Giáo án môn Ngữ văn 8 - Phương pháp thuyết minh

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Phương pháp thuyết minh

A.Mục tiêu:

 Giúp hs :

 _Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.

 _Bước đầu nhận biết một số phương pháp thuyết minh thường dùng .

B. Phương pháp: Phân tích, gợi tìm.

C.Chuẩn bị:

 _Ngữ liệu viết trên giấy. Máy Prozecto.

D.Tiến trình:

1.Ôn định lớp:

2.K.t bài củ:

 ?Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm ntn ? Hãy nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?

3.Bài mới:

1.Giới thiệu:

 Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay: trong giao tiếp, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm .v.v.

 Để có một văn bản thuyết minh tốt cần phải nắm vững phương pháp thuyết minh. Bài học : Phương pháp thuyết minh sẽ giúp các em điều đó.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
Tiết 47 Phương pháp thuyết minh.
A.Mục tiêu:
 Giúp hs :
 _Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
 _Bước đầu nhận biết một số phương pháp thuyết minh thường dùng .
B. Phương pháp: Phân tích, gợi tìm.
C.Chuẩn bị:
 _Ngữ liệu viết trên giấy. Máy Prozecto.
D.Tiến trình:
1.Ôn định lớp:
2.K.t bài củ:
 ?Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm ntn ? Hãy nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
3.Bài mới:
1.Giới thiệu: 
 Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay: trong giao tiếp, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm .v.v. 
 Để có một văn bản thuyết minh tốt cần phải nắm vững phương pháp thuyết minh. Bài học : Phương pháp thuyết minh sẽ giúp các em điều đó.
2.Triển khai:
1.HĐ 1:
1.1
?Các em đã đọc các văn bản thuyết minh :Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh diệp lục, Huế, Khỡi nghĩa Nông Văn Vân . Hãy cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì ?( tri thức về đời sống, về sinh học, về văn hóa, địa lí, lịch sử)
? Làm thế nào để có các tri thức ấy?
? Quan sát ở đây là nhìn,xem... hay cần thế nào nữa? Học tập và tích lũy tri thức từ đâu?
T.L: ?Theo em, bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không ?Vì sao?
+HS đọc ghi nhớ 1.
2.1
*GV:Làm bài văn thuyết minh thì phải nắm được phương pháp thuyết minh. 
 ? Để nêu bật đặc điểm, bản chất tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh nào?(6 p.p)
+Gv đưa ngữ liệu. HS đọc .
?Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì? Kiến thức người ta cung cấp sau từ ấy có vai trò gì ? (định nghĩa, giải thích giúp người đọc nhận thức sự vật)) 
?Câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? 
+HS đọc ngữ liệu b của sgk và trả lời câu hỏi:
?Hãy cho biết, phương pháp liệt kê trong đoạn văn có tác dụng ntn đối với việc trình bày tính chất của sự vật? Khi nào thì nên dùng p.p liệt kê ?
+?Chỉ ra ví dụ và số liệu trong đoạn văn c ?
?Việc sử dụng ví dụ và số liệu có tác dụng gì trong thuyết minh ?(Vấn đề trở nên cụ thể, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao)
+?Hãy đọc ngữ liệu d của sgk và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh ?
?Văn bản:Ôn dịch, thuốc lá đã sử dụng p.p so sánh khi nào ? ( nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS, đáng sợ hơn cả giặc)
+GV: PP phân loại, phân tích là trình bày theo trình tự đặc trưng của sự vật.
?Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào? (Cảnh sắc sông núi ; những công trình kiến trúc; những sản phẩm đặc biệt, lịch sử anh hùng)
T.L: ?Một bài văn thuyết minh nên sử dụng một p.p hay phối hợp nhiều p.p ? Văn bản Ôn dich, thuốc lá đẫ sử dụng những p.p thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá ? (So sánh, liệ kê,nêu ví dụ, nêu số liệu, phân tích).
+HS đọc ghi nhớ 2.
2.HĐ2:
1.gợi ý: Kiến thức trình bày trong văn bản được tích lũy từ đâu ?
 +Kiến thức của một bác sĩ, của một người luôn bám sát đời sống, của một nhà hoạt động xã hội
2.Kiến thức về Địa Lí, Lịch Sử, Ngữ Văn.
+P.P giải thích, nêu số liệu, nêu ví dụ, phân tích
3Cách phân loại như vậy là hợp lí, không trùng lặp, không có hs nào ở cả 2 loại.
I.Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
1.Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh:
_Quan sát phải biết nhận xét.
_Học ở sách,báo, nhà trường,tham quan, học từ đời sống.v.v
_Tri thức thuyết minh phải chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
*Ghi nhớ 1 (sgk)
2.Phương pháp thuyết minh:
a.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
_Câu có hệ từ là
_Các câu định nghĩa, giải thích thường ở vị trí đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu.
b.Phương pháp liệt kê:
_Dùng PP liệt kê khi sự vật có nhiều thuộc tính, biểu hiện cùng loại
c.Phương pháp nêu ví dụ và phương pháp dùng số liệu:
d.Phương pháp so sánh:
_Có tác dụng gợi liên tưởng, gây ấn tượng.
e. Phương pháp phân loại, phân tích:
_Trình bày theo trình tự đặc trưng của sự vật.
*Ghi nhớ 2 (sgk).
II.Luyện tập:
_B.t 1: Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài Ôn dịch thuốc lá : 
_B.t 3: Văn bản Ngã ba Đồng Lộc.
_B.t 4: P.P phân loại.
IV.Củng cố:
?Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh thì phải thế nào ?
?Có những p.p thuyết minh nào thường được sử dụng?
E.Dặn dò : 
_Về nhà học thuộc ghi nhớ. Xem lại bài học.
_Đọc bài:Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
_Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài toán dân số.

Tài liệu đính kèm:

  • doc47.doc