Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2009

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2009

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Trích)

 - Lê Anh Trà -

Soạn : 14-8-09

Giảng : 17-8-09

A. Mục tiêu cân đạt

1.Kiến thức : Học sinh phân tích được đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tich HCM: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .

2.Kĩ năng Đọc, phân tích văn bản nhật dụng .

3.Thái độ Kính yêu, tự hào về Bác ; tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo guơng Bác Hồ vĩ đại.

B.Chuẩn bị của thầy và trò

1.Thầy

- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác , Tranh về lăng Bác

- Sách “Bác Hồ – Con người – phong cách” NXBTPHCM - 05

2.Trò

- Đọc kĩ văn bản, soạn phần Đọc, hiểu văn bản .

- Sưu tầm tranh chụp, vẽ về nơi ở và làm việc của Bác

C Phương pháp:

Phân tích, giải thích, giảng bình, so sánh đối chiếu, hoạt động nhóm.

D Các bước lên lớp

1.ổn định tổ chức (2)

GV.yêu cầu hs hát một bài hát về Bác

2.Kiểm tra bài cũ (2)

 

doc 298 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 128Bài 1 – Tiết 1: 
Văn bản
Phong cách Hồ Chí Minh (Trích)
 - Lê Anh Trà -
Soạn : 14-8-09 
Giảng : 17-8-09
A. Mục tiêu cân đạt 
1.Kiến thức : Học sinh phân tích được đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tich HCM: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
2.Kĩ năng Đọc, phân tích văn bản nhật dụng .
3.Thái độ Kính yêu, tự hào về Bác ; tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo guơng Bác Hồ vĩ đại.
B.Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy 
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác , Tranh về lăng Bác 
- Sách “Bác Hồ – Con người – phong cách” NXBTPHCM - 05
2.Trò 
- Đọc kĩ văn bản, soạn phần Đọc, hiểu văn bản .
- Sưu tầm tranh chụp, vẽ về nơi ở và làm việc của Bác 
C Phương pháp: 
Phân tích, giải thích, giảng bình, so sánh đối chiếu, hoạt động nhóm.
D Các bước lên lớp 
1.ổn định tổ chức (2’)
GV.yêu cầu hs hát một bài hát về Bác 
2.Kiểm tra bài cũ (2’)
GV.Kiểm tra hs về việc chuẩn bị bài ở nhà .
3.Tiến trình hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu:Giới thiệu đôi nét chính về HCM
- TG: 
- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về nơi sống và làm việc của Bác.
- Cách tiến hành:
 - .Cho hs thuyết minh những bức tranh, ảnh về nơi sống và làm việc của Bác mà các em sưu tầm được (GV uốn nắn lời thuyết minh của hs ). 
 GV: - “Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác. Học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách HCM là gì ? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy .
Hoạt động 2 : Đọc - Hiểu văn bản
- Mục tiêu:HS đọc diễn cảm văn bản, phân tích được phong cách sống và làm việc của HCM
- TG:
 - Đồ dùng: Tranh nhà sàn Bác Hồ
 Cách tiến hành:
GV.Hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết 
- GVđọc một đoạn 
- 2 hs đọc tiếp cho đến hết 
- Nhận xét cách đọc
H. Em hiểu thế nào là “phong cách” ?
- GV.Cho hs tìm hiểu chú thích 3,4,8,9,10,11 và giải nghĩa thêm :
+ Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước .
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ
H.Văn bản được viết theo kiểu loại nào ? Sử dụng phương thức biểu đạt chính nào.
- HS trả lời 
- GV.Chương trình Ngữ văn THCS có những văn bản nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái Văn bản “phong cách HCM” thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài.Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam nhất là lớp trẻ .
- Văn bản trích từ bài viết “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà in trong tập HCM và văn hoá VN, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990.
