A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp (?). Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn. Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết được văn bản cho phù hợp.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo nội dung của SGK.
C. Tiến trình hoạt động
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN NS: 18/4/2009 Tiết 161 – 162 ND: 20/4/2009 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp (?). Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn. Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng. - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết được văn bản cho phù hợp. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo nội dung của SGK. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định GV hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS. Yêu cầu HS đọc bảng tổng kết trong SGK. ? Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản này? - HS nêu sự khác biệt giữa các kiểu văn bản. GV cho Hs lấy ví dụ. GV lưu ý HS một số nội dung và nhấn mạnh để Hs thấy sự khác biệt giữa các kiểu văn bản này. ? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu văn bản? HS nêu. GV chốt ý. ? Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? ? Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? Vì sao? ? Từ bảng tên, hãy cho biết mỗi kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại văn học có gì giống và khác nhau? Kể tên thể loại văn học. Mỗi thể loại ấy sử dụng phương thức biểu đạ nào? GV cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5’. Đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình, bổ sung. GV bổ sung , chốt, giảng kĩ để Hs phân biệt rõ ràng giữa kiểu văn bản và thể loại văn học. GV chú ý gợi mở để Hs hiểu rộng ra. ? TÁc phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào? Vì sao? Tiết 162 (ngày dạy: 21/4/2009) GV hướng dẫn HS ôn lại tinh thần tích hợp trong TLV. ? Đọc – hiểu văn bản và Tập làm văn có quan hệ với nhau như thế nào? HS thảo luận nhóm nhỏ, trình bày. GV lưu ý một số quan hệ giữa phần Đọc – hiểu và Tập làm văn: Mô phỏng, học phương pháp kết cấu, học diễn đạt, gợi ý sáng tạo. Đọc nhiều để học cách viết tốt; không đọc, ít đọc thì viết không tốt, khôn hay. ? Phần tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần văn và Tập làm văn? nêu VD chứng minh.. HS trình bày. GV chốt ý. GV hướng dẫn HS ôn tập các kiểu bài đã học trong chương trình lớp 9. GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi trong SGK. HS lập bảng hệ thống các kiểu văn bản , lần lượt trả lời các câu hỏi và điền thông tin vào cột tương ứng. I. Các kiểu văn bản đã học 1. Tự sự: Trình bày sự việc. 2. Miêu tả : Đối tượng là con người, vật, hiện tượng, tái hiện đặc điểm của chúng. 3. Thuyết minh: Trình bày làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan. 4. Nghị luận: Bày tỏ quan điểm. 5. Điều hành : Hành chính. 6. Biểu cảm: Cảm xúc. II.Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản 1. Văn bản tự sự và các thể loại văn học tự sự : Giống nhau : Kể sự việc. Khác nhau : - Văn bản tự sự : Xét về hình thức, phương thức. - Thể loại tự sự :Truyện ngắn, Tiểu Thuyết, Kịch. - Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự : Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu. 2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình : Giống nhau : Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo. Khác nhau : - Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi) - Tác phẩm trữ tình : Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ). 3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận : - Thuyết minh : Giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. - Tự sự : Sự việc làm dẫn chứng cho vấn đề bàn luận. - Miêu tả : Làm sáng tỏ vấn đề . III. Phần Tập làm văn trong chương trình THCS. IV. Các kiểu bài đã học trong chương trình lớp 9. Đặc điểm Văn bản thuyết minh Văn bản tự sự Văn bản nghị luận Đích (mục đích) Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng của đối tượng Trình bày sự việc Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò của vấn đề. Các yếu tố tạo thành Đặc điểm khả quan của đối tượng Sự việc Nhân vật Luận điểm Luận cứ Khả năng kết hợp (Đặc điểm cách làm) Phương pháp thuyết minh, giải thích Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định Hệ thống lập luận Kết hợp miêu tả, tự sự, thuyết minh 4. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lại toàn bộ chương trình tập làm văn - Chuẩn bị nội dung kiến thức ôn tập học kì. 5. Rút kinh nghiệm: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT NS: 19/4/2009 Tiết 163 ND: 21/4/2009 Mục tiêu cần đạt Giúp Hs: - Củng cố kiến thức về những bài thơ, truyện và tiếng việt đã học trong học kì II. - Nhận ra được những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình để từ đó có hướng phát huy và khắc phục. B. Chuẩn bị: GV chấm bài, sửa lỗi. HS ôn tập kiến thức C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: GV nêu mục đích của tiết trả bài. GV hướng dẫn HS thực hiện phần đáp án của các bài kiểm tra. Đối với phần tự luận, GV yêu cầu HS nêu chi tiết các nội dung kiến thức cần đảm bảo khi làm bài. I. Đáp án và biểu điểm: 1. Bài kiểm tra Văn (Phần thơ) I. Trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0.25đ): 1d, 2c, 3b, 4c, 5b, 6c, 7d, 8b, 9c, 10d, 11c, 12d II. Tự luận Câu 1: HS chép đầy đủ, đúng chính tả 5 khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (2đ). Sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25đ. Câu 2: HS phân tích được những nét tiêu biểu của hai khổ đầu bài thơ Sang thu: - Phân tích được sự biến đổi của đất trời lúc sang thu ở khổ đầu: + Ngọn gió se (nhẹ, khô, hơi lạnh) mang theo hương ổi đang vào độ chín. + Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ tình thái: bỗng, hình như. - Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được tác giả cảm nhận tinh tế qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế Sương thu nhẹ nhàng, chuyển động chậm. Dòng sông trôi thanh thản (dềnh dàng), Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tìm nơi trú ẩn cho mùa đông sắp tới. Đám mây mùa hạ vắt nữa mình sang thu – nghệ thuật nhân hoá độc đáo. 2. Bài kiểm tra Văn (phần truyện) I. Trắc nghiệm: 1c, 2a,3b, 4c, 5a, 6b, 7a, 8c, 9b, 10b, 11c, 12a. (Mỗi câu đúng được 0.25đ) II. Tự luận: Câu 1: HS nêu đuợc tình huống truệyn trong truệyn ngắn Bến quê: Nhĩ là một con người từng trải, đã đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng chưa bao giờ đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng ngay sát của sổ nhà mình. Cuối đời, Nhĩ phải nằm liệt trên giường vì mắc bệnh hiểm nghèo. (2đ) Câu 2: HS nêu được đặc điểm chung của 3 cô gái thanh niên xung phong (2đ) + Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc nguy hiểm, ác liệt. + Đều là những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm , tình đồng đội gắn bó, nhiều ước mơ, hay mơ mộng - Nét riêng: (2đ) * Nhân vật Thao: từng trải, thích chép bài hát, rất bản lĩnh nhưng lại sơ máu và con vắt. * Nhân vật Nho: Có vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu, rất gan góc, thích thêu thùa. * Nhân vật Phương Định: Là con gái Hà Nội,khá đẹp, được nhiều người để ý.Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.Yêu mến những người đồng đội.Dũng cảm tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - HS có những cảm nhận về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ (1đ) 3. Bài kiểm tra Tiếng việt Trắc nghiệm: 1a, 2c, 3b, 4b, 5c,6d, 7c, 8d, 9c, 10d, 11c, 12b.(Mỗi câu đúng được 0.25đ) Tự luận: Câu 1: Học sinh nêu được khái niệm nghĩa tường minh (1đ), nghĩa hàm ý (1đ). - Chỉ ra câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài may để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. (1đ) - Nội dung của hàm ý: “ Ngài phải cúi đầu thấp trước quan trên, ngài ngửng đầu lên cao đối vớ dân đen” . Hàm ý sâu xa hơn: “Ông là kẻ nịnh trên, nạt dưới” (2đ) Câu 2: Các phép liên kết: - Giống, ba, già, ba con: Phép lặp. (1đ) - Vậy: Phép thế. (1đ) GV lần lượt nhận xét ưu khuyết điểm qua từng bài làm của HS. GV chú trọng vào những bài làm điểm thấp, những HS chưa biết cách làm bài phần tự luận. Tuyên dương những HS được điểm tốt. GV phát bài cho Hs để HS rút ra từng ưu khuyết điểm của mình để từ đó phát huy và khắc phục. GV lấy điểm vào sổ. II. Nhận xét và sửa lỗi. 4. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị văn bản “ Tôi và chúng ta”. 5. Rút kinh nghiệm: Kết quả. Lớp TS HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A3 Văn Văn TV 9A4 Văn Văn TV
Tài liệu đính kèm: