Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Chủ đề 4: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Chủ đề 4: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận

Chủ đề 4 : RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS :

- Hệ thống hoá chặt chẽ đặc điểm văn nghị luận

- Thấy được văn nghị luận gồm các tiểu loại : nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Biết đưa ra luận điểm và biết l;ập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.

- Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học.

B. Chuẩn bị :

- GV nghiên cứ tài liệu, soạn giáo án.

- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2599Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Chủ đề 4: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/ 01/ 2010 Ngày dạy : 12/ 01/ 2010
Chủ đề 4 : RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hệ thống hoá chặt chẽ đặc điểm văn nghị luận 
- Thấy được văn nghị luận gồm các tiểu loại : nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Biết đưa ra luận điểm và biết l;ập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.
- Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học.
B. Chuẩn bị : 
- GV nghiên cứ tài liệu, soạn giáo án.
- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Các bước dạy học chủ đề 4:
Tiết 19 : Ôn tập văn nghị luận
Ngày dạy : 12/ 01/ 2010
* Ổn định lớp
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài:
* Tiến trình tổ chức dạy hoc :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
Nhóm 1: Kể tên một số văn bản nghị luận mà em đã được học?
- GV giới thiệu thêm một số văn bản nghị luận ở lớp 9
Nhóm 2 : Thế nào là văn nghị luận?
Nhóm 3: Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
Nhóm 4: Lập ý cho bài văn nghị luận? 
Hoạt động 2 : 
- GV giới thiệu một số đề văn nghị luận
Hoạt động 3: Dặn dò
I. Ôn tập đặc điểm văn nghị luận
Nhóm 1:
Một số văn bản nghị luận đã học
(Theo SGK NV lớp 7, lớp 8,)
Nhóm 2:
Đặc điểm chung 
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng,quan điểm nào đó.
- Muốn thế,văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Nhóm 3:
Luận điểm, luận cứ và lập luận:
a. Luận điểm
 Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán
 Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
b. Luận cứ
 Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
c .Lập luận
 Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ ,hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
 Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một v/đ để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đ/v đề đó. Tính chất của đề như: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ phản bácđòi hỏi bài làm phải vận dụngcác phương pháp phù hợp.
Nhóm 4:
Lập ý cho bài văn nghị luận
- Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn
a.Tìm hiểu đề
b.Lập ý cho đề bài:
Chứng minh
- Xác định luận điểm:
- Tìm luận cứ: 
Giải thÝch
- Xây dựng lập luận:
II. Đề văn nghị luận:
Đề văn chứng minh :
a. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
 2. Đề văn giải thích :
a. Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
b. Đức tính trung thực, lòng nhân đạo...
III. Bài tập về nhà :
- Nắm chắc đặc điểm văn nghị luận
- Tìm hiểu một số đề văn nghị luận.
- Tìm hiểu trước các bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong SGK lớp 9
D. ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH K.H:
 ....................................................................................................................................... 
Ngày soạn : 17/ 01/ 2010 Ngày dạy : 18 / 01/ 2010 
Chủ đề 4
Tiết 20 : Luyện tập cách làm bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Biết bày tỏ quan điểm rõ ràng, mạch lạc
B. Chuẩn bị :
- GV : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án; phiếu học tập.
- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS:
* Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày:
Nhóm 1: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Nhóm 2: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức
Nhóm 3: Nêu các bước tiến hành và dàn ý chung
Nhóm 4: Hãy chọn đề bài nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
(Trên phiếu học tập)
Hoạt động 2: Luyện tập
 Lập dàn ý và viết đoạn văn cho một trong 3 đề văn trên 
(HS tuỳ chọn đề bài)
Hoạt động 3: Bài tập về nhà 
I. Ôn tập đặc điểm văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
Nhóm 1: Nghị luận sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
- Bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Nhóm 2:
- Nội dung: nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng mặt sai, mặt lợi, mặt hại..chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ.
- Hình thức: bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
Nhóm 3: Các bước tiến hành và dàn ý chung:
- Tìm hiểu kĩ đề bài
- Lập dàn ý
MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng
TB: Liên hệ thực tế, phân tích mặt đúng sai, đánh giá, nhận định.
KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
- Viết bài và sửa chữa.
Nhóm 4:
1. Nỗi đau chất độc màu da cam, đôi điều suy nghĩ
2. Hiện nay có hiện tượng vứt rác bừa bãi. Em hãy viết bài văn giúp mọi người ý thức hơn về rác thải.
3. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về Người.
II. Luyện tập
VD : Đề 3:
MB : Giới thiệu khái quát về Bác Hồ.
TB : Phân tích những công lao to lớn, vĩ đại của Hồ Chí Minh với dân tộc và nhân loại.
+ Đối với dân tộc Việt Nam : Bác tìm ra con đường đưa dân tộc thoát khỏi nô lệ...
+ Đối với thế giới : Người đã đóng góp tư tưởng tiến bộ, gắn kết tình cảm quốc tế........
+ Bác là một con người không ngại khó, không ngại khổ, giàu lòng nhân ai, mưu trí, dũng cảm....
KB : Kết luận về Người. Tình cảm của em đối với Bác...
III. Bài tập về nhà :
- Nắm chắc nội dung bài học
- Tập viết các bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Tìm hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí
D. ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH K.H:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày duyệt : 18/ 01/ 2010
Người duyệt :...........................
................................................
...............................................
Một con người - Một cuộc đời - Một dân tộc
Nói đến Việt Nam, bè bạn quốc tế đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Mình, nói về Người bằng tình cảm tôn trọng và khâm phục. Từ lâu hình ảnh của Người trong con mắt họ đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ - một dân tộc anh hùng, mà ở đó con người thật hiền hoà, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất, nhưng cũng vô cũng dũng cảm, kiên gan trong đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho chính mình.
Biết về Bác, thăm quê Bác, thăm ngôi nhà Người đã từng sinh sống khi nhỏ, theo dấu chân bác trên suốt con đường hoạt động cánh mạng qua các di tích, được nghe kể về Bácchúng ta càng thấy kính nể Người hơn, và mới phần nào thấu hiểu tại sao cả dân tộc Việt Nam chúng ta coi người như Cha, thờ ảnh Người ở những nơi trang trọng nhất và gọi Người bằng cái tên gần gũi nhất. Không ai có thể đếm được hết các vì sao trên bầu trời, bởi mỗi vì sao đó là hiện thân, là hiện hữu cho chính công lao, cho tình cảm mà Bác đã dành cho cả dân tộc Việt Nam chúng taCái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân. Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn, bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng. Đó cũng là hiện thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực. Một vị lãnh tụ đáng kính với căn nhà ba gian (Nhà 58 – Khu Di tích Phủ Chủ tịch), hay sau đó là một ngôi nhà sàn đơn sơ. Nếu có ai đó được biết đến các giai thoại về mấy lần chuyển nhà của Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch thì còn có thể hiểu sâu sắc hơn nữa cái chất giản dị nơi Bác. Chính sự giản dị đó đã làm kinh ngạc bao vị khách cao cấp quốc tế, các nhà bác nước ngoài khi đến thăm nơi ở và làm việc của Bác. Ai đã từng vào thăm Phủ Chủ tịch và được thăm nơi Bác làm việc, tiếp khách, nghe giới thiệu về những ngày bác làm việc nơi đây, thì còn kinh ngạc hơn về tấm lòng một lòngi vì dân, vì đời nước của Bác. Thăm căn nhà 67, không ai không thấy bùi ngùi thương Bác. Thương Bác bởi Bác không còn với chúng ta nữa, thương Bác bởi Bác không thể được hưởng trọn niềm vui toàn thắng của dân tộc. Càng thương Bác ta càng thấy tôn trọng Bác hơn, yêu Bác hơn, tự hào về Bác hơn, từ hào về dân tộc Việt Nam của chúng ta hơn.
Cuộc đời hoạt động cánh mạng, hiến dâng đời mình cho lý tưởng cách mạng đã phác hoạ cả một giai đoạn lịch sử của một dân tộc từ bùn đen nô lệ vùng lên giành lại tự do, làm gương sáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Người là kết tinh tinh của dân tộc, là đại diện tiêu biểu nhất cho một dân tộc, là người con, người cha của một dân tộc anh hùng, kiên trung.
Một con người - Muôn vàn tình yêu thương
Cả cuộc đời, Bác đã dành trọn tình yêu thương của mình cho đồng loại, cho dân tộc. Đó là một thứ tình cảm được thể hiện bằng chính những cử chỉ nhỏ nhất đến những hi sinh cao cả nhất: Bác sẵn sàng nhường miếng cơm ít ỏi của mình cho người khác, bớt lại từng hạt gạo giúp đồng bào qua cơn hoạn nạn, hi sinh cả tình cảm riêng tư của mình cho cách mạng, cho dân tộc. Đó là những tính cách đã đi vào bản chất của mỗi con người Việt Nam, được tôi luyên qua lửa đạn chiến tranh, qua gian nan đời thường. Nhưng ở Bác cái thứ tình cảm đó dường như có gì đó thiêng liêng hơn, trân trọng hơn, không bởi một lẽ Bác là lãnh tụ của chúng ta.
Người dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Đúng vậy, có ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Mình, và cũng chẳng có ai yêu Bác Hồ Chí mình bằng các em nhi đồng. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả một biển cả tình yêu, một tình yêu bao la, không bao giờ cạn.
