chí . 1820, ông nhận lệnh đi sứ lần 2 , chưa kịp đi thì bị bệnh mất ở Huế.
-Ông là nhà thơ tiêu biểu , hiểu biết sâu rộng về cuộc sống con người , có tấm lòng nhân ái : Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài . Nhân cách của ông đã được Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét: “ Tố như có con mắt trông thấu sáu cõi , có tấm lòng nghĩ thấu cả nghìn đời” .Lời văn tả hình như máu chảy ở đầu ngon bút, nước mắt thấm tren tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi.
? Hãy giới thiệu tác phẩm chính của ông?
H: 
+Chữ Hán: Thanh hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm.
+Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời người trai phương nón, văn tế sống 2 cô gái Trương Lưu.
G: hãy giới thiệu nguồn gốc của tác phẩm truyện Kiều?
H: Đựơc viết dựa vào cốt truyện” Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân một tác phẩm chương hồi của văn xuôi TQ.
-Đây không phải là bản dịch mà là sự sáng tạo của nguyễn Du . Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân dạo tác giả đã làm cho taqcs phẩm trở thành 1 kiết tác của dân tộc VN.
G: Hãy tóm tắt tác phẩm?
? Qua việc kể và tóm tắt truyện , em thấy hiện thực của xã hội pk hiện lên ntn?
H: 
G: Khi phản ánhv hiện thực của xã hội và số phận con người , Nguyễn Du đã thể hiện thái độ như thế nào?
H:
G: Tác phẩm đã kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
+Ngôn ngữ: Tiếng Viẹt trở nên phong phú và đẹp với khả năng biẻu cảm lớn.
+Thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện , nhuần nhuyễn : Nghệ thuật kể chuyện ,miêu tả canht thiên nhiện , tả cảnh ngụ tình , tả hành động đặc biệt là phân tích tâm lí nhan vật đã đạt được thành công vượt bậc.
-H: Đọc ghi nhớ SGK.
4. Củng cố: 
Hãy tìm những câu thơ thể hiện giảtị của tác phẩm truyện kiều?
5 . Hướng dẫn: 
Soạn “ Chị em Thuý Kiều”
I. Giới thiệu tác giả 
-Nguyễn Du: (1765- 1820) tên chữ: Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
-Sinh trưởng trong 1 gđ đại quý tộc nhiều đời làm qua có truyền thống văn học ở tiên điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
- Thủa ấu thơ và thanh niên: Mồ côi mẹ , học giỏi, thi đỗ quan trường.
-Sống lưu lạc , kiêu binh nổi loạn ,mưu chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
-Làm quan dưới triều Nguyễn .
1820, nhận lệnh đi sứ nhưng đã qua đời vì bệnh nặng
-Hiểu biết sâu rọng cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái.
-Các tác phẩm chính:
Tác phẩm:
-Nguồn gốc: Dựa theo cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân
-Tên ban đầu: Đọan trường tân thanh.
* tóm tắt:
+Gặp gỡ và đính ước
+Gia biến và lưu lạc.
+Đoàn tụ.
* Giá trị của tác phẩm:
+Giá trị hiện thưc: 
-là bức tranh hiện thực về xã họi phong kiến VN bất công tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
-Số phận bất hạnhcủa người phụ nữ đức hạnh tài hoa trong xã hội phong kiến.
+Giá trị nhân đạo:
-Lên án chế độ PK vô nhân đạo.
-Cảm thương trước số phận của con người.
-Khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính của con người.
+Giá trị nghệ thuật:
III. tổng kết:
IV. Luyên tập
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20-09-09 Tiết số: 27
Ngày dạy: Số tiết: 1
chị em thuý kiều.
Mục tiêu:
H thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc , tài năng , tính cách số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp ước lệ tượng trưng qua đó thể hiện được cảm hứng nhân đạo của ông : Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp con người.
Rèn kĩ năng đọc thơ và phân tích nhân vật.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án- Tranh truyện Kiều.
Trò: Đọc, học bài.
C. Tiến trinhf lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: Trình bày giá trị tác phẩm truyện Kiều.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
G: Vị trí của đoạn trích?
H:
-Hướng dẫn cách đọc: Vui tươi trong sáng nhịp nhàng thể hiện sự trân trọng.
H: Đọc từng phần.
Giải thích từ khó.
? Theo em đoạn trích có thể chia làm ? phần?
H: 3 phần.
H: Đọc 4 câu thơ đầu.
G: Em hiểu : ả tố nga” là gì?
H: 
G: Trong 4 câu thơ đầu , câu nào mới lạ nhất đối với em?Vì sao?
H: Dòng 3 vì cấu taọ của câu thơ không bình thường và lời thơ có h/a biểu tượng khó hiểu.
? Em hiểu dòng thơ này ntn?
H:
Hãy cảm nhận về dòng thơ đó?
H: 
-Vẻ đẹp như trúc như mai
-Tâm hồn trong trắng như tuyết 
-Mỗi người có 1 vẻ đẹp riêng nhưng đều hoàn hảo.
? N xét gì về cách giới thiệu của tác giả về 2 nhân vật này?
H: Cách giới thiệu của tác giả thể hịên =>
H: Theo dõi 4 câu thơ tiếp.
G: Câu thơ mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát nhân vật” Van xem .......”
? Hai chữ “ trang trọng” có y/n gợi tả ntn?
H: 
G: Đó là vẻ đẹp khác vời. Sự khẳng định của tác giả đã khiến TV hơn hẳn so với các cô gái khác. Nhưng đặc điểm nào của TV được tác giả chú ý đên?
H: Gương mặt: Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.
Tóc: Mây thua.
Da: Tuyết nhường.
G: Miêu tả vể đẹp của TV, Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
H: ẩn dụ. So sánh, liệt kê.
Từ ngữ biểu cảm.
G: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thúy Vân?
H: Khuôn mặt nàng đầy đặn, tròn trình như trăng rằm, tiếng nói trong như ngọc, tóc óng ả như mây, da trắng hơn tuyết.
-Là vẻ đẹp tươi trẻ, phúc hậu mơn mởn sức sống khiến cho thiẹn nhiên nghiêng mình thán phuc, mây thua tuyết nhương.
G: Miêu tả hình dáng mà dự báo trước được số phận cuộc đời bình yên êm ả sẽ đến với nàng. Đó là nét độc đáo trong nghệ thuật tả nhân vật của tác giả trong đoạn trích.
H: Đọc đoạn thơ 12 câu tiếp .
G: Cũng như thuý Vân, câu thơ đàu tien, tác giả dã dành để khái quát vẻ đẹp của TK.” Kiều càng.....”.
? Cách thể hiện ở đây có gì độc đáo?
H: Tác giả đã so sánh vẻ đẹp của Kiều với Vân.
-Càng- so bề- phần hơn.
G: Cái phần hơn của Kiều được tác giả thể hiện ở những điểm nào?
H: 
-Sắc saỏ về trí tựê.
-Mặn mà về tâm hồn.
G: Khi hgoạ bức chân dung nhân vật , tác giả tập trung vào nét nào? Vì sao? Tưởng tượng và miêu tả lại?
H: Đôi mắt vì đó là cửa sổ tâm hồn. Kiều có đôi mắt trong xanh như làn nướcmùa thu , nét lông mày thanh tao như dáng núi mùa xuân.
G: Cách khắc hoạ 2 bức chân dung của tác giả hoàn toàn khác nhau. Miêu tả TK, tác giả chỉ tập trung vào đội mắt vì đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc saỏ của trí tuệ , cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đếnđôi mắt. Chỉ bằng nét vẽ mà tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tổng thể của Kiều.
G: Thái độ của Thiện nhiên trước vẻ đẹp của nàng?
H: Hoa ghen. Liễu hờn.
G: Sự ghen hờn đó dự báo với người đọc điều gì?
H: Cuộc đời Kiều gặp nhiều sóng gió trắc trở.
G: Sắc đẹp của nàng còn được giới thiệu ntn?
H: Làm nghiêng nươcd nghiêng thành.
G: Cuôc đời của Kiều phải trải qua 15 năm lưu lạc dâu bể. Dân gian thường nói” Hồng nhan bạc mệnh” Và ngay từ đầu N.Du cũng đã nói
” TRăm năm trong cõi người ta
Chữ tài ,chữ mệnh khéo là ghét nhau.
? Kiều hiện lên không chỉ đẹp ở sắc mà còn đẹp ở những nét vẽ nào?
H: Tài năng.
G: Nàng có những tài nào , tài nào nổi trội hơn cả?
H: Tài đàn, làm thơ, vẽ.
Bình: Tiếng đàn của nàng làm say lòng bao kẻ sĩ. 
Hồ tôn hiến “ Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tinh.
Còn MGS thì cũng nhăn mày rơi châu.
? So sánh bức tranh chân dung TK, TV ta nhân được nét tinh tế nào trong việc miêu tả của nguyễn Du?
H: Nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả TV trước TK đẻ làm nổi bật h/a TK.
+Vẻ đẹp của TV : Hiện lên cụ thể là vẻ đẹp hình thể .
+ Kiều- Tg không chỉ tả vẻ đẹp ngoại hình mà còn cực tả cái tài của nàng cũng là đẻ ngợi ca cái tam đặc biịet của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của 1 trái tim đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc , tài, tình. Tác giả dùng câu thành ngữ: nghiêng nước nghiêng thành để cực tả. Chân dung của TK là chân dung mang tính cách số phận . Vẻ đẹp của Kièu khiến cho TN phải ghen hờn , mọi vẻ đẹp của tạo hoá phải đố kị -> số phận của nàng sẽ vô cùng éo le đau khổ.
H: Đọc 4 câu thơ cuối.
G: C/s của 2 chị em TK được tác giả giới thiệu ntn?
H: Sống kín đáo , nề nếp, khuôn phép.
-Sống mẫu mực với nếp sống của lễ giáo phong kiến.
G: Cảm hứng nhân đạo của truyện Kiều được thể hiện trong đoạn trích này là gì?
H: Đề cao những giá trị của con người : nhân phẩm, tài năng, khát vọng ý thức về thân phận cá nhân.
4. củng cố: 
H đọc ghi nhớ SGK.
5.  ... ...........................bông hoa.
H: Bức tranh mùa xuân có màu xanh trải rộng ( tạn chân trời) gợi tả không gian mênh mông . Có màu trắng của hoa lê điểm xuyết -> Màu sắc hài hoà.
G: Có thể nói 2 chữ “ trắng điểm” là nhãn tự của bức tranh xuân được không? Vì sao?
H: Là nhãn tự của bức tranh bởi đó gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên . Hoa lê mới hé lộ khoe sắc hương “ một vài bông hoa” thể hiện bút pháp mới mẻ , sự phối sắc tài tình.
G: Từ nhứng h/a cỏ non, hoa lê trắng điểm....đã gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân ntn?
H:
H: Đọc tiếp 8 câu thơ.
? Trong ngày thanh minh, có những hoạt động nào diễn ra cùng lúc?
H: có 2 h oạt động :
-Lễ tảo mộ: Đi viếng mộ, quét dọn sửa sang phần mộ người thân.
-Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
G: Cảnh trẩy hội của mùa xuân được giới thiệu bằng vần thơ hết sức bình dị: lễ là, hội là. Câu thơ như 1 lời kể gợi biết bao điều.
? Hãy nói lên nhữngđiều gợi đó?
H:
G: Dựa vào 8 câu thơ, hãy tưởng thượng và miêu tả cảnh trẩy hội mùa xuân?
H: Trên các nẻo đường gần xa, những dòng người nườm nượp trẩy hội . Có biết bao nam thanh nữ tú đang nô nức , biết bao tài tử giai nhân dập dìu sánh vai. Là cảnh tượgn tươi vui rôn ràng với những âm thanh .
G: Những từ: tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân là những từ thuần việt hay hán việt?
H: Hán Việt.
G: Mượn từ hán việt là hình thức nhằm phát triển từ vựng làm cho vốn từ thêm phong phú.
? Hãy cho biết giá trị biểu cảm của những từ loại trong 8 câu thơ?
H: -Danh từ:
-động từ:
G: Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú , những giai nhân tài tử “ gần xa....” câu thơ tưởng như là 1 lời thôngbáo nhưng ẩn sau đó là nỗi niềm gì?
H: Là sự trông chờ , mong đợi ngày lễ tảo mộ , ngày hội đạp thanh đến để họ được du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị sắm sửa từ lâu.
G: Qua cuộc du xuân của chị em TK , tác giả muốn khắc hoạ đièu gì?
H:
G: Truyền thống ấy 3thể hiện đ/s tâm linh của người VN ntn?
H: Cõi âm và cõi dương, hiện tại và quá khứ như đồng hiện trên những gò đống ngổn ngang . Đốt giấy tiền hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất.
G: Cái tâm thánh thiện, niềm tin đầy ắp nghĩa tình. Các tài tử giai nhân và 3 chị em TK không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm niêmg tin , ước vọng về tương lai tốt đẹp , hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về. Những câu thơ đầy ắp giá trị nhân văn của Nguyễn Du là sự ngợi ca , niềm cảm thông chia sẻ.
H: Đọc 6 câu thơ cuối.
G: N xét nhịp của những câu thơ cuối có gì thay đổi? Những từ ngữ nào góp phần tạo nên sự thay dổi đó?
H: Nhịp thơ nhẹ nhàng , chậm lại, lắng xuống.
-Từ ngữ: Tà tà, thơ thẩn, lần xem, thanh thanh, nho nhỏ, nao nao.
Những từ ngữ đó tạo nên cảnh vật về chiều ntn?
H: Cảnh vật vẫn mang cái thanh , cái dịu của mùa xuân:nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu
-Mọi hoạt động trở nên nhẹ nhàng hơn: Mặt trời từ từ lặn, bước chân người thơ thẩn.
G: Cách khắc hoạ cảnh vật có gì khác đoạn 1?
H: Không khhí rộn ràng nhộn nhịp của llẽ hội kkhông còn nữa mà đang lặng dần , nhạt dần.
-Thời gian, không gian thay đổi.
: Sáng- chiều.
-Lúc dang hội- Khi hội tan.
G: Nxét cách sử dụng từ ngữ trong việc miêu tả cuat Nguyễn Du? Tác dụng?
H: Từ láy tượng hình: gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và còn bộc lộ tâm trạng con người.
G: Nao nao....nhuốm màu tâm trangj của con người lên cảnh vật. Gãy chỉ rão điều đó?
H: Nỗi niềm mang mác bâng khuâng thấm sâu vào , lan toả trong tâm hồn của giai nhân đa tình đa cảm.
G: Không những thế dòng nước uốn quanh “ nao nao” ấy còn có giá trị biểu cảm cao hơn ntn khi thể hiện được nét đốc đáo trong cách tả ccảnh của NguyễnDu?
H: Sự linh cảm về 1 điềù sắp xảy ra.
G: Sựi linh cảm hay sự dự báo trước về 1 sự việc sắp xảy ra. Ngay sau đấy, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiênvà gặp chàng thư sinh Kim trọng.
-Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng biện pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sống động gần gũi thân quen với bất cứ người dân nào. Những dòng nước nho nhỏ, nhịp cầu thanh thanh là cảnh tượng quê hương mình. tính dân tộc là 1 nét đẹp đậm đà trong thơ Nguyễn Du, nhất là những vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác. Mũauan đem dến cho ta bao ước mơ và hi vọng . Sắc xuân , tình xuân, như nở hoa ướp hương trong lòng ta.
4. Củng cố:
H đọc ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn:
Trình bày cảm nhận ngắn gọn về cảnh TN trong đoạn trích.
Soạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
I. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản.
1. Xuất xứ: Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương Viên ngoại, gợi tả vẻ đẹp của TK và TV là đoạn trích tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh mịnh
-Bố cục:
+4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
+8 câu tiếp: Khung cảnh lẽ hội trong tiết thanh minh.
+6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Phân tích:
1 Khung cảnh ngày xuân:
-H/a con én đưa thoi
-Thiều quang
=>thời gian trôi đi nhanh , gấp gáp hôí hả.
-KHông khí mùa xuân ám áp rộn ràng.
-> Một muà xuân mới mẻ tinh khôi, giàu sự sống, khoáng đạt, trong trẻo nhẹ nhàng.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
-Cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời.
-tưng bừng náo nhiệt diễn ra khắp mọi miền quê hương đất nước . Người đến lễ hội với tâm trạng rộn ràng náo nức .
-Truyền thống lễ hội văn hoá của dân tộc – 1 truyền thống tốt đẹp vẫn được lưu truyền.
3. cảnh chi em TK du xuân trở về.
-Cảnh chiều xuân thật đẹp, thanh tĩnh êm 
-Cảnh đang nhạt dần , lặng dần.
-Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về 1 ngày vui xuân còn đang đọng lại cùng cảnh vật
III. Tổng kết:
Nội dung.
2.Nghệ thuật
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 20-09 -09 Tiết số: 29
Ngày dạy: Số tiết: 1
Thuật ngữ.
A. Mục tiêu:
H hiểu được k/n thuật ngữ và 1 số đặc điểm của thuật ngữ 
-Biết sử dụng chính xác các thuật ngưz.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án- Bảng phụ ghi ví dụ.
Trò: Học -đọc bài.
C. tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra: Phát triển từ vựng bằng cách nào? Lấy ví dụ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
H: Theo dõi ví dụ 
Đọc 
G: So sánh 2 cách giải thích sau đây về từ “nước “và từ “muối”?
A, C1: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông hồ ao, biển.
Muối là tinh thể trắng , vị mặn, thường được tách ra từ nước biển.
b. C2: Nước là hợp chất của các nguyên tố có công thức là 
Muối là hợp chất mà phân tử của nó gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axít
H: Thảo luận- Trả lời.
- Cách giải thích 1 chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài, cuả sự vật( Dạng lỏng hay rắn, mùi vị, màu sắc ntn) có ở đâu, hay từ đâu mà có .Đây là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
-Cách 2 đã thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật ( được cấu tạo từ những yếu tố nào , quan hệ giữa các yếu tố đó ntn) Những đặc tính này không thể nhận biết qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu, thí nghiệm để vật bộc lộ đặc tính của nó.
-> Nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan( hoa học) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
-Vậy cách 1 là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường . Còn cách giải thích thứ 2 là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ. 
-H đọc các ví dụ là đ/n trong SGK
? Em đã học những đ/n này ở bộ môn nào?
H: địa lí, ngữ văn, hoá, tóan
G: Những từ ngữ in đậm sử dụng chủ yếu trong loại văn bản nào?
H: Văn bản công nghệ , khoa học.
G: Các thuật ngữ thường được dùng trong văn bản khoa học công nghệ ngoài ra cò được sử dụng trong các văn bản khác như nội dung 1 bản tin, phóng sự , 1 bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan.
? Em hiểu thế nào là thuật ngữ?
H: Trả lời- đọc ghi nhớ SGK
-Theo dõi SGK( VD I. 2)
G: Những thuật ngữ được dẫn trong mục trên còn có nghĩa nào khác nữa không?
H: Không.
G: Vởy với thuật ngữ , nghĩa ủa nó ntn?
H: chỉ có 1.
Các từ ngữ không phải là thuật ngữ có nhiều nghĩa.
H: Đọc VD.
G: Trong 2 VD trên VD nào “ muối “ có sắc thái biểu cảm?
A, Muối là 1 hợp chất có thể hoà tan trong nước.
b. tay nâng chén ...........................quên nhau.
H: VD 2.
G: Hai từ muối thuộc 2 văn bản khác nhau. Từ “muối” nào thuộc văn bản KH? Hai từ đó khác nhau ntn?
H: 
-Muối 1: thuộc văn bản KH.
-Muối 2: thuộc văn bản nghệ thuật.
Sự khác nhau: Thuật ngữ không có tính biểu cảm, không gợi lên y/n bóng bẩy. _ muối chứ không hải là 1cái gì khác.
-Muối 2 là 1 từ thông thường chỉ tình cảm sâu dậm của con người.
H: đọc ghi nhớ SGK.
H: Đọc yêu cầu.
-Tìm thuật ngữ điền vào chỗ trống..
-Các thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực KH nào?
H: thaot luận-> Trao đổi bài tự kiểm tra theo đáp án.
-nhận xét.
-Cho 1 H trình bày.
+Lực là......( Vật lí)
+Xâm thực......( Địa lí)
+Phản ứng....( hoá học)
+Trường từ vựng.....( ngữ văn)
+Di chỉ....( lịch sử)
+Thụ phấn....( sinh)
+Lưu lượng....( địa lí)
+Trọng lực....( vật lí)
+Khí áp.....( địa lí)
+Đơn chất.....( hoá học)
H: Đọc bài tập.
? Xác định “ điêmt tựa “ có phải là tuhật ngữ không? Nó có ý nghĩa gì?
H: Làm, .
K/n “điểm tựa “ là đỉêm cố định của 1 đòn bẩy thông qua đó lực tác dụng được truyền đến lực cản .
(2) Không là thuật ngữ vì đây được hiểu là chỗ dựa chính
4. Củng cố:
G khái quát toàn bài.
5. Hướng dẫn:
Làm tiếp các bài tập.
Học thuộc lí thuyết
I. Thuật ngữ là gì?
-Là những từ ngữ biểu thị k/n KH công nghệ.
-Thường được dùng trong các văn bản KH công nghệ.
II. Đặc diểm của thuật ngữ.
-Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thi bằng 1 thuật ngữ.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 01-10 -09 Tiết số: 30
Ngày dạy: Số tiết: 1
Trả bài số 1
A.Mục tiêu:
H thấy được ưu, nhược điểm của mình qua bài viết để hoàn thiện hơn kĩ năng làm bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
-Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị:
Thày: Chấm. Phân loại bài .
Trò: Ôn tập.
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra: Trong giờ trả bài.
 3. Bài mới:
* G Chép đề bài lên bảng.
* G Chép đề vào vở.
G: Hướng dẫn H tạo lập dàn ý đại cương
Nhận xét:
Ưu điểm: Đại đa số các con học sinh làm đúng yêu cầu bài viết: Văn thưyết minh có kết hợp miêu tả với các yếu tố nghệ thuật.
-Đại đa số cáccon đạt từ điểm TB trở lên.
-Một số con H/s viết tốt, bài viết rõ ràng, sinh động, hấp dẫn.
Cụ thể:Thu Trang, Quỳnh, Mến, Hằng, Tạ Duy, Yến
Hạn chế:
-Một số con còn lười học nên chất lượng bài viết còn kém, diễn đạt yếu. Bài viết chưa đúng hình thức, các yếu tố nghệ thuật còn vụng về
Cụ thể:
+Công, Lương, Hùng,Thảo, Hiền)
-Những bài đạt 5,6 viết còn sơ sài, đội chỗ còn lan man, kể lể nhiều. 
* G cho H đọc mẫu trước lớp bài viết tốt.
 Thu Trang, Quỳnh, Tạ Duy
4. Củng cố:
Cách xây dựng các đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
5. Hướng dẫn: Ôn tập kiểu bài thuyết minh
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 tuan 6.doc