VĂN BẢN : VIẾNG LĂNG BÁC
( Viễn phương)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức : Học sinh cảm nhận cảm xúc, tình cảm của tác giả cũng như nhân dân miền Nam lần đầu tiên ra viếng Bác.Đồng thời ngợi ca lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
- Giáo dục : Giáo dục tình cảm cách mạng.
B. Chuẩn bị :
GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ :
HS : Đọc soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp .
I. Ổn định tổ chức ( 1).
Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ).
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài Mùa xuân nho nhỏ
Em hiểu như thế nào về hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ
Y/C: HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Mùa xuân nho nhỏ: Góp vào mùa xuân lớn của đất nước và nhân dân, đây là nguyện ước suốt đời của Thanh Hải và của mỗi chúng ta.
GV: Nhận xét, cho điểm:
Tiết 117. Ngày soạn 30 / 1 /2008 Ngày dạy / /2008 văn bản : Viếng lăng bác ( Viễn phương) A. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức : Học sinh cảm nhận cảm xúc, tình cảm của tác giả cũng như nhân dân miền Nam lần đầu tiên ra viếng Bác.Đồng thời ngợi ca lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình. - Giáo dục : Giáo dục tình cảm cách mạng. B. Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : HS : Đọc soạn bài. C. Tiến trình lên lớp . I. ổn định tổ chức ( 1’). Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ). ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài ‘’ Mùa xuân nho nhỏ ‘’ Em hiểu như thế nào về hình ảnh ‘’Mùa xuân nho nhỏ ‘’ Y/C : HS đọc thuộc lòng bài thơ - Mùa xuân nho nhỏ : Góp vào mùa xuân lớn của đất nước và nhân dân, đây là nguyện ước suốt đời của Thanh Hải và của mỗi chúng ta. GV : Nhận xét, cho điểm : III. Bài mới : (35’) I. Đọc - Tìm hiểu chú thích (8’) - YC Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK? ?Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm? - Nêu Y/C đọc: Giọng thành kính xúc động chậm rãi có đoạn sâu lắng có đoạn tha thiết. + Đọc mẫu cả bài ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ này? ? Phương thức biểu đạt chính ? ?Văn bản trên được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ? - Đọc tiểu dẫn. -TL : Một cây bút tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - TL: Sáng tác tháng 4 năm 1976. - Đọc bài (2em) - TL: Thơ 8 chữ - Mỗi dòng tám chữ vần chân vần liền. - TL: Biểu cảm - TL: + P1 : Khổ 1 +2 : à Cảnh bên ngoài lăng Bác + P2 : Khổ 3à Cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác. + P3 : Khổ 3 à Tâm trạng xúc động của nhà thơ. II. Đọc - Tìm hiểu văn bản. 1. Khổ 1(6’) ?Tác giả có cách xưng hô như thế nào ? Hãy nêu ý nghĩa của cách xưng hô đó ? ? Từ ‘Viếng ‘ nghĩa là gì? Tác giả dùng từ thăm với ý gì ? Tại sao tác giả lại không viết là : Viếng. ? Người con ra thăm Bác trong hoàn cảnh nào ? ? Lần đầu đến viếng lăng Bác tác giả trông thấy gì? Nghệ thuật nào được tác gả sử dụng ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? ? Cụm từ đứng thắng hàng gợi điều gì ? * Cây tre mang đức tính của hiền lành cần cù kiên cường của người dân LĐ tượng trưng cho DT NV - Đọc đoạn 1. - TL: - Con à Cách xưng hô vừa thể hiện tình cảm thương mến vừa thể hiện lòng kính yêu ruột thịt máu mủ như gia đình. - TL: Đến chia buồn với thân nhân của người đã chết. Tác giả dùng từ thăm với ý nói giảm. Bác sống mãi trong lòng người dân ta. - TL: 1976 đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM khánh thành nhà thơ MN ra thăm NB vào lăng viềng Bác. - TL: - Thấy : Hàng tre xanh xanh. Nghệ thuật ẩn dụ- à Bác thật gần gũi thiêng liêng, nhân