Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A Mục tiêu bài học.
- Học xong bài này, học sinh đạt được :
1. Kiến thức: Hiểu phương pháp thuyết minh những vấn đề trưù tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
3. Thái độ: Chấp nhận sử dụng các yếu tố nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập.
-Học sinh: Lập dàn ý đề bài thuyết minh về chiếc nón
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5 )
?Muốn cho bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn, ngoài các phương pháp thuyết minh đã được học người ta còn sử dụng biện pháp nào?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài . ( 1 ).
Tiết học trước các em đã thấy được vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. Để giúp các em biết vận dụng các kiến thức đã học được, chúng ta cùng làm 1 số bài tập.
Ngày soạn: / / 06 Ngày giảng: / / 06 Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A Mục tiêu bài học. - Học xong bài này, học sinh đạt được : 1. Kiến thức: Hiểu phương pháp thuyết minh những vấn đề trưù tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. 3. Thái độ: Chấp nhận sử dụng các yếu tố nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập. -Học sinh: Lập dàn ý đề bài thuyết minh về chiếc nón C. Tổ chức các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ ) ?Muốn cho bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn, ngoài các phương pháp thuyết minh đã được học người ta còn sử dụng biện pháp nào? *Hoạt động 2: Giới thiệu bài . ( 1’ ). Tiết học trước các em đã thấy được vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. Để giúp các em biết vận dụng các kiến thức đã học được, chúng ta cùng làm 1 số bài tập. *Hoạt động 3: bài mới . ( 37’ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - chia lớp thành ba nhóm, nêu nhiệm vụ. -Nhóm 1: Tổ 1 thuyết minh về cái quạt. -Nhóm 2: Tổ 2 thuyết minh về cái bút. -Nhóm 3: Tổ 3 thuyết minh về chiếc nón lá. - Nhiệm vụ của các nhóm là: Xác định yêu cầu của đề , lập dàn ý chi tiết, viết mở bài. -Bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động. (Thời gian 20 phút ) -Dựa trên sự chuẩn bị bài ở nhà. - yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Yêu cầu: + trình bày dàn ý. +phương án sử dụng các biện pháp nghệ thuật. +Trình bày bài viết hoặc mở bài. -Giáo viên nhận xét khái quát đánh giá cho điểm các nhóm. - hướng dẫn khái quát 1 dàn ý. ?Xác định thể loại, đối tượng thuyết minh? ?Phần mở bài, thân bài, kết bài cần trình bày mấy ý? - giới thiệu 2cách viết mở bài. -Hoạt động nhóm ( 20 ') -Đại diện trình bày. -Nghe, ghi, -Độc lập -Trao đổi -Nghe, ghi I.Đề bài. -Nhóm 1:Thuyết minh về cái quạt. -Nhóm 2 :Thuyết minh về cái bút. -Nhóm 3:Thuyết minh về chiếc nón lá. II.Dàn ý cụ thể.( 1 đề bài) 1.Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá. 1.Yêu cầu. a.Thể loại: Thuyết minh. b.Đối tượng: Thuyết minh về chiếc nón. -Lịch sử xuất hiện, cấu tạo, quy trình làm nón, công dụng... c..Lập ý. -Mở bài:Giới thiệu chung về chiếc nón. -Thân bài: Lịch sử xuất hiện của chiếc nón. +Cấu tạo của chiếc nón: làm bằng lá nón hay lá cọ... +Quy trình làm ra chiếc nón: đặt khung, khâu... +Giá trị văn hoá của chiéc nón :nón là biểu tượng của Việt Nam cùng với tà áo dài, nón dùng để che nắng che mưa... -Kết bài: +Cảm nghĩ về chiếc nón lá trong hiện tại. d.Viết phần mở bài. -Cách 1: Chiếc nón Việt Nam không phải chỉ dùng để che nắng che mưa...vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quí và trân trọng như vậy.Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử... -Cách 2: Cùng với tà áo dài thướt tha chiếc nón lá cũng góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp, thật đặc biệt cho phụ nữ Việt Nam. *Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà .(1’) -Về nhà: Hoàn thành bài làm văn đã lập ý. -Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tài liệu đính kèm: