Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 30: Bố của Xi - Mông (Trích) ( Guy đơ Mô - Pa - Xăng ) - Tiết 151,152: Đọc - Hiểu văn bản

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 30: Bố của Xi - Mông (Trích) ( Guy đơ Mô - Pa - Xăng ) - Tiết 151,152: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người.

-Học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm trạng.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.

3. Thái độ.

- Bồi đắp thêm tình yêu thương bạn bè và cao hơn là tình yêu thương, cảm thông với những con người có hoàn cảnh đặc biệt.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 30: Bố của Xi - Mông (Trích) ( Guy đơ Mô - Pa - Xăng ) - Tiết 151,152: Đọc - Hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 4 /2008 
Ngày dạy: 16 / 4 /2008 
Bài 30. Bố của Xi-Mông (Trích)
( Guy đơ Mô-Pa-Xăng )
Tiết 151-152: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người.
-Học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm trạng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.
3. Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình yêu thương bạn bè và cao hơn là tình yêu thương, cảm thông với những con người có hoàn cảnh đặc biệt.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 8’)
? Tóm tắt đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Guy đơ Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp thế kỉ XIX. Cha thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ ông nhập ngũ. Sau chiến tranh do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông lên Pa -ri làm ăn ông làm việc ở Bộ Hải quân và Giáo dục và bắt đầu sáng tác mở đầu là tác phẩm Viên mỡ bò ( 1880) nổi tiếng, Tiếp đó từ 1881 đến 1890 ông viết trên ba trăm truyện ngắn, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc thể loại khác. Đặc biệt ông rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Trong các sáng tác của ông vẫn tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp thế kỉ XIX, Ông đã nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô động, sâu sắc, hình thức giản dị trong sáng. Vậy nghệ thuật xây dựng truyện của Mô-pa -xăng thể hiện trong Bố của Xi-Mông như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 80’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
- yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * sách giáo khoa .
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mô-pa-xăng ?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
- nêu yêu cầu đọc - kể.
-Giọng đọc to, rõ ràng chú ý đến giọng của các nhân vật.
- đọc, yêu cầu học sinh đọc.
?Kể tóm tắt cốt truyện?
- yêu cầu học sinh đọc và nắm vững nội dung của các từ khó trong SGK/143.
? Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự kể chuyện ?
? Em hãy trình bày diễn biến các sự việc, giới hạn và nội dung của các sự việc đó?
? Trong truyện có mấy nhân vật có tên ? Đó là những nhân vật nào?
- còn một số nhân vật không được nhà văn đặt tên cụ thể như: thầy giáo, các bác thợ rèn, những em học sinh dù không có tên cụ thể nhưng tất cả các nhận vật đó đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động.
- định hướng cách tiếp xúc văn bản theo nhân vật.
- giới thiệu: Trong đoạn truyện này không giới thiệu về hình dáng của Xi-mông nhưng trong một đoạn truyện khác của tác phẩm giới thiệu Xi-mông là một bé trai khoảng 7,8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
? Qua lời giới thiệu ngắn gọn đó phần nào người đọc đã hiểu được cuộc sống của Xi - mông như thế nào ?
? Trong đoạn trích diễn biến tâm trạng của Xi -mông được diễn ra như thế nào?
- yêu cầu hoc sinh theo dõi phần 1 của văn bản.
 ?Xi-mông ra bờ sông với mục đích gì? Vì sao?
? Tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sống được miêu tả như thế nào?
? Nỗi đau đớn của Xi-mông được thể hiện qua chi tiết nào ?
? ý định tự vẫn của Xi-mông có thực hiện được hay không? Vì sao ?
? Khi được bác Phi líp nhận làm bố tâm trạng của Xi-mông được diễn tả như thế nào?
? Qua những cử chỉ và suy nghĩ hành động của Xi-mông em cảm nhận được nhân vật này nét đẹp gì trong tâm hồn?
? Khi miêu tả tâm trạng đau đớn của Xi-mông nhà văn đã sử dụng thành công các nét nghệ thuật gì ?
? Xây dựng nhân vật Xi-mông tác giả ngầm phản ánh vào đó tậm sự gì của bản thân ?
- khái quát chuyển ý.
- yêu cầu học sinh đọc phần 3 của văn bản.
? Tác giả đã khắc họa hình tượng mẹ của Xi-mông bằng những chi tiết nào ?
? Khi nghe Xi-mông nói muốn tự vẫn vì không có bố bị bạn bè chế giễu thì tâm trạng của chị như thế nào?
? Khi Xi-mông chạy đến bác Phi-líp hỏi bác có muốn làm bố cháu không thái độ của chị như thế nào?
? Qua những chi tiết trên chúng ta đã hình dung được nét đẹp gì trong bản chất của mẹ Xi-mông?
? Ngôi nhà của chị cho người đọc cảm nhận được thêm nét tính cách nào ở chị?
- ở phần cuối của truyện tác giả còn để cho một người thợ rèn cùng làm với bác Phi-líp nói với bác rằng: Blăng-sốt vẫn là một cô gái tốt bụng, trung hậu, và mặc dù gặp chuyện không hay, vẫn can đảm và nề nếp, cô ấy sẽ là một người vợ xứng đáng với một người đàn ông tử tế.
? Thông qua việc miêu tả và xây dựng nhân vật mẹ của Xi-mông nhà văn đã bày tình cảm của mình với nhân vật này như thế nào?
- khái quát chuyển ý.
- yêu cầu học sinh đọc phần 2,3
? Bác Phi-líp được giới thiệu qua những chi tiết nào? ( Hình dáng, công việc, thái độ đối với Xi-mông, với chị Blăng-sốt..)
? Khi đứng trước nhà chị Blăng-sốt và và trước tư thế của chị bác cảm nhận được ở chị này điều gì?
? Biết được hoàn cảnh của mẹ con Xi-mông bác đã có cử chỉ gì? ý nghĩa của cử chỉ đó ?
? Qua những chi tiết miêu tả trên chúng ta hình dung được Bác Phi -líp có những đức tình gì đáng quí ?
? ở cuối tác phẩm bác đã trở thành người bố chính thức của Xi-mông điều đó có ý nghĩa gì với cuộc đời chị Blăng-sốt ?
? Diễn biến tâm trạng của ba nhân vật được xây dựng như thế nào ?
? Nhận xét cách xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật?
? Theo em ai là những người đáng trách nhất trong truyện? Vì sao?
? Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân?
- khái quát toàn bài
- yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 
- hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Phân tích nhân vật Xi - mông trong đoạn trích ?
- gọi học sinh trình bày bài viết.
- Nhận xét – sửa sai.
- Đọc
- Trình bày
- Độc lập
- Nghe.
- Đọc
- Kể
-Đọc
-Phát hiện
- Trình bày
-Phát hiện
-Nghe
-Nghe
- Nhận xét
- Phát hiện
- Theo dõi.
- Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Lí giải
- Nhận xét
- Cảm nhận
- Phân tích
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Bổ sung
- Nghe
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
- Phát hiện
- Suy luận
- Phân tích
- Khái quát
- Suy luận
- Phân tích
- Nhận xét
-Thảo luận
- Liên hệ
- Nghe
- Đọc ghi nhớ
- Viết đoạn.
- Trình bày.
- Nhận xét.
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm.
-Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp thế kỉ XIX. Ông là một nhà văn hiện thực nổi tiếng vơí trên 300 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết. Ông là tác giả nổi tiếng của các tác phẩm Viên mỡ bò, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp... 
- Văn bản Bố của Xi-Mông trích truyện ngắn cùng tến kể về chị Blăng-sốt một người con gái đẹp, có đức hạnh, nhưng bị một người đàn ông lừa dối. 
* Đọc - kể.
-Truyện kể về chị Blăng-sốt một người con gái đẹp, có đức hạnh, nhưng bị một người đàn ông lừa dối. Chị sinh ra Xi-mông và Xi-mông trở thành đứa trẻ không có bố. Đến khoảng bảy, tám tuổi, Xi-mông đến trường bị bạn bè chế giễu, trêu trọc là không có bố. Em đau khổ, tuỉ nhục, lang thang ra bờ sông định tự vẫn.
Rất may có bác công nhân Phi-lip đi qua, trong thấy Xi-mông buồn bã, bác đã hỏi thăm và biết được tình cảnh của em. bác đã đư em về nhà và nhận làm bố của em....Từ đó Xi-mông đến trường với niềm kiêu hãnh.
* Từ khó.
SGK/143
* Cấu trúc văn bản.
- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự không gian.
- Diễn biến các sự việc.
+ Sự việc 1: Từ đầu đến mà chỉ khóc hoài
Một buổi sáng đẹp trời, Xi-mông ra bờ sông định nhảy xuống sông tự vẫn. Nhưng cảnh thiên nhiên tươi đẹp đã giữ em lại. Em buồn bã vô cùng, chỉ khóc hoài -> Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
+ Sự việc 2: Tiếp đến người ta sẽ cho cháu một ông bố
Một bác công nhân đi qua, thấy em buồn phiền, hỏi han thì biết được em rất đau khổ vì không có bố, bị lũ bạn chế giễu, đánh đập. Bác công nhân đó đưa em về nhà
 -> Xi- mông gắp bác Phi - líp.
+Sự việc 3: Tiếp đến Bỏ đi rất nhanh
Về đến nhà, mẹ em ra đón . Em đề nghị bác công nhân nhận làm bố mình. Mẹ em hổ thẹn, khổ đau. Sau đó được bác Phi-líp nhận lời em rât vui-> Bác Phi-líp đưa em về nhà.
+ Sự việc 4: phần còn lại ngày hôm sau đến trường Xi-mông hãnh diện tuyên bố:,,,, Lũ bạn la hét chế giễu. Em sẵn sàng đương đầu với bọn chúng. -> Ngày hôm sau ở trường của Xi-mông.
-Truyện có ba nhân vật có tên: Xi-mông, Bác Phi-líp, Chị Blăng-sốt.
II.Đọc - Hiểu văn bản.
1. Nhân vật Xi-mông.
- Xi-mông là một bé trai khoảng 7,8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
- Xi -mông có hoàn cảnh đặc biệt.
-Tâm trạng của Xi-mông lúc ở bờ sông.
- Tâm trạng của Xi-mông khi về nhà.
*Tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông.
-Xi-mông ra bờ sông với mục đích là tự vẫn, vì em không có bố đến trường học bị các bạn chế giễu, trêu trọc.
- Xi -mông cảm thấy buồn, chán, đau đớn.
-Em khóc. cảm giác uể oải sau khi khóc, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào...
- ý định đó không thực hiện được vì cảnh đẹp hai bên bờ sông đã lôi cuốn em làm cho em cảm nhấy nhẹ nhõm khoan khoái... bắt nhái...em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Sự xuất hiện đúng lúc và lời động viên của bác Phi-líp đặc biệt là khi được bác nhận làm bố em.
- Em hết cả buồn, em vươn hai cánh tay nói...
-> Xi-mông là em bé có lòng tự trọng cao, nhưng rất ngây thơ hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu. Em có khát vọng chính đáng của một đứa trẻ trong trắng ngây thơ.
-Tác gỉa thành công ở nghệ thuật miêu tả trực tiếp suy nghĩ và hành động của nhân vật, miêu tả gián tiếp qua lời nói, giọng nói nghẹn ngào...
-> Niềm thương cảm của nhà văn với một đứa trẻ tội nghiệp, tác giả ngầm lên án những kẻ bội bạc, lừa dối...
2. Nhân vật Blăng-sốt.
- Chị là cô gái đẹp nhất vùng, một cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muồn cấm đàn ông..
- Chị tê tái đến tận xương tủy, chi ôm con hôn lấy, hôn để, nước mắt lã chã.
- Chị hổ thẹn lặng ngắt và quằn quại đau đớn, dựa vào tường , hai tay ôm ngực.
-> Chị Blăng-sốt là cô gái xinh đẹp, rất đứng đắn, rất có đức hạnh chẳng qua là vì nhẹ dạ cả tin lên bị lừa dối.
- Chị là người mẹ rất mực yêu thương con, có lòng tự trọng cao.
-Chị ăn ở sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp.
-> Nhà văn thể hiện lòng thương cảm và thái độ trân trọng đối với người thiếu phụ lao động nghèo trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.
3. Nhân vật Phi-líp.
- Là một người công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, có cái nhìn nhân hậu...
- Khi nghe Xi-mông nói bác nghiêm mặt lại...
- Bác hiểu không thể bỡn cợt được vơí người phụ nữ này.
-Bác đã nhận làm bố của Xi-mông. Mặc dù lúc đầu bác chỉ coi là chuyện đùa nhằm an ủi Xi-mông. Chi tiết đó đã cứu vớt được tâm hồn Xi-mông, đặt cho Xi-mông niềm tin vào cuộc sống.
- Phi-líp là một người thợ có vóc dáng cao lớn và tâm hồn đẹp, có lòng nhân hậu rộng lớn.
- Bác đã đem lại hạnh phúc cho một người thiếu phụ đã một lần lầm lỡ có được niềm tin vào cuộc đời.
III. Tổng kết.
- Tâm trạng của Xi-mông được diễn ra từ buồn đến vui.
- Tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại, hổ thẹn.
- Tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp thì vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
- Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật.
- Các bạn của Xi-mông ở trường là những kẻ đáng trách nhất.
Vì: Bạn của mình đã gặp bất hạnh ( không có bố) đáng lẽ ra phải thương yêu bạn, giúp đỡ bạn, đằng này lại cư xử tàn nhẫn: chế giễu, đánh đập bạn đến nỗi bạn đau khổ, tủi nhục muốn nhảy xuống sông tự vẫn.
- Câu chuyện nhắc nhở chúng ta tuổi nhỏ cần có lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người, cảm thông trước những đau khổ bất hạnh của người khác.
* Ghi nhớ: SGK/144
IV. Luyện tập.
Tập phân tích nhân vật Xi-mông.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà tóm tắt truyện, kể lại truyện
- Chuẩn bị tiếp bài: Ôn tập truyện

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 151-152 - VH.doc