A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó về tình hình địa phương.
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu sự việc, hiện tượng có vấn đề đưa ra nghị luận. Bước đầu biết làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối, xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân.
Tuần:22 Tiết: 106 HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tập làm văn) NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó về tình hình địa phương. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu sự việc, hiện tượng có vấn đề đưa ra nghị luận. Bước đầu biết làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối, xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sgk, sgv, ... - Học sinh: Sgk, bài soạn C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: I- Bài cũ II- Các hoạt động: * Hoạt động 1- Khởi động : * Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *Những yêu cầu học sinh chuẩn bị: ? Tìm hiểu, suy nghĩ những sự việc hiện tượng ở địa phương cần đưa ra bàn luận, phát biểu ý kiến của cá nhân ? + Đọc tham khảo văn bản nhật dụng. + Liên hệ bộ môn giáo dục công dân và môn địa lý, lịch sử, công nghệ ở các lớp. + Những hoạt động xã hội mà em đã tham gia. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ? HS thảo luận, chọn đề tài. Thảo luận chọn theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày những vấn đề cần đưa ra bàn bạc ? - GV đưa ra một số đề tài cho HS tham khảo : + Vấn đề môi trường. + Vấn đề trồng và bảo vệ rừng. + Đời sống của nhân dân hiện nay. + Những thành tựu đạt được của trường em trong các năm học. + Sự quan tâm của xã hội với trẻ em. + Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” - Dựa vào các đề tài chọn và sắp xếp ý theo trình tự hợp lý ? + Tìm ý dưới dạng câu hỏi để làm rõ vấn đề - Lập dàn bài chi tiết + Phải nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập không nói quá, không giảm nhẹ. + Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội không vì lợi ích cá nhân. + Yêu cầu không quá 1.500 chữ, có bố cục 3 phần. + Luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng I- Yêu cầu chuẩn bị : - HS lựa chọn - Chú ý những vấn đề đang được quan tâm, có tính thời sự. - Việc tham gia công tác Đội TNTP. II- Hướng dẫn cách chuẩn bị : 1- Chọn đề tài : 2- Tìm ý và chọn dẫn chứng : 3- Lập dàn bài : * Hoạt động 3- Củng cố dặn dò: - Nắm được yêu cầu bài học. - Chuẩn bị: “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” *Kinh nghiệm giờ dạy: Tuần:22 Tiết: 107-108 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI Vũ Khoan NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh - Giúp học sinh hiểu được nội dung bài viết, những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Những yêu cầu hình thành những đức tính và thói quen khi đất nước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ mới. - Rèn kỹ năng phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết. - Có ý thức tu dưỡng bản thân. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sgk, sgv, ... - Học sinh: Sgk, bài soạn C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: I- Bài cũ II- Các hoạt động: * Hoạt động 1- Khởi động : Văn nghệ có sức mạnh như thế nào đối với con người ? * Hoạt động 2- Đọc - Hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung -HS đọc chú thích (*) SGK. GV giới thiệu : Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ ngoại giao. Bài viết đăng trên báo “Tia sáng” 2001. Là một bài nghị luận với đề tài : vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước, vừa là của từng người, vừa là bài xã luận, vừa là văn bản chỉ đạo, vừa là ý kiến riêng, vừa là ý kiến của cán bộ cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng đạo lý. Đặc biệt chứa đựng triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”. - HDHS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: - Yêu cầu HS tóm tắt từng phần: (1) Đặt vấn đề : Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. (2) Giải quyết vấn đề : - Luận điểm 1 : Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. - Luận điểm 2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước. - Luận điểm 3 : Những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế thế kỷ mới. (3) Kết thúc vấn đề : Yêu cầu đối với thế hệ trẻ : “Bước vào thế kỷ mới ..... nhỏ nhất”. - Nhận xét về bố cục bài viết ? Bắt đầu là nêu thời điểm chuyển giao thể kỷ và yêu cầu chuẩn bị hành trang -> Khẳng định chuẩn bị hành trang quan trọng nhất là con người (sự chuẩn bị này đặt vào bối cảnh thế giới và đối chiếu với mục tiêu nhiệm vụ trước mắt của đất nước) -> từ đó nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của người VN -> Kết thúc bẳng việc nêu ra yêu cầu với thế hệ trẻ. * Phân tích phần đặt vấn đề - Tác giả đã đặt vấn đề như thế nào ? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong hoàn cảnh thực tại? - HS đọc đoạn 2 - Luận điểm 1 được tác giả phân tích như thế nào ? triển khai bằng mấy luận cứ ? - Vì sao theo tác giả lại cần chuẩn bị con người? - Bối cảnh thế giới hiện nay là gì ? Mục tiêu và nhiệm vụ của chúng ta, của đất nước ? GV nâng cao: 1 Châu Á đang tiến tới nhất thể hoá đồng tiền chung. Một VN đã là thành viên của Asean Hoạt động nhóm: Ngoài nguyên nhân đó còn có nguyên nhân nào đặt ra trước mắt. . Đại diện nhóm trả lời . GV định hướng: Giải quyết 3 nhiệm vụ : thoát nghèo nàn lạc hậu, đẩy mạnh CNH, HĐH, tiếp cận nền kinh tế trí thức. - Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào thế kỷ mới là gì ? GV định hướng: + Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen cường độ lao động khẩn trương. + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chống ngoại xâm nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và cuộc sống thường ngày. + Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có hạn chế trong nếp nghĩ, kỳ thị trong kinh doanh, quen bao cấp. Sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt không coi trọng chữ tín. - Nhận xét cách triển khai luận điểm bằng các luận cứ ? - Cách lập luận đối lập, so sánh song hành, dùng thành ngữ, tục ngữ tạo hình ảnh dễ hiểu. - Tác giả kết thúc vấn đề bằng cách nào ? có hợp lý không ? + Nêu những điều cần thiết với mọi người từ đó nhấn mạnh là lớp trẻ. * Hoạt động 3- Tổng kết: ? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? - GV nhận xét rút ra ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ I- Tìm hiểu chung : 1- Tác giả- tác phẩm : - Vũ Khoan - Bài viết: Chuẩn bị hành trang 2- Đọc văn bản- Tìm hiểu chú thích : 3- Cấu trúc văn bản : - Đặt vấn đề : - Giải quyết vấn đề + Luận điểm 1 + Luận điểm 2 + Luận điểm 3 - Kết thúc vấn đề * Tính chặt chẽ và tính định hướng rất rõ của hệ thống luận điểm, luận cứ. II- Phân tích văn bản : 1- Đặt vấn đề : - Vấn đề có ý nghĩa thời sự và lâu dài trong quá trình đi lên của đất nước. - Đối tượng là lớp trẻ. 2- Giải quyết vấn đề : a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. - Con người là động lực - Nền kinh tế trí thức phát triển. b) Bối cảnh của thế giới và mục tiêu nhiệm vụ của đất nước - KH – CN phát triển, sự giao thoa hội nhập. - 3 nhiệm vụ c) Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam 3- Kết thúc vấn đề : - Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và hình thành thói quen ngay từ những việc nhỏ. III- Tổng kết: * Hoạt động 3- Củng cố dặn dò: - Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản - Chuẩn bị: “ Viết bài tập làm văn số 5” *Kinh nghiệm giờ dạy: Tuần:22 Tiết: 109-110 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh: - Học sinh vận dụng lý thuyết về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống viết bài phản ánh về một sự việc, hiện tượng cần đưa ra bàn luận. Phân tích, nêu ý kiến của mình về vấn đề người bạn tốt. - Rèn kỹ năng lập luận, nêu luận điểm và luận cứ, trình bày một vấn đề hoàn chỉnh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sgk, sgv, ... - Học sinh: Sgk, bài soạn C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: I- Bài cũ II- Các hoạt động: * Hoạt động 1- Khởi động : * Hoạt động 2- Ra đề: I- Đề bài : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình? II- Đáp án, biểu điểm : 1. Nội dung: - Yêu cầu đặt được nhan đề - Nêu nguyên nhân vứt rác - Tác hại của vứt rác - Bài học lời khuyên, lời kêu gọi - Mỗi luận điểm phải có luận cứ và lập luận chặt chẽ 2. Bố cục: - 3 phần: + Mở bài: - Nêu vấn đề cần bàn bạc ( sự việc hiện tượng) + Thân bài: - Bàn bạc luận điểm: . Các hiện tượng vứt rác bừa bãi đáng phê phán . Phân tích tác hại của vứt rác bừa bãi. . Phân tích nguyên nhân. . Những hành động suy nghĩ của bản thân . Trách nhiệm chung của mọi người + Kết bài: - Lời khuyên, lời kêu gọi 3. Hình thức: - Trình bày sạch sẽ - Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, không sai dấu câu, dùng từ chính xác. + Biểu điểm: * Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, sai ít lỗi chính tả, lời văn chân thành, có cảm xúc đạt 9- 10 điểm. * Bài viết đủ ý, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi chính tả, câu, diễn đạt đạt 7- 8 điểm * Bài viết thiếu 1, 2 ý, diễn đạt rõ ràng, sai dưới 15 lỗi chính tả, câu đạt 5- 6 điểm * Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, sai nhiều lỗi chính tả, câu, diễn đạt 3- 4 điểm * Bài viết không xác định được yêu cầu, lạc đề, sai quá nhiều lỗi1- 2 điểm * Bài viết để trắng : 0 điểm. * Hoạt động 3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ làm bài. - Chuẩn bị: “ Các thành phần biệt lập” *Kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: