Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 - Tiết 101 đến tiết 105

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 - Tiết 101 đến tiết 105

A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh

 - Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu được cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 - Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết. - Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ ràng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - GV: Sgk, sgv, .

 - Học sinh: Sgk, bài soạn

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 I- Bài cũ:- Nêu ngắn gọn nội dung cơ bản của bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm ?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 - Tiết 101 đến tiết 105", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:20
Tiết: 101- 102
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
NS:
ND:
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
	- Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu được cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
	- Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết.	- Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: Sgk, sgv, ...
	- Học sinh: Sgk, bài soạn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
	 I- Bài cũ:- Nêu ngắn gọn nội dung cơ bản của bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm ?
	II- Các hoạt động:
	* Hoạt động 1- Khởi động : 
 * Hoạt động 2- Đọc – Hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hướng dẫn tìm hiểu chung 
-HS chú thích (*) SGK 
?Nêu vài nét khái quát về tác giả?
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc - GV đọc 1 đoạn.
- Cho HS tìm hiểu các chú thích
? Tìm bố cục đoạn trích. Chú ý các ý chính (luận điểm) nằm ở đầu các đoạn ?
 - Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ rất cần thiết.
- Khả năng cảm hóa và tác động của văn nghệ với con người.
*Phân tích nội dung phản ảnh, thể hiện của văn nghệ:
- Đọc đoạn 1. 
?Tìm các luận điểm chính ? Các ý được triển khai như thế nào ? 
 * Luận điểm 1 :
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ.
* Luận điểm 2 :
Văn nghệ chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mang đến cho người những rung động ngỡ ngàng.
* Luận điểm 3 :
Nội dung văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận.
 ? Tác giả dùng cách lập luận diễn dịch hay quy nạp ?
 + Diễn dịch kết hợp lý lẽ với chứng minh văn học : Truyện Kiều, An na Ca rê ni na.
 ? Văn nghệ là sự rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận vì sao?
 + Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Mỗi người tiếp nhận là một cá thể tinh thần, mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Cho nên nội dung tiếng nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
* Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người 
-HS đọc đoạn 2 SGK. 
?Xác định những luận điểm được nêu trong đoạn 2 ?
- Văn nghệ giúp ta có đời sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình.
? Đoạn văn “Chúng ta nhận rõ .... nhất là trí thức” nêu ý gì ? Văn nghệ tác động tới số đông hay số ít ?
 + Tác động tới quần chúng.
 + Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, những hoạt động, những vui buồn gần gũi.
?Nghệ thuật nói nhiều tới tư tưởng, không thể thiếu tư tưởng, để khẳng định điều này nhà văn đã làm gì ?
 + Giải thích rõ tư tưởng trong văn nghệ là tư tưởng “náu mình, yên lặng”.
 + Những nỗi niềm, câu chuyện, hình ảnh của tác phẩm sẽ khơi trí óc ta những suy nghĩ.
* Phân tích mối quan hệ : 
- Đọc đoạn 3. 
?Em hiểu câu văn sau như thế nào ? “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
 + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật đi từ trái tim dến tái tim. 
- Đọc câu : Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ .... đường ấy”. (Tác động vào tình cảm thường có hiệu quả hơn tác động vào lý trí). 
? Như vậy văn nghệ tác động tới chúng ta qua con đường tình cảm. Với nội dung và cách thức ấy văn nghệ đã giúp chúng ta điều gì ?
- Lấy ví dụ tác phẩm văn học hoặc ca dao, tục ngữ làm sáng tỏ tác động của tác phẩm đó với chính mình ?
 Ví dụ : + Lặng lẽ Sa Pa, Các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX.
* Hoạt động 3- Tổng kết: 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- GV nhận xét rút ra ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
I- Tìm hiểu chung :
1- Tác giả - tác phẩm:
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” 1948.
2- Đọc văn bản- tìm hiểu chú thích :
3- Cấu trúc văn bản :
- Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ rất cần thiết.
- Khả năng cảm hóa và tác động của văn nghệ với con người.
II- Phân tích văn bản :
1- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ 
* Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động
2- Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ tác động đến đại đa số quần chúng.
- Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với sự sống, với đời thường dù bị ngăn cách.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày. 
3- Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và bạn đọc: 
III- Tổng kết:
* Hoạt động 4- Củng cố dặn dò:
 	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
	- Chuẩn bị: “ Các thành phần biệt lập”
*Kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần:20
Tiết: 103
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
NS:
ND:
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
	- Giúp học sinh hiểu được thành phần biệt lập tình thái và cảm thán, vị trí và tác dụng của thành phần đó trong câu, đoạn văn.
	- Rèn kỹ năng nhận diện và bước đầu biết sử dụng thành phần biệt lập trong những tình huống thích hợp.
	- Có ý thức trong việc sử dụng thành phần biệt lập trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: Sgk, sgv, ...
	- Học sinh: Sgk, bài soạn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
	 I- Bài cũ
	II- Các hoạt động:
	* Hoạt động 1- Khởi động : 
 * Hoạt động 2- Tìm hiểu phân tích ngữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Tìm hiểu thành phần tình thái 
- GV treo bảng phụ
- HS đọc ví dụ câu a, b .
? Các từ ngữ in đậm “chắc” và “có lẽ” thể hiện nhận định của người nói với sự việc trong câu như thế nào ? Nếu không có các từ ngữ đó thì nghĩa sự việc trong câu có khác đi không ? 
 + “Chắc” -> Lòng tin của nhà văn về cử chỉ của con đối với cha.
 + “Có lẽ” -> không tin chắc về nhận định của mình.
 + Cả 2 trường hợp nếu không có các từ ngữ đó thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi, chỉ có tác dụng nêu lên thái độ của người nói.
? Các từ “chắc, có lẽ” gọi là thành phần tình thái. Thế nào là thành phần tình thái ? Tác dụng ?
* Xác định thành phần cảm thán 
- Đọc ví dụ a, b SGK 18. 
?Các từ ngữ “ồ” và “trời ơi” có chỉ sự vật, sự việc không? Nhờ từ ngữ nào trong câu ta hiểu được người nói kêu ồ và trời ơi ? Những từ ngữ đó dùng làm gì ?
 + Những từ ngữ : ồ, trời ơi không chỉ sự vật, sự việc trong câu. 
 + Ta hiểu được người nói kêu “ồ” và “trời ơi” nhờ phần tiếp của câu.
 + Những từ ngữ “ồ, trời ơi” người nói dùng để giãi bày lòng mình.
?Những từ ngữ đó thuộc thành phần cảm thán. Vậy thành phần cảm thán dùng để làm gì ?
 ? Từ bốn ví dụ ở trên em có nhận xét gì về thành phần cảm thán và thành phần tình thái ?
 + Cả hai thành phần đó đều không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
I- Thành phần tình thái :
- Chắc.
- Có lẽ.
- Thể hiện độ tin cậy.
- Nghĩa sự việc không thay đổi.
II- Thành phần cảm thán 
- ồ, sao mà độ ấy vui thế.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
IV- Luyện tập :
* Hoạt động 3 : Luyện tập:
1- Bài 1 (19)
- Có lẽ, Hình như, Chả lẽ
-> Tình thái (thể hiện thái độ tin cậy khác nhau)
- Chao ôi -> cảm xúc mừng rỡ.
2- Bài 2:
- Dường như (văn viết), hình như, có vẻ như -> Có lẽ -> Chắc là -> Chắc hẳn -> Chắc chắn.
3- Bài 3:
- Chắc chắn : cao nhất.
- Hình như : thấp nhất
- Chắc : trung bình
* Hoạt động 4- Củng cố- dặn dò:
	 - Nắm được các thành phần biệt lập vừa học
 	 - Chuẩn bị: “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”
*Kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần:20
Tiết: 104
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
NS:
ND:
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
	- Giúp học sinh hiểu được đặc điểm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, biết phân tích nội dung và lập luận của bài nghị luận đó.	
	- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào bài nghị luận, tìm hiểu các vấn đề trong cuộc sống.
	- Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: Sgk, sgv, ...
	- Học sinh: Sgk, bài soạn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
	 I- Bài cũ
	II- Các hoạt động:
	* Hoạt động 1- Khởi động : 
 * Hoạt động 2- Tìm hiểu phân tích ngữ liệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng 
- Đọc bài văn “Bệnh lề mề” 
?Văn bản bàn vấn đề gì ? 
- Bệnh lề mề
? Bài văn có mấy đoạn ? ý chính của mỗi đoạn ? Cách trình bày như thế nào ? Phân tích ?
 * Đoạn 2 : Hiện tượng ấy có biểu hiện là coi thường giờ giấc. 
 * Đoạn 3 : Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ phê phán của mình 
 * Đoạn 4 : Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề 
 * Đoạn 5 : Nêu ý kiến đề xuất 
* Văn bản trên gọi là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. ?Vậy thế nào là một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ?
- Bàn về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
? Về hình thức bài viết phải có bố cục như thế nào ? cách lập luận, lời văn ... ?
Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, căn cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác sống động.