dân Việt Nam luôn ở quanh Người. - TL : Tinh thần đoàn kết đấu tranh chiến đấu anh hùng không bao giờ khuất phục tất cả vì độc lập tự do của DT dưới sự lãnh đạo của Đảng của Bác. - Xưng “con” kính trọng, ruột thịt – tình cảm gia đình. - Nghệ thuật ẩn dụ đ Cả dân tộc Việt Nam kiên cường đoàn kết luôn bên Bác. 2. Khổ 2 (6’) ? ở trong khổ thơ thứ 2 hình ảnh mặt trời trong hai câu có gì khác nhau? ? Tại sao TG ví Bác với mặt trời ? ? Sau đó tác giả diễn tả điều gì- em hãy dựng lại khung cảnh đó? * Chiếu cảnh lăng Bác ? Trước quang cảnh này nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? - Đọc khổ 2. - TL: Mặt trời trong câu thứ nhất là hình ảnh mặt trời của tự nhiên – rất cần thiết không thể thiếu cho sự sống con người và vạn vật. Mặt trời trong câu thứ hai Bác là mặt trời cách mạng, người đem lại nguồn sống, nguồn hạnh phúc cho nhân dân. - TL : Vì Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước với lòng nhân ái bao la có sức toả sáng mãi cho dù người đã qua đời. - TL :Những dòng người nặng trĩu nhớ thương Bác đang xếp hàng lặng lẽ vào lăng viếng Bác, họ kết thành vòng hoa tròn như tràng hoa đi trong thương nhớ dâng 79 mùa xuân của cuộc đời Bác - TL : Thành kính, yêu quý, ngưỡng vọng xúc động. - Hình ảnh ẩn dụđ Khẳng định sự cần thiết, lớn lao, vĩ đại của Bác. - Tấm lòng nhớ thương, tôn kính của toàn dân tộc kết thành hoa dâng lên Bác kính yêu 3. Khổ 3 (5’) ? Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố, nhưng người thăm lăng lại hình dung về Bác như thế nào ? ? Không có trăng trong lăng nhưng tại sao tác giả vẫn hình dung giấc ngủ của Bác giữa vầng trăng dịu hiền ? Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện hình ảnh ẩn dụ đó là hình ảnh nào ? ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó là gì? Vì sao tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ đó ? ? Từ nào trong lời thơ ‘ Mà sao nghe ...tim’’ có sức biểu cảm trực tiếp? ? Em cảm nhận gì về từ nhói? - TL: Giấc ngủ bình yên. - TL: Tâm hồn toả sáng thanh cao, dịu dàng thanh thản. - TL: ẩn dụ trời xanh là mãi mãi - Công đức của Bác là cao đẹp vĩnh hằng. Cuộc đời Bác vốn đẹp như thế trong cảm nhận của mọi người - TL: - Là đau đột ngột quặn thắt - nghe nhói ở trong tim là nỗi đau tinh thần. Tình cảm chân thành xúc động, thương mến xót xa, nuối tiếc. - Khẳng định công ơn vĩnh hằng của Bác. - Nỗi đau tột cùng trước sự thật Bác đã đi xa. 4. Khổ 4 (5’) - HS đọc khổ thơ cuối. ? Tác giả đã có ước nguyện như thế nào khi sắp rời xa lăng Bác? ? Nhận xét về cách sử dụng nghệ thuật của tác giả? Tác dụng? ? Em hiểu ý nguyện làm cây tre trung hiếu của tác giả là thế nào ? ? Từ đó tình cảm nào của nhà thơ được bộc lộ - Đọc bài. - TL: Ước nguyện: Làm con chim hót, Đoá hoa,Cây tre. - TL: Điệp ngữ. Nhấn mạnh ước muốn được ở bên Bác. -TL:Làm con ngừời bình dị trung với nước hiếu với dân để noi gương cuộc đời Bác - TL:Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác. - Ước muốn suốt đời được bên Bác Trtung hiếu đi theo sự nghiệp của người. à Tình cảm thiêng liêng, tấm lòng thành kính của dân tộc Việt Nam đối với Bác. III. Tổng kết .(5’) ?Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ? ? Hãy nêu ý nghĩa nội dung tư tưởng của bài thơ ? - TL : Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh. Sử dụng các biện pháp tu từ : nhân hoá, điệp từ ẩn dụ - TL : Thể hiện tấm lòng kính yêu của toàn dân tộc với Bác. - Đọc ghi nhớ SGK. IV. Củng cố: (2’) ? HS nghe bài hát đã được phổ nhạc từ lời thơ. V. Hướng dẫn học bài: (2’) Đọc và học thuộc văn bản . Đọc bài nghị luận về tác phẩm truyện. D. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: