TIẾT: 162
Bắc Sơn.
(T2)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung ý nghĩa của đoạn trích: Xung đột của kịch được bộc lộ gay gắt tác động đến nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay tron g hoàn cảnh của cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống, đối thoại thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật
- Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai , phân tích xung đột của kịch
B.Phương pháp :
Phân tích tình huống kịch.
C .Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài .
Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn theo câu hỏi sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I . Ổn định:
II. Bài củ:
?Tóm tắt nội dung 3 lớp kịch?
III . Bài mới.
1.Giới thiệu bài :
2.Các hoạt động:
Ngày tháng năm 200 Tiết: 162 Bắc Sơn. (T2) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu nội dung ý nghĩa của đoạn trích: Xung đột của kịch được bộc lộ gay gắt tác động đến nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay tron g hoàn cảnh của cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. - Nghệ thuật xây dựng tình huống, đối thoại thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật - Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai , phân tích xung đột của kịch B.Phương pháp : Phân tích tình huống kịch. C .Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn bài . Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn theo câu hỏi sgk D. Tiến trình lên lớp: I . ổn định: II. Bài củ: ?Tóm tắt nội dung 3 lớp kịch? III . Bài mới. 1.Giới thiệu bài : 2.Các hoạt động: 1.HĐ 1: Nhân vật Thơm xuất hiện tronglớp kịch nào? Lớp kịch nào tập trung thể hiện đấu tranh giữa Thơm và Ngọc? Hành động tích cực của Thơm đối với hai cán bộ cách mạng là gì? Trong những lời nói của Thơm với họ những lời nào bộc lộ thái độ của Thơm với CM Tóm tắt hành động kịch trong lớp III. Lúc này Thơm có những lời nói nào khác thường đối với chồng? Sự khác thường trong lời nói này của Thơm là gì? Vì sao Thơm có lời nói khác thường đó?Qua hành động này ta hiểu thêm điều gì về chị? Nhận xét nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Thơm trong lớp kịch này? Từ đó nhân vật Thơm hiện lên với những tính cách nào ? Nhân vật Ngọc xuất hiện trong lớp kịch nào? Hành động xuyên suốt 3lớp kịch này của nhân vật Ngọc là gì? Tình cách Ngọc bộc lộ qua lời nói điển hình nào? Em thấy Ngọc là người ntn ? Nhân vật ngọc tiêu biểu cho loại người nào? ?Xung đột giữa 2 nhân vật Ngọc và Thơm là xung đột về cái gì ? HS thảo luận(mục đích sống, lí tưởng sống) Từ đó em hiểu gì về cuộc đấu tranh CM do Đảng lảnh đạo? II. Phân tích. 1. Nhân vật Thơm. - Xuất hiện cả3 lớp kịch -Giấu hai cán bộ vào buồng, chỉ lối cho họ trốn: + Tôi cứ lo cho 2 ông . + Tôi không báo 2 ông đâu, tôi chết thì chết. - Ngọc về, Thơm khéo léo giữ chồng ở nhà để tạo an toàn cho Thái , Cửu trốn thoát: + Tôi nói với anh thằng Sáng chả là cái gì. + Không biết anh thằng Sáng có chấp trách không? + Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả lo nghĩ nhiều. + Tôi van anh thằng Sáng. + Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không? => Dịu dàng, thân thiện nhưng là những lời nói không thật lòng, nói vờ, nói dối. =>Gây tình cảm với chồng để tạo điều kiện cho Thái và Cửu trốn thoát. =>làm tất cả vì cách mạng. => Diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vậtbằng cử chỉ , lời nói điển hình. => Trong sáng, thẳng thắn, lương thiện Căm ghét bọn tay sai bán nước. Sẵn sàng đặt lợi ích CM lên trên hết. 2 Nhân vật Ngọc - Lớp kịch I,II, III. - Lùng bắt 2 cán bộ CM lấy tiền thưởng. - Bắt được 2 thằng ấy cùng được thưởng vài ngàn đồng.Chia cho tất cả mọt nữa, mình lấy một nữa...Tậu mấy mẫu ruộng, chạy hàm cửu phẩm... => Hám tiền , hám danh => Sợ giặc, làm tay sai cho giặc , phản bội đất nước. * Ghi nhớ (sgk) 3. Củng cố: Nhắc lại diễn biến tâm lí nhân vật Ngọc và Thơm. IV .Dặn dò: Ôn tập làm văn theo bài tổng kết tập làm văn. Lập bảng hệ thống . So sánh các kiểu văn bản
Tài liệu đính kèm: