A, Mục đích yêu cầu :
Thông qua chuyên đề này giúp học sinh :
- Củng cố và nắm vững thêm kiến thức đã được học ở trên lớp về Truyện Kiều của Nguyễn Du đồng thời bổ sung những kiến thức mới về Truyện Kiều cũng như về tác giả Nguyễn Du .
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã đựơc học vào quá trình làm các bài kiểm tra nâng cao về Truyện Kiều .
- Bước đầu tập cho học sinh biết cách tìm hiểu, trình bày một tác phẩm chuyên sâu như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 1 MÔN : NGỮ VĂN 9 -------------------------- CHỦ ĐỀ : NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU Dạng chủ đề : Bám sát và nâng cao Thời lượng : 6 tiết + 1 tiết ôn tập. A, Mục đích yêu cầu : Thông qua chuyên đề này giúp học sinh : - Củng cố và nắm vững thêm kiến thức đã được học ở trên lớp về Truyện Kiều của Nguyễn Du đồng thời bổ sung những kiến thức mới về Truyện Kiều cũng như về tác giả Nguyễn Du . - Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã đựơc học vào quá trình làm các bài kiểm tra nâng cao về Truyện Kiều . - Bước đầu tập cho học sinh biết cách tìm hiểu, trình bày một tác phẩm chuyên sâu như Truyện Kiều của Nguyễn Du. B, Nội Dung: I, Gia thế và cuộc đời của Nguyễn Du : Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1776 (23 tháng chạp năm Ất Dậu) - Nguồn gốc dòng họ Nguyễn vốn ở làng Canh Hoạch – Thanh Oai – Hà Tây sau do chạy trốn sự truy đuổi của vua Lê nên chạy vào Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ( Người đầu tiên là ông Nguyễn Miễn). - Cha Nguyễn Du là : Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14 tháng 5 năm 1708 làm quan đến chức Tể Tướng có 8 vợ và 21 người con trong đó có Nguyễn Khản và Nguyễn Du . - Mẹ Nguyễn Du là vợ thứ 3 của Nguyễn Nghiễm tên là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh (vùng Kinh Bắc) trẻ hơn chồng 32 tuổi (1740) là một người phụ nữ đẹp có tài hát quan họ. - Dòng họ Nguyễn Tiên Điền là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt, làm quan, viết sách nổi tiếng đất ở Hà Tĩnh. - Nguyễn Du lúc còn nhỏ nổi tiếng khôi ngô lúc nhỏ sống trong cảnh giàu sang phú quí . 10 tuổi cha chết, 12 tuổi mẹ chết. Nguyễn Du sống với người anh cả Nguyễn Khản ở Sơn Tây Năm 1783 thi hương đậu. Năm 1789 Nguyễn Du chạy về Quỳnh Côi – Thái Bình sống với người anh vợ là Đoàn Nguyên Tuấn Năm 1786 định vào Nam theo Nguyễn Ánh thì bị bắt sau đó được thả và trở về sống ở Tiên Điền một thời gian dài Năm 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho Gia Long và bắt đầu sự nghiệp quan lộ từ đây. Làm tri phủ Phù Dung ( Khoái Châu – Hưng Yên ) Làm tri phủ Thường Tín (Hà Tây) Năm 1805 thăng quan làm Đông các điện học sĩ. Năm 1807 làm giám khảo thi hương ở Hải Dương Năm 1809 làm cai bạ Quảng Bình (4 năm liền) Năm 1813 thăng quan làm Cần Chánh Điện học sĩ-đi sứ ở Trung Quốc lần thứ nhất. Năm 1815 thăng quan làm Hữu tham tri Bộ lễ. Năm 1820 Minh Mạng cử ông đi sứ Trung Quốc lần thứ 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế ngày 16 tháng 9 năm 1820. II. Truyện Kiều tập đại thành của văn học cổ Việt Nam 1, Lai lịch của Truyện Kiều : Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên là : Đoạn trường tân thanh nghĩa là : “Tiếng khóc đứt ruột” được viết dựa trên một tác phẩm cổ của Trung Quốc là : Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân bắt đầu từ một câu chuyện có thật do Mao Khôn một người lính trong quân đội của Hồ Tôn Hiến kể lại và được ghi trong sách “Kỹ tiễu trừ Từ Hải bản mạt” Câu chuyện trên được rất nhiều tác giả về sau viết lại như : Lý Thuý Kiều của Đối Sĩ Lân. Vương Thuý Kiều truyện của Dư Hoài. Tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giá Đạo Nhân Về thời gian Truyện Kiều ra đời hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa có sự thống nhất. Theo nhiều tài liệu thì Truyện Kiều ra đời vào khoảng từ năm 1805 đến 1809. Về cơ bản Nguyễn Du vẫn giữ cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên trong quá trình viết Truyện Kiều Nguyễn Du đã có sự sáng tạo rất lớn trong đó có sự chuyển thể từ văn xuôi sang thể thơ lục bát của dân tộc. Chính vì vậy không thể nói là Truyện Kiều của Nguyễn Du là bản copy của Thanh Tâm Tài Nhân được. Truyện Kiều có hai bản là bản phường (in sớm nhất) và bản kinh (in vào thời Tự Đức) 2, Cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều : Viết Truyện Kiều Nguyễn Du mở đầu bằng những câu triết lí . Truyện Kiều là một bức tranh rộng lớn về thời đại nhà thơ đang sống. Trong đó Nguyễn Du muốn làm nổi bật lên sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người, nhất là với sự áp bức bốc lột của chế độ phong kiến trong lúc suy tàn. Chủ nghĩa nhân đạo chính là cảm hứng chủ đạo Truyện Kiều được thể hiện tập trung nhất qua hai nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Từ Hải . a, Nhân vật Thuý Kiều: GV thông qua các đoạn trích phân tích thêm để làm rõ thêm nhân cách(tài sắc) của nhân vật Thuý Kiều Các đoạn trích tiêu biểu : Chị em Thuý Kiều. Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Kiều gặp Từ Hải. Kiều báo ân báo oán. Thuý Kiều là một con người , một nhan vật lý tưởng, ưu tú tượng trưng cho cái đẹp cái tinh hoa của con người nhưng ngược lại phải chịu một số phận hoàn toàn bi đát. Nguyễn Du đã từng phải thốt lên : Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du việc Thuý Kiều đến với Kim Trọng là một bước bứt phá làm cho nhiều ngơ ngác : "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Hoặc "Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường". Đây rõ ràng là một bước đột phá trong các sáng tác văn học lúc bấy giờ vì theo quan niệm phong kiến thì : "nam nữ thụ bất thân" . Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét : " Truyện Kiều không phải là bài ca hân hoan về giá trị con người mà trở thành một câu chuyện thê thảm của con người trong xã hội ". Trong tất cả các nhân vật đến với Thuý Kiều thì mỗi người có một cách nhìn nhận về người phụ nữ tài sắc khác nhau. Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà xem Thuý Kiều là một món hàng để buôn bán kiếm lời. Thúc Sinh thì xem Thuý Kiều như kiểu tức cảnh sinh tình là để hưởng lạc. Dưới con mắt của Hồ Tôn Hiến Thuý Kiều kiểu ăn không được thì đạp đổ. Người có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời Thuý Kiều không phải là chàng Kim-mối tình đầu mà là chàng trai họ Từ. Từ Hải là người hiểu Thuý Kiều nhất, tình yêu mãnh liệt nhất, trân trọng tài sắc của Thuý Kiều nhất Họ được Nguyễn Du cho rằng : Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Đẹp nguyền ý phượng sánh vai cỡi rồng Thuý Kiều dẫu rằng đã vào lầu xanh hai lần: nói như GS Nguyễn Lộc thì Thuý Kiều đã từng làm đĩ thế nhưng mọi người lại không cho Kiều là một con đĩ bởi Thuý Kiều không buông xuôi số phận đã phán kháng dẫu rằng sự phán kháng đó có khi chỉ là phút bột phát như định cầm dao tự tử trước mặt Tú Bà hay nhảy xuống sông Tiền Đường để tự vẫn Dù thế nào thì Thuý Kiều vẫn là một cô gái hồng nhan bạc phận phải sống một cuộc đời đầy ải đau khổ, một cuộc đời truân chuyên mà lẽ ra không đáng bị như vậy. Nguyễn Du đã khóc cho nàng Kiều khóc cho chính mình khóc cho cái xã hội đã đầy đoạ những con người tài sắc phải xuống bùn sâu nhơ nhuốc. b, Nhân vật Từ Hải: GV phân tích đoạn trích Kiều gặp Từ Hải để làm rõ thêm một số tính cách về nhân vật Từ Hải. Trong Truyện Kiều Thuý Kiều và Từ Hải không chỉ là hai nhân vật mà là hai nhân vật chính diện về phương diện nào đó cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống. Thuý Kiều là bản thân cuộc sống thì Từ Hải là ước mơ về cuộc sống. Bản thân cuộc sống là hiện thực còn ước mơ cuộc sống là lãng mạn cho nên về cơ bản hình ảnh Từ Hải là lãng mạn. Như thế thì nhân vật Từ Hải là ước mơ không chỉ của Nguyễn Du mà còn là ước mơ của những thân phận bị dìm xuống đáy của xã hội như Thuý Kiều . Từ Hải là hiện thân của sự công bằng, công lí, chính nghĩa, sự chung thuỷ, nhân ái tôn trọng con người . Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả vẻ bên ngoài : - Bề ngoài phi thường: Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao. - Bản lĩnh phi thường: Đường đường một đứng anh hào Côn quyền hơn sứ, lược thao gồm tài. - Phong độ phi thường : Giang hồ quen thói vẫy vung Gươm đàn nửa gánh lược thao gồm tài. Nguyễn Du xây dựng hình tượng Từ Hải không phaỉ như một con người của cuộc sống thực, không phải là người anh hùng hiện thực mà Từ Hải là hình ảnh lãng mạn một trí tưởng tượng của Nguyễn Du về một nhân vật anh hùng. Tóm lại Từ Hải là một nhân vật lí tưởng một nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng để chống lại cái ác, bênh vực cái thiện, để tìm lại sự công bằng, công lý cho xã hội. Tuy nhiên Từ Hải không thể sống mãi được bởi nếu Từ Hải sống thì lại vi phạm vào vào những qui phạm của đạo đức phong kiến điều mà Nguyễn Du không thể cho phép mình làm. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 : Hãy phân tích gia thế và cuộc đời của Nguyễn Du để làm rõ nhận định:"Nguyễn Du một cuộc đời đầy truân chuyên" Câu 2 : Hãy cho biết lai lịch của Truyện Kiều ? Câu 3 : Hãy phân tích một vài nét cơ bản trong Truyện Kiều để chứng minh:"Truyện Kiều là một kiệt tác thẫm đẫm tình người" Câu 4: Phân tích tài-sắc của Thuý Kiều qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều Câu 5 : Nêu hình tượng nhân vật anh hùng Từ Hải. Câu 6 : Cảm nghĩ của em khi đọc các trích đoạn về Thuý Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 1I MÔN : NGỮ VĂN 9 -------------------------- CHỦ ĐỀ : NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN Dạng chủ đề : Bám sát và nâng cao Thời lượng : 6 tiết + 1 tiết ôn tập. A, Mục đích yêu cầu: Thông qua việc giảng dạy chủ đề này nhằm giúp học sinh : - Cảm nhận một cách sâu sắc về tác giả Nguyễn Đình Chiểu : một nhà yêu nước một nhân cách cao cả. - Cảm nhận được giá trị đạo lí phong kiến cũng như đạo lí làm người thông qua Truyện Lục Vân Tiên . - Thông qua chuyên đề này còn giúp học sinh bổ sung những kiến thức chưa được lĩnh hội ở trên lớp về Truyện Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu . B, Nội dung: I. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu : Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ tức 11 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh huyện Bình Dương phủ Tân Bình tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình phong kiến lớp dưới. Cha là ông Nguyễn Đình Huy quê ở Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế là một viên thư lại trong trấn của Lê Văn Duyệt. Mẹ là bà Trương Thị Thiệt quê ở Gia Địnhlà vợ lẽ của ông Nguyễn Đình Huy . Nguyễn Đình Chiểu là con cả trong gia đình có 7 người con (4 trai, 3 gái). Sinh thời Nguyễn Đình Chiểu ở Huế 8 năm đến năm 1840 ông lại quay trở lại miềm Nam ba năm sau thi đậu Tú tài và cũng trhời gian này có một gia đình giàu có hứa gả con gái cho Nguyễn Đình Chiểu . Gv hỏi : Chi tiết này giống với chi nào trong Truyện Lục Vân Tiên ? Năm 1846 ông lại quay ra Huế để chuẩn bị cho kì thi hương vào năm 1849 nhưng cũng trong khoảng thời gian này một biến cố rất lớn đã xảy ra trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Ông nhận được tin mẹ mất ở Gia Định thế là Nguyễn Đình Chiểu đã bỏ trường thi để quay trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về phần vì ốm đau phần vì nhớ thương mẹ khóc nhiều nên ông đã bị mù hai mắt. Sau khi bị mù nhà thơ đã lấy hiệu là Hối Trai có nghĩa là "Ngôi nhà tối tăm". Trong thời gian ở Gia Định để chịu tang mẹ ông đã lớp dạy học và làm nghề bốc thuốc cứu người. Và cái tên Đồ Chiểu cũng xuất phát và đi vào lòng người từ đây. Nguyễn Đình Chiểu từ một chàng trai với nhiều ước mơ hoài bão phía trước, một chàng trai đầy hứa hẹn trên con đường công danh bỗng trở thành một kẻ mù lòa. Gia đình nhà giàu ở Gia Định hứa con gái cho ông cũng đã bội ước. Chính với những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn trong tâm trạng của ông lúc bấy giờ. Ngoài 30 tuổi mà Nguyễn Đình Chiểu vẫn chưa lập gia đình. Thương thầy một học trò đã bàn với gia đình gả em gái của mình cho thầy. Thế là nhà thơ có vợ tên là Lê Thị Điền. Cũng trong thời gian này tác giả đã viết truyện Lục Vân Tiên. Một số biến cố khác trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1859 TD Pháp đánh vào Gia Định Nguyễn Đình Chiểu đã bỏ Gia Định về quê vợ ở Cần Giuộc. Năm 1861 Pháp đánh Cần Giuộc ông phải lánh nạn sang Ba Tri (Bến Tre). Trong những năm chạy giặc ông vẫn mở trường dạy học và theo dõi rất sát các phong trào đấu tranh yêu nước trong vùng này. Ông cũng có quan hệ mật thiết với một số thủ lĩnh các phong trào yêu nước trong vùng như Trương Định, Phan Tòng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong gia đoạn này + Truyện Lục Vân Tiên. + Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861) + Văn tế Trương Định (1864) + Ngư Tiều y thuật vấn đáp (1874) + Chạy Tây (1859) GV phân tích một số đoạn trích trong các tác phẩm trên để học sinh tiện cho việc học tập chuyên đề Bằng ngòi bút của mình Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn học nghệ thuật lúc bấy giờ . Các tác phẩm của ông phần nào góp phần cố vũ cho các cuộc đấu tranh chống Pháp lúc bấy giờ. Trong gia đoạn lịc sử này ông đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp xâm lược gần hết đất nước ta. Năm 1882 Pháp đánh Hà Nội lần thứ 2 đẫn đến tổng đốc Hoàng Diệu phải tự vẫn. Năm 1885 vua Hàm Nghi bỏ kinh thành Huế lên miền tây Quảng Trị phát động phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng đều thất bại. Quá đau buồn cho vận nước lại mắc chứng đau bụng nên ngày 24 tháng 5 năm Mậu tý tức ngày 3 tháng 8 năm 1888 ông đã trút hơi thở cuối cùng kết thúc một cuộc đời nhiều đau khổ nhưng cũng rất đẹp. Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ mù đất Đồng Nai- Gia Định là một bài học lớn về lòng yêu nước, về việc sử dụng văn thơ làm vú khí chiến đấu. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khắm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. II. Truyện Lục Vân Tiên : GV cho học sinh đọc lại phần về tác phẩm trong SGK để năm trước những nội dung cơ bản trươc khi Gv bổ sung những kiến thức mới. Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiêu biểu được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trước khi Pháp đánh vào Nam Bộ là một tác phẩm mang mang tính chất tự truyện của tác giả. Những chi tiết lớn trong truyện như việc Lục Vân Tiên thở hàn vi, đi học, đi thi nghe tin mẹ mất, bị mù, bị người yêu bội ước trùng với những chi tiết trong cuộc sống riêng của Nguyễn Đình Chiểu . -Viết truyện Lục Vân Tiên dường như là nhà thơ có ý muốn nêu lên những tấm gương về luân lí, đạo đức. Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trao mình. Quan niệm nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu đã in sâu vào trong tác phẩm. Ông đã đề cao bốn chữ : Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh . Giáo viên phân tích về Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh cho học sinh được rõ Một số dẫn chứng: Khi Lục Vân Tiên đánh cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga. Cảm kích trước hành động của chàng, Kiều Nguyệt Nga đã định ra cảm ơn nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai. Còn Kiều Nguyệt Nga khi nghe tin Lục Vân Tiên bị nạn vẫn ở vậy chờ chàng giữ trọn tiết hạnh.. Quan niệm của Nguyễn đình Chiểu về lòng trung thành và tiết hạnh điều này nó khác với quan niệm cũ Nguyễn Du trong Truyện Kiều. -Ngoài đề cao Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh thì tác phẩm còn đề cao nhân nghĩa và và phê phán những cái gì bất nhân bất nghĩa. Quán rằng : Ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm. Về cơ bản tác phẩm chứa đựng tình thương, tình yêu cao quí và các nhân vật chính diện đều tập trung thể hiện chủ đề và tư tưởng đó. Một số dân chứng: Kiều Nguyệt Nga bị giặc bắt, cảm mến Vân Tiên từ đó đi đến tình yêu hay khi Kiều Nguyệt Nga bị bắt cống cho giặc Ô Qua. Trên đường đi để giữ trọn tình yêu với Vân Tiên nàng đã nhảy xuống sông tự tự nhưng được Phật Quan Âm cứu thoát. Không riêng gì nhân Vật Kiều Nguyệt Nga mà có rất nhiều nhân vật khác cũng đã thể hiện rất rõ chủ đề trên như Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Ngư, ông Tiều, Tiểu đồng Các nhân vật như ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng họ không có tên. họ được gọi tên theo nghề nghiệp nhưng họ đã giữa được cái tình giữa con người với con người. Đặc biệt những con người ấy làm ơn không bao giờ mong được trả ơn. Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng. Hay -Làm ơn há dễ trong người trả ơn -Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn. Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của nhà thơ cho nên không giống như những nhân vật chính diện khác Vân Tiên mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà nhà thơ mơ ước. Hạn chế trong tác phẩm Lục Vân Tiên chính là cách ông cho các nhân vật ác tự xử hoặc bị trời phạt (giống mô típ truyện dân gian) Trịnh Hâm bị sóng thần dìm chết. Mẹ con Võ Thế Loan bị cọp bắt vào hang Thương Tòng GV hỏi : Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã cho Thuý Kiều xử các nhân vật hại mình như thế nào ? Từ đó so sánh cách mà Nguyễn Đình Chiểu cho các nhân vật gian ác tự xử ? - Về phương diện ngôn ngữ do sáng tác trong điều kiện mù loà nên ngôn ngữ của truyện Lục Vân Tiên không được trau chuốt, có chỗ còn thô vụng, ngữ pháp câu thơ còn chưa chỉnh nhiều trường hợp còn dùng vần ép. Tuy nhiên thành công lớn nhất về mặt ngôn ngữ của truyện chính là việc tác giả sử dụng thành công ngôn ngữ đối thoại hàng ngày (ngôn ngữ kể) dùng nhiều phương ngữ Nam Bộ phù hợp nội dung hoàn cảnh của truyện. Truyện Lục Vân Tiên ra đời trước khi Pháp vào xâm lược nước ta. Đó là tác phẩm cuối cùng kết thúc một giai đoạn văn học và Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu sẽ mở đầu cho một gia đoạn mới. Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên đã kế thừa nhiều mặt truyền thống ưu tú của văn học quá khứ, nhất là của văn học dân gian và truyện Nôm bình dân. Con đường của Nguyễn Đình Chiểu từ Lục Vân Tiên đến thơ văn yêu nước là con đường của một nhà thơ biết kế thừa văn hoá truyền thống dân tộc, biết gắn liền sự nghiệp của mình với đời sống và sự nghiệp của nhân dân, của đất nước. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 : Em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ? Câu 2 : Nhiều người cho rằng Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên như viết chính cuộc đời của mình. Ý kiến của của em như thế nào ? Câu 3 : Trong Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu đã quan niệm như thế nào về Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh ? Câu 4 : Hãy cho biết vài nét nghệ thuật tiêu biểu trong truyện Lục Vân Tiên ? TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
Tài liệu đính kèm: