Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 156: Đọc - Hiểu văn bản

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 156: Đọc - Hiểu văn bản

Tiết 156: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, thấy được tình cảm của nhà văn đối vơí con chó Bấc .

2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.

3.Thái độ.

- Bồi đắp thêm tình yêu thương loài vật sống xung quanh mình, từ đó có ý thức bảo vệ nuôi dưỡng các loài vật.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7)

? Tóm tắt đoạn trích Bố của Xi-mông ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông ?Từ câu chuyện của Xi-mông đã đem đến cho em bài học gì?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 156: Đọc - Hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 / 4 /2008 
Ngày dạy: 23 / 4 /2008 
Bài 31. Con chó Bấc
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
Giắc Lân-đơn
Tiết 156: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, thấy được tình cảm của nhà văn đối vơí con chó Bấc .
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
3.Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình yêu thương loài vật sống xung quanh mình, từ đó có ý thức bảo vệ nuôi dưỡng các loài vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7’)
? Tóm tắt đoạn trích Bố của Xi-mông ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông ?Từ câu chuyện của Xi-mông đã đem đến cho em bài học gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước chọn đề tài viết về các loài vật như Thơ ngụ ngôn của La- phông-ten, Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài hầu hết các tác phẩm đó đều được sử dụng nghệ thuật nhân hóa , song mỗi nhà văn có cái nhìn và đánh giá khác nhau về loài vật. Nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn đã kể chuyện về một con chó bị bắt cóc như thế nào và tình cảm của ông giành cho nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 36’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * sách giáo khoa .
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Giắc Lân-đơn ?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
GV nêu yêu cầu đọc - kể.
-Giọng đọc to, rõ ràng chú ý thể hiện sự giao lưu tình cảm giữa người và vật.
GV đọc, yêu cầu học sinh đọc.
?Kể tóm tắt cốt truyện?
GV yêu cầu học sinh đọc và nắm vững nội dung của các từ khó trong SGK/143.
? Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Người trần thuật là ai?
? Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau:
-Phần mở đầu?
-Tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc?
-Tình cảm của Bấc đối với chủ?
? Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần em hãy cho biết ở mỗi đoạn nhà văn muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
GV định hướng học sinh tiếp xúc văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc phần 1.
? Phần mở đầu đã trình bày điều gì?
? Khi sống trong nhà ông thẩm phán mói quan hệ giữa Bấc và gia đình ông chủ như thế nào?
? Khi gặp người chủ mới là Thoóc-tơn thì tình cảm của Bấc có chuyển biến như thế nào?
GV yêu cầu học sinh đọc phần 2.
? Vì sao trong tình cảm của Bấc lại có sự biến đổi như vậy? Lấy dẫn chứng minh họa?
? Cụ thể Thoóc-tơn đã chăm sóc Bấc như thế nào?
? GV đọc câu văn " Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!" câu văn đã thể hiện tình cảm cúa Thoóc-tơn đối với Bấc như thế nào?
? Cử chỉ, hành động đó khiến em cảm nhận gì về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc?
GV: Trong văn bản này chủ yêu tác giả muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với ông chủ nhưng trước khi nói về tình cảm của con chó Bấc nhà văn đã đề cập đến tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
? Cách trình bày vấn đề như vậy có tác dụng gì ?
GV yêu cầu học sinh đọc phần 2, 3
? Trước sự chăm sóc của Thoóc -tơn, Bấc đã cảm nhận được tình cảm đó như thế nào?
? Tâm trạng của Bấc được biểu hiện ra bên ngoài như thế nào?
? Qua biểu hiện trên em cảm nhận được Bấc là con vật như thế nào ?
GV: Vậy nét riêng trong việc biểu lộ tình yêu thương của Bấc so với ông chủ như thế nào.
GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn văn từ Tuy nhiên.... tỏa ra bên ngoài.
? So với các con chó khác của Thoóc-tơn, Bấc biểu hiện tình yêu thương với chủ khác như thế nào?
? Nhận xét cách miêu tả , quan sát của tác giả?
? Cảm nhận về cách biểu hiện tình cảm với ông chủ của Bấc ?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối.
? Một nét riêng nữa trong việc biểu hiện tình yêu thương của Bấc đối với ông chủ là nỗi lo sợ của nó. Bấc lo sợ điều gì? Vì sao?
? Em suy nghĩ gì về nghệ thuật miêu tả "nội tâm " Bấc của nhà văn?
? Nỗi lo sợ của Bấc khiến cho ta hình dung được gì về cuộc sống của những con người lao động tìm vàng nơi đây?
? Sự lo lắng của Bấc đã chứng tỏ tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn như thế nào ?
? Tình yêu thương của Bấc đối với ông chủ có ý nghĩa gì với mỗi chúng ta?
? Qua đoạn trích em cảm nhận được gì về tâm hồn và tài năng của tác giả?
GV khái quát toàn bài
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Đọc
-Trình bày
-Độc lập
-Đọc.
-Kể
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Khái quát
-Phát hiện
-Nhận xét
-Đọc
-Lí giải
-Phát hiện
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Nghe
-Suy luận
-Đọc
-Phát hiện
- Phát hiện
- Cảm nhận
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Đọc
-Suy luận
-Nhận xét
-Khái quát 
- Suy luận
-Liên hệ
-Cảm nhận
-Nghe
-Đọc ghi nhớ
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản.
*`.Tác giả, tác phẩm.
-Giắc Lân-đơn ( 1876-1916), là nàh văn Mĩ sống cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã ( 1903), Sói biển ( 1904), Nắng hanh ( 1906), Gót sắt ( 1907)...
- Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã ( viết 1903)
*.Đọc - kể.
- Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã , tác phẩm kể về chuyện những người dân Mĩ đi đào vàng ở vùng Bắc cực, Bấc bị bắt cốc đưa lên đó để kéo xe trượt tuyết cho những người đào vàng. Bấc qua tay nhiều ông chủ sóng chỉ đến khi Bấc sống cùng Giôn Thoóc-tơn, Bấc mới hiểu được tình cảm yêu thương của chủ, Bấc đã được Thoóc -tơn cứu sống và hai lần Bấc đã cứu sống Thoóc -tơn, khi chủ chết Bấc đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
*.Từ khó.
SGK/154
*.Cấu trúc văn bản.
-Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3, tác giả là người trần thuật.
-Đọan trích có bố cục ba phần:
+Phần mở đầu: Từ đầu đến khơi dậy lên được.
+Phần hai: Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc tiếp đến hầu như biết nói đấy
+Phần 3: Tình cảm của Bấc đối với chủ còn lại 
-Độ dài đoạn 3 dài hơn hai đoạn trước cộng lại -> tác giả chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
- Tác giả giới thiệu cuộc sống trước đây của Bấc.
-T/c là của những người cùng hội cùng thuyền khi đi săn, là trách nhiệm ra oai, hộ vệ cho lũ trẻ, với ông thẩm phán là tình bạn trịnh trọng đường hoàng.
-Tình thương yêu thực sự và nồng nàn, yêu đến tôn thờ, cuồng nhiệt.
-Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng của Bấc những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thứuc về nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh, còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy.
-Anh luôn chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ..
-Anh ngồi xuống chuyện trò lâu với Bấc
-Anh âu yếm đùa nghịch với Bấc...rủ rỉ bên tai
-Thoóc-tơn coi Bấc như là người bạn, như một người con của anh.
- Thoóc-tơn coi Bấc như là con người hẳn hoi, là đồng loại, là bạn bè. Giữa người và vật có mối giao cảm sâu sắc.
-> Cách trình bày vấn đề như vậy nhằm làng sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. 
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc.
-Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rủa...
-Nó bật vùng dậy...miệng cười, mắt long lanh... tư thế bất động...
-> Bấc là một chú chó tinh khôn và nhạy cảm, nó cảm nhận được tình yêu thương thực sự của Thoóc-tơn đối với nó. Tình cảm của nó được biểu hiện nồng nhiệt đối với chủ.
-Cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về.
-Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối...
- Bấc có cách biểu hiện riêng:
+ Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu...
+ Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh...
-Miêu tả chi tiết, quan sát tinh tế.
-> Cách biểu hiện tình cảm với ông chủ của Bấc rất đặc biệt và giữa Thoóc-tơn và Bấc đã có mối giao cảm, chủ yếu tình yêu thương ông chủ của Bấc được diễn đạt bằng sự tôn thờ.
-Nó sợ Thoóc-tơn cũng biến khỏi cuộc đời nó...vì thế nó không bao giờ dời ông chủ một bước ngay cả trong giấc mơ ....
-Nó lo sợ vì: Việc thay đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không có người chủ nào gắn bó với nó lâu dài...
-Miêu tả nội tâm sinh động, hấp dẫn bởi trí tưởng tượng phong phú.
->Cuộc sống khắc nghiệt của những người tìm vàng ở vùng bắc cực. Sinh mạng con người có thể bị tước đi bất cứ lúc nào mà Bấc đã được chứng kiến. 
-Tâm trạng lo lắng cho người Bấc yêu thương, nét tâm trạng rất người, rất cao cả.
-H/ả Bấc hiện lên cao đẹp đánh thức lương tri ở mỗi con người, làm thức dậy trong ta tình yêu thương con người.
III. Tổng kết.
-Tác gỉa là người có tình yêu thương bao la và lòng trân trọng đối với những người lao động nghèo ở nước Mĩ thời ông sống, vì họ có tình yêu thương ngay cả đối với loài vật.
-Nhà văn yêu quý loài vật, hiểu rõ về loài vật và có con mắt quan sát tinh tế.
* Ghi nhớ: SGK/154
IV. Luyện tập.
Qua câu chuyện con chó Bấc và ông chủ Thoóc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân mình tình cảm và cách ứng xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà tóm tắt đoạn truyện ,kể lại truyện
- Tập phân tích biểu hiện tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn.
- Chuẩn bị tiếp bài: Ôn tập tiếng Việt, kiểm tra 45 phút

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 156 - VH.doc