Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 3: Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 3: Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

 A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Thấy được phần nào thực trạng cuốc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

-Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.

3. Thái độ:

-Có ý thức và quan tâm tới các vấn đề liên quan đến trẻ em.

B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: soạn bài, tìm hiểu các tài liệu về vấn đề về quyền trẻ em.

-Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 3: Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / / 08 
Ngày giảng: / /08 
Bài 3: Văn bản
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
(Trích:Tuyên bố thế giới...1997)
Tiết: 11-12 : Đọc - Hiểu văn bản.
 A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Thấy được phần nào thực trạng cuốc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
-Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.
3. Thái độ:
-Có ý thức và quan tâm tới các vấn đề liên quan đến trẻ em.
B. Chuẩn bị .
-Giáo viên: soạn bài, tìm hiểu các tài liệu về vấn đề về quyền trẻ em.
-Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
? Trình bày cảm nhận chung của em về văn bản '' Đấu tranh cho một thế giới hoà bình". Mỗi chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?
*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài. ( 2’ )
Cuối thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nền khoa hoc phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố mở rộng đó là điều kiện tốt cho cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra đó là những vấn đề gì . Trong Bản tuyên bố thế giới về sự sống còn ...đã đề cập rất rõ đến những vấn đề đó.
*Hoạt động 3: Bài mới ( 38’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động
 của học sinh
Nội dung cần đạt
GV cho học sinh đọc chú thích 1.
?Nêu xuất sứ của văn bản?
GV khái quát các ý chính.
GV nêu yêu cầu đọc.
-Đọc với giọng rõ ràng dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, viết tắt.
GV đọc h/s đọc.
?Đây là một văn bản nhật dụng theo em vì sao? Nêu chủ đề chính của văn bản?
?Theo em VB được viết theo phương thức biểu đạt nào?
?VB được chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
?Quan sát vào bố cục chung của văn bản em có nhận xét gì về bố cục đó?
GV định hướng tìm hiểu văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc mục 1,2.
?Mục 1, 2 trình bày nội dung gì?
?Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em đã nêu lên nhiệm vụ gì với trẻ em?
GV mục 2 đã đề cập đến đặc điểm của trẻ em.
?Trẻ em trên toàn thế giới có đặc điểm chung gì?
?Vì sao tác giả lại nhắc tới đặc điểm của trẻ em?
?Từ đó bản tuyên bố khẳng định trẻ em có quyền lợi gì?
GV phân tích thêm.
?Như vậy hai mục đầu có vai trò ý nghĩa gì trong văn bản?
?Cách trình bày vấn đề như thế nào?
Giáo viên khái quát hết tiết 1.
-Đọc chú thích
-Dựa vào sgk 
trình bày.
-Đọc nối tiếp
-Giải thích
-Suy luận
-Xác định ND.
-Nhận xét
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Phát hiện phân tích
HS trình bày
-Phát hiện
-Khái quát
-Nhận xét
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
*Tác giả, tác phẩm.
-Trích: Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em vào ngày 30/ 9 / 1990.
*Đọc:
* Cấu trúc văn bản.
-Vì: Văn bản bàn về vấn đề có tính cấp thiết đang diễn ra trong đời sống hiện tại.
-Chủ đề: Vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em.
-Phương thức nghị luận.
*Bố cục: 4 phần.
-Phần 1: Hai đoạn văn đầu - khẳng định quyền của trẻ em
-Phần 2: từ mục 3 đến mục 7 Thách thức nêu lên thực tế của trẻ em trên toàn thế giới.
-Phần 3.Từ mục 8 đến mục 9 Cơ hội Khẳng định đièu kiện thuận lợi để đẩy mạnh chăm sóc trẻ em.
-Phần 4: từ mục 10 đến mục 17 Nhiệm vụ xác định nhiệm vụ cụ thể của từng quốc gia.
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí, thể hiện được tính mạch lạc của văn bản. qua tiêu đề và đề mục của văn bản.
Phần 1 đã khẳng định quyền của trẻ em và các phần còn lại đã làm rõ cho phần I.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1.Phần 1.
-Mục 1: nêu lên vấn đề và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao.
-Mục 2: Nêu đặc điểm của trẻ em trên toàn thế giới.
-Nhiệm vụ: hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
-Đặc điểm : "trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng cũng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng."
-Chúng là tương lai của nhân loại, là đối tượng được quan tâm.