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
- Bệnh lề mề
- 5 đoạn ngắn.
- Nêu hiện tượng “bệnh lề mề”. 
- Biểu hiện là coi thường giờ giấc
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ phê phán của mình
- Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề
- Nêu ý kiến đề xuất
III- Luyện tập :
* Hoạt động 3 : Luyện tập :
1- Bài 1 :
- Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục chửi bậy, lười biếng, đi học muộn -> xấu
- HS nghèo vượt khó, tinh thần tương trợ, lòng tự trọng, ham học -> tốt.
- Thảo luận nhóm :
 ?Hãy nêu những sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường ngoài xã hội.
 * Hoạt động 4- Củng cố- dặn dò:
	 - Nắm được nội dung bài vừa học
 	 - Chuẩn bị: “ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”
*Kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần:20
Tiết: 105
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
NS:
ND:
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
	- Giúp học sinh nhận biết được các đề tài về đời sống cần được bàn bạc và các thực hiện một đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tìm hiểu vấn đề đưa ra nghị luận. Bước đầu biết làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Có ý thức đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực và học tập những tấm gương tốt trong học tập và rèn luyện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: Sgk, sgv, ...
	- Học sinh: Sgk, bài soạn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
	 I- Bài cũ
	II- Các hoạt động:
	* Hoạt động 1- Khởi động : 
 * Hoạt động 2- Tìm hiểu phân tích ngữ liệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hướng dẫn tìm hiểu một số đề bài 
- HS đọc các đề bài SGK 22. 
?Bốn đề này có gì giống nhau về nội dung và về mặt cấu tạo ?
 + Đề 1 : Tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi trình bày một số tấm gương và nêu suy nghĩ.
 + Đề 2 : Sự kiện cả nước lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc mầu da cam, suy nghĩ của em.
 + Đề 3 : Hiện tượng ham chơi điện tử xao nhãng học tập, ý kiến của em.
 + Đề 4 : Con người và thái độ học tập qua truyện, nhận xét và suy nghĩ.
? Cấu tạo và nội dung của các đề trên, em hãy tự nghĩ ra một đề tương tự ?
- HĐ nhóm : Mỗi nhóm thống nhất ra 1 đề cụ thể. 
.Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Giáo viên bổ sung, thống nhất và biểu dương đề bài hay.
* Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng 
- Đọc đề bài SGK 23. ?Trình bày theo từng phần hướng dẫn ? Đề thuộc loại gì ? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì ? Yêu cầu ?
 + Tính chất của đề, nhiệm vụ đề đề ra : 
? Tìm ý tức là tìm hiểu về Nghĩa và việc Thành đoàn phát động học tập Nghĩa có ý nghĩa như thế nào ?
 + Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
 + Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.
 + Nghĩa còn là người biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước.
 + Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo, làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
- HS đọc dàn bài SGK 24.
- GV cùng HS thống nhất dàn bài chung của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống trên cơ sở dàn bài cụ thể.
* MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
* TB : Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó). Nêu các mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc hiện tượng. Bày tỏ thái độ khen chê đối với sự việc hiện tượng. Nêu nguyên nhân tư tưởng xã hội sâu xa của sự việc hiện tượng.
* KB : ý kiến khái quát đối với sự việc hiện tượng.
GV: Hướng dẫn HS viết 1 đoạn văn thể hiện một số ý trong thân bài.
- HS viết đoạn văn - đọc trước lớp
- Muốn làm tốt bài văn nghị luận cần đạt yêu cầu gì?
* Hoạt động 3-Luyện tập:
- Lập dàn bài đề 4 : 
Gợi ý : Dựa vào trả lời các câu hỏi sau : ?Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ? Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền như thế nào ? ý thức tự trọng của Hiền biểu hiện ra sao ? Em có thể học tập Hiền ở điểm nào ?
I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
- Đều là nghị luận nhằm bàn bạc về một hiện tượng đời sống có ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đời sống học sinh, có thái độ khen chê rõ ràng.
- Cấu tạo 2 phần : nêu sự việc, hiện tượng và mệnh lệnh làm bài.
II- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
1- Tìm hiểu đề và tìm ý :
- Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tìm ý : 
2- Lập dàn bài :
- Mở bài
- Thân bài :
- Kết luận :
3. Viết bài: 
III- Luyện tập :
- HD làm ở nhà 
* Hoạt động 4- Củng cố- dặn dò:
	 - Nắm được nội dung bài vừa học
 	 - Chuẩn bị: “ Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần TLV.”
*Kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 21.doc