Sinh thời, Chủ tich Hồ Chí Minh k ... ủa những giá trị và truyền thống dân tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này".
Tiến sĩ M.AMÉT
Giám đốc UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
" Để hiểu ý nghĩa của bản Nghị quyết của UNESCO, tôi hình dung Hồ Chí Minh là người đem lại ánh sáng, ánh sáng văn hóa, ánh sáng cách mạng cho nhân dân ta và góp phần đem lại ánh sáng cho nhân dân nhiều nước khác, để xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của các dân tộc bị áp bức...
Sự nghiệp văn hóa lớn lao nhất, quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã huy động sức mạnh của truyền thống 4000 năm văn hiến của dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa của thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại cho nhân dân ta quyền làm người, quyền được sống một cuộc sống xứng đáng với con người. Sự nghiệp đó trả lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa Việt Nam, cũng là một sự nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, từng bước tiến lên thanh toán chủ nghĩa thực dân, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hóa của loài người.
Sự nghiệp văn hóa của Hồ Chí Minh đem đến cho kho tàng văn hóa thế giới những giá trị lớn, thể hiện khát vọng của nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân tộc cơ bản, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mỗi dân tộc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và phát triển sự hiểu biết với các dân tộc khác".
"... Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam và của loài người, với ý nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu Nhà văn hóa. Ở Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn gắn liền với nhà nhân văn lớn, phát huy truyền thống của một dân tộc "văn hiến".
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn, vì cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương về nhân sinh quan và thế giới quan cao đẹp, làm sáng lên một chủ nghĩa nhân văn trùng với những ước mơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc, kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người".
"... Đổi mới và văn hóa quan hệ mật thiết với tư tưởng Hồ Chí Minh như hình với bóng... Nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa đựng biết bao giá trị, giá trị đó nói cho cùng là giá trị văn hóa mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu"
Cố thủ tướng PHẠM VĂN ĐỒNG
" Sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của của người, một cuộc sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa".
"...Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, nhưng cũng rất coi trọng văn hóa. Văn hóa là sức mạnh cơ bản của mọi dân tộc, của mỗi một con người. Dân tộc Việt Nam đã từng bị đô hộ 1000 năm, nhưng vẫn tồn tại và phát triển, vì Việt Nam giữ vững được dân chủ ở cơ sở, xóm làng, giữ được nền văn hóa truyền thống lâu đời.
Bác Hồ, văn hóa là sự kết tinh văn hóa nghìn năm của đất nước Việt Nam trên cơ sở đổi mới, kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa của nhân loại, tinh hoa của Sếch-spia, Vích-to Huy-gô, Lỗ Tấn, v.v...tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin...
Bác Hồ là nhà văn hóa kiệt xuất, là sự kết tinh tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam và phần nào đó là tinh hoa văn hóa của nhân loại."
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
[right][size=1][url=]Copyright © Diễn Đàn Sài Gòn - SGVN - Posted by Tuệ Minh[/url][/size][/right]   
Ngày soạn : 23/ 01/ 2010 Ngày dạy : 26/ 01/ 2010
Chủ đề 4 
Tiết 21 : Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết bày tỏ quan điểm rõ ràng, mạch lạc
B. Chuẩn bị :
- GV : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án; phiếu học tập.
- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS:
* Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hoạt động 1:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày:
Nhóm 1: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Nhóm 2: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức?
Nhóm 3: Nêu các bước tiến hành và dàn ý chung
Nhóm 4: Hãy chọn đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
(Trên phiếu học tập)
Hoạt động 2: Luyện tập
 Lập dàn ý và viết đoạn văn cho một trong các đề văn trên 
(HS tuỳ chọn đề bài)
Hoạt động 3: Bài tập về nhà 
 I. Ôn tập đặc điểm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
Nhóm 1:
- Bàn về một tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người.
- Các tư tưởng, đạo lí được đúc kết trong các câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu, khái niệm....
VD : - Có chí thì nên; học đi đôi với hành; không có gì quý hơn độc lập tự do.
Nhóm 2: 
- Nội dung : làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích..., để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Hình thức: bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực, lời văn chính xác...
Nhóm 3: 
- Vận dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp
- Dàn bài :
MB : Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bình luận.
TB : 
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
KB : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý kiến khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Nhóm 4: 
Đề bài :
1. Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
2. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Chân, tay, tai, mắt, miệng”.
3. Suy nghĩ từ câu ca dao :
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi nền, mặc ai !
4. Đức khiêm tốn và lòng dũng cảm.
II. Luyện tập:
VD Đề 3:
MB : Giới thiệu về tính tự chủ, kiên định
TB : 
+ Thế nào là tự chủ
+ Phân tích mặt đúng
+ Phân tích những hạn chế.
KB : Cần kiên định, tự chủ nhưng phải phù hợp hoàn cảnh, tránh sa vào duy lí trí 
III. Bài tập về nhà:
- Nắm vững nội dung bài học.
- Tập viết bài văn (chọn các đề trên)
- Chuẩn bị cho bài nghị luận văn học
D. ĐÁNH GIÁ - ĐIÈU CHỈNH K.H:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày duyệt : 25/ 01/ 2010
Người duyệt : ........................
..............................................
..............................................
Tìm hiểu đề và lập ý “sách là người bạn lớn của con người”
Tìm hiểu đề
 _ Nêu lên ý nghĩa quan trọng của sách đối với con người
 _ Đối tượng và phạm vi nghị luận là bàn về ích lợi của sách và thuyết phục mọi người có thói quen đọc sách
 _ Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định
 _ Đòi hỏi người viết phải giải thích được “sách là gì”,phân tích và chứng minh ích lợi của việc đọc sách từ đó khẳng định “sách là người bạn lớn của con người”và nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng đối với sách
Lập ý cho đề bài:
 a. Xác định luận điểm:
 Khẳng định việc đọc sách là tốt,là cần thiết,không có gì để thay thế được
 b. Tìm luận cứ:
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để xây dựng các ý sau:
_ Sách là kết tinh của nhân loại 
_ Sách là một kho tàng kiến thức phong phú,gần nhu vô tận,khám phá và chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống.
_ Sách đem lại cho con người lợi ích,thõa mãn nhu cầu hưởng thụ va phát triển tâm hồn,trí tuệ của con người.
 c.Xây dựng lập luận
_Bắt đầu từ việc nêu lên lợi ích của việc đọc sách
_ Đi đến kết luận khẳng định “sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người có thói quen đọc sách
_ Bố cục của văn nghị luận có 3 phần:
 + Mở bài : nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát,tổng quát).
 + Thân bài : trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ,mỗi đoạn có một kuận điểm phụ ).
 + Kết bài : nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng,thái độ,quan điểm của bài.
_ Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần , người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như : suy luận như quả , suy lyận tương đồng.
II.Luyện tập.
 Bài tập
Bài văn nêu tư tưởng : mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới trở nên tài giỏi ,thành đạt.
Tư tưởng thể hiện ở những luận điểm
_ Ít người biết học cho thành tài ( câu đầu mang luận điểm này )
_ Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài ( câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh Xi )
Bố cục gồm 3 phần :
_ Mở bài : Câu dầu “ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài” 
_ Thân bài : Danh hoa à Phục Hung
 + Câu chuyện Đơ vanh _ Xi vẽ tứng đóng vai trò minh họa cho luận đểm chính.
 + Phép lập luận là suy luận nhân quả 
_ Kết bài : Phần còn lại
 + Phép lập luận suy luận cụ thể - khái quát
 + Kết hợp suy luận nhân quả. Nhân là cách học, quả là thành công
. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát,có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội
Ví dụ “sách là người bạn lớn của con người”là một kết luận có tính khái quát,có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội ,mang tính nhân loại 
 2.Lập luận cho luận điểm “sách là người bạn lớn của con người”
_ Vì sao nêu ra luận điểm này ?Con người không chỉ có nhu cầu về đời sống vật chất mà cón có nhu cầu vô hạn về đời sống tinh thần.Sách là món ănquí cho đời sống con người .
_ Luận điểm có những nội dung gì ?
 + Sách là kết tinh trí tuệ của nhân loại.
 + Sách giúp ích nhiều cho con người 
_ Luận điểm có cơ sở thực tế không ?Việc đọc sách là 1 tực tế lớn của xã hội 
_ Luận điểm có tác dụng động viên nhắc nhở mọi người.
Kết luận làm thành luận điểm
Truyện “thấy bí xem voi”
_Kết luận : muốn hiểu biết đầy đủ về 1 sự vật,sự việc,phải nhận xét toàn bộ sự vật sự việc ấy.
_ Lập luận :
 + Không hiểu biết toàn diện thì chưa kết luận 
 + Nhận biết sự vật từ nhiều góc độ 
 Thực tế cho thấy thầy bói chỉ nhìn ở góc độ đã kết luận thì là không hiểu và đành giá sai sự vật.
Truyện”ếch ngồi đáy giếng”
 _ Kết luận : tự phụ kiêu căng ,chủ quan sẽ dẫn đến thất bại thảm hại .
 _ Lập luận : 
 + Tự phụ chủ quan dẫn đến sự lầm tưởng coi mình là trên hết.
 + Va vào thực tế,sự yếu kém kia dẫn đến thất bại thảm hại.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan nghi luan.doc