-Chúng có quyền được sống trong sự hoà hợp...được vui tươi...
-Có ý nghĩa khẳng định quyền của trẻ em.
-Trình bày vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
Ngày soạn: / / 06 
Ngày giảng: / / 06 
Tiết 2
*Mục tiêu: 
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 3 phần còn lại của văn bản.
-Hướng dẫn học sinh tổng kết, luyện tập.
*Kiểm tra: ( 5’ )
? Phần 1,2 của văn bản đã trình bày vấn đề gì? Cách trình bày vấn đề như thế nào?
Bài mới ( Tiếp ) ( 39’ )
GV yêu cầu h/s đọc phần 2 của văn bản.
? Giải thích ý nghĩa của các từ hiểm hoạ, chế độ a-pác-thai, thôn tính?
?Phần hai đề cập đến vấn đề gì?
?Trẻ em trên thế giới đang sống trên một thực tế như thế nào?
?Nói về thực tế của trẻ em trên thế giới tác giả đã sử dụng từ ngữ, h/ả thế nào?
?Cách dùng từ ngữ và h/ả gợi cảm có ý nghĩa gì?
?Với cách nêu dẫn chứng và lập luận trên cho thấy thực tế trẻ em trên toàn thế giới có cuộc sống như thế nào?
?Phần 2 có tiêu đề là thách thức tiêu đề đó thể hiện ý nghĩa gì?
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc phần 3 cơ hội.
?Cơ hội được hiểu như thế nào?
?Trình bày, phân tích những dịp thuận lợi có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em?
?Những điều kiện trên có ý nghĩa gì?
?Phần cơ hội đã khẳng định những gì để cho trẻ em có được cuộc sống tốt đẹp?
?Đất nước ta có những điều kiện nào để chăm sóc trẻ em? 
GV : Điều kiện cũng là những cơ hội để chúng ta làm tốt vấn đề trẻ em.
GV khái quát chuyển ý.
GV đọc phần 4.
GV:Đứng trước những thử thách và cơ hội đó, nhân loại có những nhiệm vụ gì vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển triển của trẻ em?
? Liên hợp quốc đã đề ra mấy nhiệm vụ? Đó là những nhiệm vụ nào? 
?Những nhiệm vụ nêu trên có tính chất như thế nào? Vì sao?
? Phần nêu nhiệm vụ tác giả đã dùng ngôn ngữ như thế nào?
?Với những nhiệm vụ cụ thể ngôn ngữ rõ ràng chúng ta nhận thức được điều gì từ những nhiệm vụ trên?
GV khái quát tổng kết.
?Qua bản tuyên bố em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
Gv khái quát yêu cầu HS đọc ghi nhớ
-Đọc
-Dựa vào sgk giải thích
-Phát hiện
-Nêu dẫn chứng
- Phân tích
-Khái quát
-Khái quát
-Suy luận
-Đọc
-Giải thích
-Trình bày
-Suy luận
-Khái quát
-Liên hệ
-Nghe
-Phát hiện thống kê.
-Suy luận 
-Suy luận
-Nêu nhận thức
-Nêu nhận thức
-H/s đọc ghi nhớ
2.Phần 2: Sự thách thức.
-Thực tế về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay.
-Vô số trẻ em bị phó mặc cho hiểm hoạ..., nạn nhân của chiến tranh, chế độ a-pác-thai...
-Mỗi ngày có 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng...
-Sử dụng từ lặp, từ ngữ gợi cảm mạnh mẽ.
-Sự khẩn cấp, sự thống thiết của vấn đề.
-Trẻ em đang bị rơi vào tình trạng hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt: trở thành nạn nhân chiến tranh, phân biệt chủng tộc, thảm hoạ của đói nghèo...
-Những hiểm hoạ mà trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu là thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng.
3.Phần 3: Cơ hội
-Cơ hội: dịp thuận lợi, dịp may.
-Điều kiện thuận lợi.
+Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao...
+Sự hợp tác và đoàn kết ngày càng có hiệu quả...
-Thúc đẩy sự tăng trưởng phúc lợi cho trẻ em.
-Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
-Sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân...
4.Phần 4: Nhiệm vụ
-Nhiệm vụ.
+Tăng cường sức khoẻ.
+Quan tâm chăm sóc nhiều hơn nữa..
+Tăng cường vai trò của phụ nữ...
+Bảo đảm trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.
+Bảo đảm an toàn khi mang thai
+Cần tạo cho trẻ em có cơ hội...
+Khôi phục và phát triển kinh tế...
+Các nước cùng nhau thực hiện hành động...
-Nhiệm vụ toàn diện, cụ thể.
-Vì nhiệm vụ đề cập đến mọi mặt của đời sống.
-Ngôn ngữ dứt khoát, mạch lạc và rõ ràng.
- Tính cấp thiết của các quốc gia vì sự sống còn và phát triển của trẻ em.
III. Tổng kết.
-Bảo vệ chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. đây là vấn đề có liên quan đến tương lai của toàn nhân loại.
-Qua chủ trương chính sách và hành động cụ thể đối với việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
-Vấn đề chăm soc, bảo vệ...đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ có tính cụ thể toàn diện.
* Ghi nhớ: SGK/35
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ )
-Văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng.
-Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung của Tuyên bố...
-Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.(tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TIET 1112.doc