Tiết 112 : Con cò.
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3.Thái độ.
- Học sinh biết trân trọng yêu quí tình cảm của mẹ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Ngày soạn: 19 / 2 /2008 Ngày dạy: 21 / 2 /2008 Tiết 112 : Con cò. A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức. - Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru. -Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thể thơ, giọng điệu của bài thơ. 2.Kĩ năng. - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng. 3.Thái độ. - Học sinh biết trân trọng yêu quí tình cảm của mẹ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp. - Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 10’) 1.Cách lập luận trong VB Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten là gì? A. Quy nạp B. Diễn dịch C. Kết hợp quy nạp, diễn dịch D. So sánh dẫn chứng 2.Theo Buy -phông thì chó sói và cừu non đáng thương hay đáng ghét? A. Đáng thương B.Đáng ghét C. Vừa đáng thương, vừa đáng ghét D. Không đáng thương cũng chẳng đáng ghét 3. Thái độ của nhà thơ La Phông-ten đối với cừu non và chó sói như thế nào? A. Đáng thương B.Đáng ghét C. Vừa đáng thương, vừa đáng ghét D. Không đáng thương cũng chẳng đáng ghét 4. Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào? A. Khách quan chân thực, khái quát bản chất qui luật. B. Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh. C. Nhân hóa. D. Tình cảm thái độ riêng rõ ràng. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 2’) Tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng cao quý nhưng gần gũi đối với con người. Đã từ lâu hình tượng đó đã trở thành đề tài cho thi ca, nhạc họa đông tây kim cổ mà không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên đã góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam. Để hiểu được cảm xúc đó chúng ta cùng tìm hiểu bài. * Hoạt động 3: Bài mới. ( 76’) Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. - GV : Nêu yêu cầu đọc : Giọng thủ thỉ tâm tình như lời ru, chú ý điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi + đọc mẫu. - HS : Đọc - nhận xét. - GV : Đánh giá - sửa sai. - HS : Đọc đoạn 1. ? Nêu nội dung của đoạn ? ? Có mấy biểu tượng trong câu hát : Ngủ yên , ngủ yên , cò ơi chớ sợ.- Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng ? ? Lời mẹ ru cò hoà lẫn ru con . Từ đó em cảm nhận tình mẹ trong lời ru này thế nào ? và em cảm nhận được ý nghĩa nào của lời ru với tuổi thơ ? ? Có gì độc đáo trong hình thức thơ ở đoạn này ? ? Hình thức đó có tác dụng gì trong việc thể hiện khúc hát ru ở đoạn này ? ? Đọc tiếp đoạn 2 ? Nêu nội dung ? ? Trong khúc ru thứ hai, cò trắng mang những biểu tượng nào ? ? cảm nhận của em về hình ảnh thơ : Cánh của cò , hai đứa đắp chung đôi – cánh trắng cò bay theo gót đôi chân ? ? Những ước mong nào của người mẹ được bộc lộ trong lời ru này ? ? Thi sỹ , cánh cò trắng trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn . Em hiểu liên tưởng này như thế nào ? ? Từ đó , ước mong nào của mẹ được bộc lộ trong lời ru này ? ? Đọc đoạn 3 ? Cho biết nội dung của đoạn ? ? Trong khúc ru này cò xuất hiện với những hình ảnh biểu tượng nào ? ? Cảm nhận của em về hình ảnh : Dù ở gần con – dù ở xa con – Lên rừng xuống bể -cò sẽ tìm con – cò mãi yêu con ? ? Từ đó lời ru: Con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con gợi cho em cảm nghĩ gì về tình mẹ ? ? Từ cánh cò trong câu hát thành cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Liên tưởng này gợi cho em cảm nghĩ gì ? ? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ này là gì ? ? Từ đó , em cảm nhận được những ý nghĩa nào của lời ru trong đoạn thơ này ? I. Hướng dẫn đọc. II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. 1 . Lời ru tuổi ấu thơ. - hai biểu tượng : con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng. - Tình mẹ nhân từ rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương , đáng được che chở. - Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái - Vận dụng ca dao về con cò. Giọng thơ thiết tha , êm ái . - Tình mẹ bao la, sẵn sàng che chở. 2. Lời ru mong ước tuổi con học trò. - Biểu tượng bạn bè và biểu tượng của thi ca. - Hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp tươi sáng của tuổi thơ, được che chở , nâng niu. - Mong con được học hành và được sống trong tình cảm ấm áp , trong sáng của bè bạn. - Thi sỹ là người tạo ra cái đẹp , khơi gợi , bồi đắp những tình cảm đẹp của con người. - Mong tâm hồn con trong sáng, ấm áp làm đẹp cho cuộc đời. 3. Lời ru mong ước con khôn lớn, trưởng thành. - Biểu tượng hình ảnh người mẹ và biểu tượng cuộc đời nhân ái , bao dung. - Sự lận đận và đức hy sinh quên mình vì tình yêu con . - Yêu thương con bằng một tình yêu bền chặt, bao dung. - Lời ru mang theo những buồn vui của cuộc đời. - Những lời ru hôm nay còn chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. - Sử dụng linh hoạt các câu thơ tự do, ít vần, độ dài ngắn khác nhau. - Vận dụng trí tưởng tượng , liên tưởng mới lạ. - Lời ru là biểu hiện cao cả và đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho cuộc đời mỗi con người. * Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà . - Đọc bài đọc thêm SGK / 49. - Soạn bài : Mùa xuân nho nhỏ.
Tài liệu đính kèm: