Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Cảm nhận được nết độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những chiến sĩ lái xe trường sơn hiên ngang, dũng cảm,sôi nổi trong bài thơ.

- Thấy được những nết riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

- Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tâm hồn lạc quan, trẻ trung.

II. Chuẩn bị:

1.Chẩn bị của giáo viên : + Tham khảo SGK, SGV để soạn giáo án.

 + Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh : + Đọc , soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tình hình lớp: (1)

- Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.

2. Kiểm tra bài cũ: (4)

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào, ở đâu? Nội dung chính của bài thơ.

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 6523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.10 . 
Tiết 47:VH
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
 Nhà thơ Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được nết độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những chiến sĩ lái xe trường sơn hiên ngang, dũng cảm,sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nết riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
- Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tâm hồn lạc quan, trẻ trung.
II. Chuẩn bị:
1.Chẩn bị của giáo viên : + Tham khảo SGK, SGV để soạn giáo án.
 	 + Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh : + Đọc , soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào, ở đâu? Nội dung chính của bài thơ.
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì?
* Yêu cầu trả lời:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. Sau chiến dịch Việt Bắc , Chính Hưũ viết bài thơ “Đồng chí” (1948), tại nơi ông nằm điều trị bệnh.
+ Nội dung: Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” tạo nên bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạng. Hiện thực là sự gian khó của cuộc kháng chiến, còn lãng mạn ở hình ảnh vầng trăng, tạo nên chất chiến đấu và chất trữ tình hài hòa, đan quyện.
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài mới: (1’) 
 Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lái xe Trường sơn, những cô thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống Mĩ, những năm 60 – 70 thế kỉ trước( Trường sơn, Lửa đèn, Gửi em). Trong đó, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ có một vẻ đẹp riêng.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
HĐ1: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- GV gọi HS đọc phần chú thích SGK. Sau đó HS rút ra vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV khái quát lại vài nét về tác giả, tác phẩm và phong cách thơ của ông.
- GV giới thiệu thêm một số tác phẩm: Vầng trăng quầng lửa (1970); Thơ một chặng đường(1971); Ở hai đầu núi (1981); Vầng trăng và những quầng lửa(1983); Nhóm lửa (1996).
- GV: Hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc vui tươi, khỏe khoắn, ngang tàng, dứt khoátTuy nhiên cũng có đoạn đọc với giọng tâm tình, chậm êm (khổ 7, 8).
- Gọi HS đọc phần giải thích từ khó.
- GV giải thích thêm các từ: Tiểu đội: đơn vị gồm 12 người; chông chênh: đu đưa, không vững chắc, không yên ổn.
? Hãy xác định thể thơ?
- GV giới thiệu thêm: Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề-tứ thơ chủ đạo đó nên không thể và không cần chia đoạn.
HĐ1: 
- HS đọc chú thích SGK.
- ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- 1964 ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến Trường Sơn.
- Thơ PTD thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo văn nghệ 1969 và đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa”.
-HS đọc văn bản.
- HS đọc chú thích.
- HS nghe giải thích.
- Thể thơ: tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ, khác với kiểu thơ tự do, bài Đồng chí: câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau.
- Nghe.
I. Đọc – Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- 1964 ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến Trường Sơn.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo văn nghệ 1969 và đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa”.
3. Đoc, giải thích từ khó:
4. Thể thơ: Tự do
18’
HĐ2: 
Hướng dẫn HS phân tích
? Nhận xét của em về nhan đề bài thơ? Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận, suy nghĩ gì?
- GV: Xưa nay những chiếc xe đưa vào thơ ca thường lãng mạn, mĩ lệ hóa ít nhiều. Chẳng hạn cổ xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong tiếng hát con tàu, ô tô trong Bài ca lái xe đêmHình ảnh chiếc xe trong bài thơ thật trần trụi, nhưng độc đáo của thời chiến tranh.
- Giáo viên liên hệ: Những chiếc xe ấy càng tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh. Chiến tranh đã tàn phá, đã hủy hoại môi trường sống của thiên nhiên, cỏ cây. Trong cái ác liệt của bom đạn, hình ảnh chiếc xe càng ấn tượng, trần trụi, càng tô thêm vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe.
- Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
? Em hãy phân tích hình ảnh người lái xe trong bài thơ?
? Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lái xe khi điều khiển những chiếc xe không có kính chạy trên những nẻo đường Trường Sơn như thế nào?