H.Dựa vào hệ thống câu hỏi, em hãy xác định bố cục văn bản?
- Phần 1: Từ đầu rất hiện đại (quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá HCM.
- Phần 2 : Tiếphạ tắm ao ( Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác )
- Phần 3 : Còn lại (Bình luận, khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM
GV.Gọi hs đọc phần 1
H. Nhắc lại luận điểm trong phần 1 là gì ?
- HS trả lời - GV chốt:
H. Theo em đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào ?
- HS trả lời
- GV. Vốn tri thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng .
H.Vậy vốn tri thức văn hoá đó thể hiện ở những mặt nào, em hãy tìm những chi tiết cụ thể ?
HS tìm và trả lời
GV chốt
GV.Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả , Bác đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá , cả ở phương Đông và phương Tây thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mĩ sống dài ngày ở Pháp , ở Anh . 
- Bác nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, đây là công cụ quan trọng bậc nhất để tìm hiếu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
- Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi bàn, lúc cuốc tuyết Qua công việc, qua lao động mà học hỏi .
- Người luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
H. Người tiếp thu văn hoá nước ngoài như thế nào?
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
GV.Gọi 1 hs đọc : Nhưng điều rất hiện đại 
H.Theo tác giả thì điều kì lạ nhất trong phong cách HCM là gì ? Vì sao có thể nói như vậy ?
- HS bày tỏ 
- GV. Đó là những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam (Chỗ độc đáo kì lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà, thống nhất những phẩm chất khác nhau trong con người HCM đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phường Tây, xưa và nay, dân tộc và Quốc tế, vĩ đại và bình dị
H. Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ở đoạn văn trên?
- HS trả lời
- GV: Tác giả đã kết hợp (đan xen) gữa lời kể và lời bình một cách tư nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới sâu sắc như Chủ Tịch HCM
H. Qua đó giúp em hiểu gì về con đường hình thành phong cách VH HCM ?
- Học sinh trình bày
- GV kl
GV.Chúng ta thấy vốn tri thức văn hoá của HCM thật là uyên thâm, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân dân thế giới, văn hoá thế giới như Bác Hồ. Đây cũng là một cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định .
- Nhưng đó không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động đầy gian truân .
 Vì vậy, HCM không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990)
I.Đọc, thảo luận chú thích 
1 Đọc
2 Thảo luận chú thích 
- Văn bản nhật dụng 
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
II.Bố cục : 3 phần 
.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM.
- Người tiếp xúc với văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới,nói và viết thạo nhiều thứ tiếng , làm nhiều nghề kiếm sống. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm .
->Người Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực .
- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị trong sáng, kết hợp giữa kể và bình .
=> Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất VN, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại .
4. Củng cố (4’)
GV. Có thể gọi 1 hs đọc lại đoạn 1
H. Nhắc lại những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học ? 
5. Hướng dẫn hs học bài (2’)
- Đọc toàn bộ đoạn trích, học nội dung tiết 1.
- Soạn tiếp câu hỏi 2,3,4 SGK
H: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. 
Bài 1 – Tiết 2 
Văn bản:
Phong cách Hồ Chí minh ( tiếp)
Lê Anh Trà 
Soạn : 15-8-09 
Giảng : 18.8.09
 Các bước lên lớp 
1.ổn định tổ chức (1’)
2. kiểm tra bài cũ (4’)
H. Phân tích con đường hình thành phong cách văn hoá HCM ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, cho điểm
3.Tiến trình hoạt động dạy học 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
- Mục tiêu:HS nêu hai luận điểm còn lại của văn bản, GV dẫn dắt vào bài.
 - TG:
 - Đồ dùng:
- Cách tiến hành:
H. Nêu các luận điểm tiếp theo cần tìm hiểu của văn bản? 
+ Luận điểm 2: Vẻ đẹp trong phong cách HCM thể hiện ở phong cách sống và làm việc của Người.
+ ý nghĩa phong cách HCM.
GV. Dẫn vào bài từ việc trả lời của hs 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
( tiếp) 
GV.Gọi hs đọc phần 2.
H. Vẻ đẹp trong phong cách HCM được thể hiện cụ thể ở những điểm nào?
- HS tìm và trình bày
- GV. Chốt (lối sống và làm việc)
H. Lối sống của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
+ Nơi ở, làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ .
+ Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp .
+ Tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm 
+ ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
GV. Cho hs quan sát bức ảnh chụp nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch Hà nội để phần nào nhận xét về phong cách sống của bác .
GV. Cho học sinh đọc vài câu thơ minh hoạ:
- “Nơi Bác ở: Sàn mây, vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ”
- “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà”
 (Tố Hữu)
GV. Bác không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước .
- Gọi hs đọc “ Tôi dám chắchạ tắm ao”
H. ở luận điểm này tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- HS trả lời
- GV. Tác giả đi kể kết hợp với lời bình, so sánh : Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy .
ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Chủ Tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị, đạm bạc mà lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
H. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổ của những con ngưòi tự vùi mình trong cảnh nghèo đói .
- Đây cũng không phải là cánh tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
-> Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên .
H. Lối sống của Bác giúp em gợi nhớ tới lối sống của các vị hiền triết nào?
- Tác giả đi so sánh đó là nếp sống của các vị hiền triết như: Nguyễn Trãi, Nguyễn bỉnh Khiêm một nếp sống thanh đạm, thanh cao .
=> Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách HCM. Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 Đọc hai câu thơ :
 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá 
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao .
-> Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao .
GV.Gọi một em đọc đoạn cuối 
H: Tác giả tiếp tục sử dụng nghệ thuật nào? gợi cho người đọc điều gì?
H:Vậy có thể khẳng định y nghĩa cao đẹp trong phong cách HCM là gì?
- Hoạt động nhóm nhỏ(3) – Trình bày – nhận xét – kết luận 
 Giống các vị danh nho xưa , họ không phải là tự thần thánh hoá làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần (bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui vẻ ) đây là một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống .
 Khác Bác có lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,  ...  ở mỗi mẫu.
Y/c h/s đọc kĩ đoạn văn và :
Xác định và phân tích 1 số BPTT từ vựng ? 
- H/S cần chỉ ra :
Y/c h/s so với bài làm của mình để công
nhận con điểm, nhận ra ưu nhược điểm.
Hoạt động 3: Gv nhận xét.
Nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của h/s.
- Ưu điểm:
+ Phần trắc nghiệm: Đa số các em làm chính xác phần trắc nghiệm.
+ Phần tự luận: Một số em làm tốt phần tự luận, chỉ ra được các biện pháp tu từ chính và phân tích rõ tác dụng những biện pháp nghệ thuật đã chỉ ra
( Huyền, Diệu, Phượng)
- Nhược điểm: Một số em chỉ ra được một số biện pháp nghệ thuật chính nhưng không phân tích được tác dụng của nó. Một số em chỉ ra nghệ thuật còn sai
(Hoàng , Sùng, Yến, Mai)
Hoạt động 4: Chữa lỗi
GV. Yêu cầu học sinh so sánh với đáp án với bài làm của mình, sửa theo đáp án.
- GV gọi điểm.
Hoạt động 1: Nêu mục tiêu của tiết học .
Hoạt động 2: HD h/s xây dựng đáp án, biểu điểm.
Y/c h/s nêu từng phần, từng câu hỏi và lần 
lượt trả lời đ nhận xét đ Gv KL.
 ( đáp án biểu điểm tiết 75 )
Hoạt động 3: Gv nhận xét chung.
- Phần trắc nghiệm: Một số em đã xác định chính xác đáp án.
- Phần tự luận: Đã biết chỉ ra chính xác hai tình huống trong hai truyện, biết lựa chọn tình huống để phân tích đáp ứng tương đối yêu cầu của đề bài (Huyền, Diêu, Phượng, Lịch, Sơn)
- Phần trắc nghiệm: Một số em sai ở câu 3
- Phần tự luận: Chưa chỉ ra tình huống mà đi phân tích ngay (Hoàng, Khánh,Thuỷ, Mai)
GV. Cho h/s tham khảo 1 số bài tự luận hay.
Hoạt động 4: HD chữa lỗi
GV. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi so với đáp án
I/ Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Đáp án
I/ Trắc nghiệm :
Câu 1: 
 Nối : 1- 3, 2 - 4, 3 - 5, 4 - 1, 5-2.
Câu 2:
 1 điểm : e
 1 điểm : c
Câu 3: (1 điểm )
 VD: - Viễn khách, viễn cảnh ...
 - Tứ tuần, tứ đại ...
 - Vấn danh, vấn an ...
II/ Tự luận : ( 6 điểm )
- 2 biện pháp chính đó là:
 + Điệp ngữ
 + Nhân hoá 
B/ Nhận xét :
1. Ưu điểm :
2. Nhược điểm :
C. Chữa lỗi
II /Trả bài kiểm tra văn
I/ Đáp án: ( tiết 75 )
II/ Nhận xét :
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
III. Sửa lỗi
4. Củng cố :
 - Gv nhấn mạnh những nhược điểm đề nghị h/s xem xét rút kinh nghiệm ...
? Qua 2 bài kiểm tra em tự rút ra cho bản thân bài học gì ?
5. HD h/s học bài :
 - Ôn tập kĩ toàn bộ phần Ngữ văn đã học trong học kì 1
 - Chuẩn bị tiết 81,82,83,84.
Bỏ
Tiết 87 Trả bài kiểm tra văn
Soạn : 31/12/2007
Giảng : 02/01/2008
A - Mục tiêu :
 - Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của h/s phần thơ, truyện hiện đại qua con điểm cụ thể.Từ đó rút ra ưu nhược điểm trong bài viết của h/s. 
- H/s có kĩ năng tự đánh giá bài làm của mình, tự sửa chữa những nhược điểm mình mắc phải 
- Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc sửa chữa nhược điểm. Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm cho những bài làm sau.
B - Chuẩn bị :
 Thầy : Chấm bài chính xác, bắt lỗi cẩn thận.
 Trò : Xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
Nêu mục tiêu của tiết học .
Hoạt động 2: HD h/s xây dựng đáp án, biểu điểm.
Y/c h/s nêu từng phần, từng câu hỏi và lần 
lượt trả lời đ nhận xét đ Gv KL.
 ( đáp án biểu điểm tiết 75 )
Hoạt động 3: Gv nhận xét chung.
- Phần trắc nghiệm: Một số em đã xác định chính xác đáp án.
- Phần tự luận: Đã biết chỉ ra chính xác hai tình huống trong hai truyện, biết lựa chọn tình huống để phân tích đáp ứng tương đối yêu cầu của đề bài (Hương, Thuý, Thu ...)
- Phần trắc nghiệm: Một số em sai ở câu 3
- Phần tự luận: Chưa chỉ ra tình huống mà đi phân tích ngay (Toán, Minh, Hoan ...)
GV. Cho h/s tham khảo 1 số bài tự luận hay.
Hoạt động 4: HD chữa lỗi
GV. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi so với đáp án
I/ Đáp án: ( tiết 75 )
II/ Nhận xét :
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
III. Sửa lỗi
4.Củng cố : 
Gv nhấn mạnh những nhược điểm để giúp h/s sửa sai, rút kinh nghiệm cho bài sau.5. HD h/s học bài: - Ôn kĩ phần văn học hiện đại. 
- Sưu tầm những bài thơ 8 chữ và tự làm những bài thơ 8 chữ ngắn.
 Ngày soạn : ../12/2009
 Ngày giảng : .../12/2009
Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ
A - Mục tiêu :
- Vận dụng các kiến thức về Văn, TV, TLV đã học để tập làm thơ 8 chữ.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ 8 chữ.
- H/s yêu thích, say mê làm thơ.
B - Chuẩn bị :
 Thầy : Một số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ .
 Trò : Tự làm một bài thơ ngắn 8 chữ ( chủ đề tự chọn ) , sưu tầm những bài thơ 8 chữ.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : (1) Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : (3)
 H: Nêu đặc điểm cơ bản của thể thơ 8 chữ ?
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học:
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.(1)
Từ việc trả lời k/n của h/s, Gv nêu mục tiêu 
của tiết học để h.s có thể vận dụng ...
Hoạt động 2 : HD h/s thực hành.(35)
GV. Gọi h/s đọc và nêu y/c bài tập 1.
H. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ?
- HĐ nhóm bàn 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày đ nhận xét đ Kl.
GV. Gọi h/s đọc khổ thơ, nêu y/c.
H. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với ND cảm xúc từ 3 câu trước ?
- HĐ nhóm 5 phút.
- Trình bầy đ nhận xét đ KL.
Đưa ra câu h/s tham khảo.
- Câu thơ phải đủ 8 chữ.
- Chữ cuối phải có khuôn âm “ương” hoặc 
“a” và mang thanh bằng, có thể :
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh
 ta.
GV. Đưa thêm bài tập này nhằm khẳng định, khắc sâu về phần lí thuyết.
 ( chuyển bài tập 3 xuống tiết sau )
- Y/c h/s hoạt động nhóm để các em được 
trình bầy sưu tầm của mình trong nhóm .
- Các nhóm tổng hợp kết quả, trình bày trước lớp .
 ( Thời gian hoạt động nhóm 13 phút )
- Trình bày 10 phút.
GV. Nhận xét chung các nhóm.
III/ Thực hành làm thơ 8 chữ:
1. Bài tập 1 : Điền từ.
... vườn ...
... qua ...
2. Bài tập 2: Làm thêm câu cuối của khổ thơ.
3. Bài tập 3 : Trình bày phần sưu tầm.
4. Củng cố: 
 - Gv chốt lại ND tiết học.
5. HD h/s học bài : 
 - Mỗi em sáng tác 2 bài thơ.
 - Tiết sau tiếp tục thực hành.
 Ngày soạn : ../12/2009
 Ngày giảng : /12/2009
Tiết 89 Tập làm thơ tám chữ
 (Tiếp theo )
A - Mục tiêu :
- Tiếp tục vận dụng lí thuyết để tự sáng tác ra tác phẩm của mình, trình bầy trước nhóm, lớp.
- Rèn kĩ năng làm thơ 8 chữ ( tự sáng tác ).
- H/s yêu thích, say mê làm thơ.
B - Chuẩn bị :
 - Thầy : HD kĩ các em về thực hiện việc sáng tác của mình với chủ đề tự chọn, phù hợp. Lưu ý đọc kĩ lí thuyết để viết đúng thể loại.
 - Trò : Tự làm hai bài thơ 8 chữ.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : (1) Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : (5)
 Các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị bài của các bạn nhóm mình.
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học:
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động1 : Khởi động.
Nêu mục tiêu của tiết học.
Hoạt động 2: HD h/s trình bày trước nhóm.
GV. Cho h/s hoạt động nhóm 10 phút, y/c các 
thành viên phải trình bày 2 tác phẩm của mình trước nhóm. Mỗi nhóm phải có thư kí ghi kết quả, cả nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung cho bài của bạn ...
- Lưu ý : Cách trình bày bài thơ, việc tách đoạn thơ, cách gieo vần, ND ...
- Ghi vào giấy A4 những tác phẩm hay của nhóm.
Hoạt động 3: Hd h/s trình bầy trước lớp.
Y/c mỗi nhóm chọn 5 tác phẩm hay nhất để 
trình bày trước lớp.
đ Cả lớp nhận xét đ Gv nhận xét.
 ( Gv có thể đóng những tác phẩm h/s đã lựa 
chọn vào thành 1 quyển )
- Gv đọc cho h/s nghe tác phẩm mà Gv đã chuẩn bị.
I/ Trình bày trước nhóm :
II/ Trình bày trước lớp :
4. Củng cố : 
 - Nhấn mạnh cách làm bài thơ tuộc thể thơ 8 chữ.
5. HD h/s học bài :
 - Tiếp tục đọc và sưu tầm các bài thơ thuộc thể thơ 8 chữ.
 - Tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hơn nữa thuộc thể thơ này.
 Ngày soạn: 25/12/2009
 Ngày giảng:26/12/2009
Tiết 90 
 Trả bài kiểm tra học kì I
A - Mục tiêu :
- Đánh giá kiến thức tổng hợp mà h/s đã được tiếp thu trong học kì 1 trong môn Ngữ văn. Khắc sâu một số kiến thức cơ bản về Văn, TV, TLV. 
- Rèn kĩ năng sửa chữa những lỗi thường mắc phải .
- Học sinh có ý thức khi chỉ ra lỗi và sửa sai.
B - Chuẩn bị :
 	Thầy : Chấm bài chính xác, bắt lỗi cẩn thận.
 	Trò : Xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C - Các bước lên lớp :
 	1. ổn định tổ chức : 
 	2. Kiểm tra bài cũ :
 	3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
 ND hoạt động của thầy - trò
 Nội dung
Hoạt động 1: 
HD h/s phân tích đề và xây dựng đáp án.
GV. Y/c h/s đọc lại đề và cho biết đề có mấy câu.
H. H. Em hãycho biết bài có mấy phần ,có nhiệm vụ gì ?
 ( Đáp án + Biểu điểm chấm do Sở giáo dục hướng dẫn)
GV. Y/c h/s đối chiếu giữa bài làm và đáp án.
GV treo bảng phụ có ghi sẵn đáp án cho HS đối chiếu.
Hoạt động 2:
 GV nhận xét chung
- Ưu điểm:
 - Đa số các em xác định chính xác yêu cầu của đề. Bài viết đã biết xây dựng bố cục rõ ràng , biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. Nhiều bài viết có nội dung sâu sắc, đầy đủ. (Huyền, Phượng Diêu.)
 - Nhược điểm: 
Câu 1: Một số em chưa chỉ ra được đâu là từ tượng hình, tượng thanh hoặc chưa đầy đủ.
Câu 2 : Một số bài viết nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ ý, một số bài viết sai chính tả như: Ma Hoàng, Khánh, Sùng
Câu 3: 
- Bài văn nhiều em viết còn sớ sài chưa đi sâu vào trọng tâm, mắc nhiều về cách dùng từ, đặt câu.câu văn , đoạn văn thiếu lô gích: như Sùng, Ma Hoàng, Mai
Hoạt động 3: HD chữa lỗi
GV. Yêu cầu những học sinh mắc những lỗi phổ biến lên bảng chữa
- Lỗi chính tả: Ma Hoàng, Sùng, Khánh.
 xửa – sửa
 (việc) giêng – riêng
 sung (quanh) – xung
 (tuy) trẳng – chẳng
 Sứng (đáng) – xứng ... 
- Lỗi dùng từ: Thắng, Khánh
VD: Vóc dáng thì miễn chê ...
- Lỗi về ngữ pháp: Yến, Hùng, 
(Dấu chấm phẩy không đúng chỗ hoặc không có dấu)
- Lỗi về bố cục: Mai , Sùng, Yến
GV. Cho học sinh tham khảo bài viết hay nhất (Huyền )
 Bài chưa đạt yêu cầu: Sùng
I Đề bài và đáp án:
1) Đề bài : Gv treo bảng phụ đã chép sẵn đề kiểm tra.
2) Đáp án: 
 câu 1:
a) Các từ tượng thanh: Chí choé,róc rách ,râm ran, chiêm chiếp, tí tách.
-Các từ tượng hình:Hì hục, rón rén, ục ịch, xanh xao,gập ghềnh.
b) phép ẩn dụ từ mặt trời ->cj\hỉ em bé ..-> thể hiện sự gắn bó
Câu 2:
a)- 6 câu thơ trên nằm ở phần gặp gỡ và đính ước- phần thứ nhất..
– Nội dung tả cảnh chị em Thuý Kiều bắt đầu trở về.
b) – Nâo nao..->Cảnh được nhân hoácảm giác một ngày vui đang cònmà đã linh cảm một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện .
Câu 3:
 Yêu cầu về ND: câu chuyện được kể với diễn biến hợp lý,Nêu rõ t/g địa điểm, nhân vật, sự việc, nguyên nhân, kết quả 
.- Biết kết hợp giữa kể tảchọn ngôi kể phù hợp.
Yêu cầu về hình thức;
Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần, ngôn ngữ mạch lạc, sinh động.
Không sai chính tả, ngữ pháp.
II.Cách cho điểm:
Theo đáp án GV đã được trang bị
III/ Nhận xét 
1. Ưu điểm :
2. Nhược điểm :
IV. Chữa lỗi :
V. Gọi điểm và đọc bài hay, yếu:
 4. Củng cố : 
 - Gv nhấn mạnh những lỗi thường mắc của h/s .
 - HS tự sửa lỗi và rút ra bài học kinh nghiệm.
5. HD về nhà : 
 - Chuẩn bị cho học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 ki I da chinh sua.doc