- GV: “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Câu thơ gợi cảm giác về tốc độ chiếc xe. Qua khung cửa đã không kính, thiên nhiên như ùa vào buồng lái. Nhà thơ đã diễn tả chính xác các cảm giác mạnh và đột ngột.
? Những chi tiết nào trong bài khắc họa tinh thần lạc quan, tươi trẻ, sôi nổi của những người lính lái xe?
- GV khẳng định: Với giọng điệu đùa vui, tinh thần lạc quan và với ngôn ngữ văn xuôi đời thường làm cho hình ảnh thơ thật mới mẻ, trẻ trung, tinh nghịch. GV có thể so sánh những khó khăn trong bài Đồng chí.
- Gọi HS đọc khổ thơ 5.6.
? Hai khổ thơ cho người đọc thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của những tiểu đội lính lái xe?
- GV: Với cái bắt tay thật ấm tình đồng chí, dường như nó đã tiếp thêm nghị lực để những người lính trong một nhà tiếp tục cuộc hành quân. Mỗi dấu xe đi qua của họ lại mở ra một khung trời bình yên.
? Nêu câu hỏi thảo luận: Kết thúc bài thơ, nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì? Phân tích cái hay của câu thơ kết?
- Câu kết thật bất ngờ, nhưng hợp lí, đẹp đẽ. Trái tim của ý chí, quyết tâm như một nguồn sinh lực mạnh mẽ giúp các chiến sĩ vượt qua tất cả để hướng tới mục đích cao đẹp: giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước.
HĐ2: 
- HS tự lí giải, phân tích, cảm nhận.
+ Nhan đề bài thơ độc đáo, mới lạ
+ Những chiếc xe trần trụi khơi nguồn cảm hứng cho tác giả.
+ Hình ảnh xe trần trụi, xầy xước, móp méo, không kính, không đèn vẫn băng qua chiến trường về miền Nam.
- Nghe.
- Nghe.
- Thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
- Tư thế: hiêng ngang, ung dung, hòa mình vào thiên nhiên ( nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng)
- Cảm giác kì lạ, tâm hồn hòa vào thiên nhiên (sao trời, cánh chim, con đường)
- HS phát hiện chi tiết:
+ không có kính ừ thì
+ Chưa cần rửa, chưa cần thay,
+ Phì phèo châm điếu thuốc, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- HS đọc.
- Niềm vui ám áp tình đồng chí, họ trở thành một gia đình với quyết tâm “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện trả lời.
+ Nhắc lại hình ảnh những chiếc xe để khẳng định những gian khổ, khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng.
+ Nhưng nhiệm vụ vẫn trên hết “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất tổ quốc”. Trái tim của ý chí giúp họ vượt qua tất cả vì mục đích cao đẹp.
II. Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính, không đèn, méo mó vẫn băng ra chiến trường.
- Nguyên nhân: Bom giật, bom rung.
-> Hiện thực trần trụi của chiến trường Trường Sơn năm xưa.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
-Tư thế: ung dung, hiên ngang.
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm.
- Tinh thần lạc quan, tươi trẻ, sôi nổi.
-> Giọng điệu ngang tàng, gần với lời nói tự nhiên, sinh động.
- Đoàn kết, ấm tình đồng chí , đồng đội.
- Gian khổ, nguy hiểm càng tăng, nhưng với ý chí, khát vọng giải phóng miền Nam giúp các chiến sĩ lái xe vượt qua tất cả, vẫn tiến về phía trước với khao khát thống nhất tổ quốc.
4’
HĐ3: 
Tổng kết
? Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
_ GV: Dựa vào câu trả lời của HS, khái quát, khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: 
- HS nêu cảm nhận:
+ Chi tiết thực, mới lạ, bất ngờ, hợp lí
+ Giọng điệu ngang tàng, dí dỏm.
+ Thơ tự do, yếu tố văn xuôi vẫn thấm đẫm chất thơ.
III. Tổng kết: 
- Ghi nhớ SGK.
5’
HĐ4: Luyện tập, củng cố.
? Những cảm giác và ấn tượng của em về người lái xe? Em học hỏi được điều gì ở họ?
- GV: Khái quát câu trả lời của HS. Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam, truyền thống đánh giặc cứu nước, tự hào về một thời kì đấu tranh đầy gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng, anh dũng.
HĐ4: 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS trả lời theo cảm nghĩ có thể dựa vào các ý cơ bản sau đây:
+ Hình ảnh những chiếc xe càng trần trụi, càng tô đẹp hơn hình ảnh của những chến sĩ. Họ thật ấn tượng với tư thế hiên ngang, dũng cảm, với tính cách trẻ trung, sôi nổi, với ý chí kiên cường.
- Nghe.
IV. Luyện tập:
1’
HĐ5: Củng cố:
- Giáo viên treo bảng phụ ghi BT trắc nghiệm:
1.Gia đình , theo quan niệm của người lính lái xe, là gì?
 a.Có vợ con,cha mẹ,anh em.
 b.Có bếp và chung bát đũa.
 c.Có xe và các cô thanh niên xung phong.
 d.Có chỉ huy và có chiến sĩ.
2. Trong câu thơ” Chỉ cần trong xe có 1 trái tim”,tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
 a.So sánh,nhân hoá.
 b. Nhân hoá,tượng trưng.
 c. Hoán dụ , tượng trưng.
 d. So sánh , ẩn dụ.
- Giáo viên nhận xét ,sửa.
- Quan sát bảng phụ.
- Suy nghĩ.
- 2 học sinh trả lời.
- 1 học sinh khác nhận xét.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(1’)
+ Ra bài tập về nhà : - đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích được hình ảnh những chiến sĩ lái xe và hình ảnh những chiếc xe.
 - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ.
+ Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn học trung đại:
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn học trung đại để chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
 - Ôn lại các dạng bài tập trắc nghiệm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • dochotvan 9tiet46PGD Qui Nhon.doc