Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề 7: Ôn tập thơ văn hiện đại

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề 7: Ôn tập thơ văn hiện đại

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

-Học sinh nắm chắc tác giả tác phẩm các tác phẩm thơ và văn xuôi đã học trong học kỳ I

-Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

-Vận dụng viết một số đoạn văn và phân tích tác phẩm nhằm toát lên chủ đề tác phẩm

1- Huy Cận- Đoàn thuyền đánh cá

 a- Vµi nÐt vÒ nhµ th¬ Huy CËn: Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều.

 - Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo; cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm.

 - Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều, đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy nở.

 Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền thống văn hóa của gia đình, quê hương:

 là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.

 Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.

Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề 7: Ôn tập thơ văn hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN : .. 9G..
GIẢNG: . 9E: ..
Chuyên đề 7: ÔN TẬP THƠ VĂN HIỆN ĐẠI (9 tiết) 
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
-Học sinh nắm chắc tác giả tác phẩm các tác phẩm thơ và văn xuôi đã học trong học kỳ I 
-Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 
-Vận dụng viết một số đoạn văn và phân tích tác phẩm nhằm toát lên chủ đề tác phẩm 
1- Huy Cận- Đoàn thuyền đánh cá 
 a- Vµi nÐt vÒ nhµ th¬ Huy CËn: Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều. 
	- Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo; cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm. 
	- Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều, đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy nở. 
	Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền thống văn hóa của gia đình, quê hương: 
 là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
 Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.
Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới 
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng 
Một số Thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.
 ViÕt vÒ nhµ th¬ Huy CËn
Từ tuổi 20 - 25, Huy Cận đã biết tạo cho thơ mình một vẻ đẹp khá già dặn. nếu nhớ tới Xuân Diệu, luôn luôn ta nhớ cái líu ríu cuống quýt mau với chứ vội vàng lên với chứ của ngày hôm nay thì giọng thơ Huy Cận thật khoan thai trầm mặc, nó là tiếng nói của một nhà thơ luôn sống với một quãng lùi để có thể nhìn mãi tận xa xưa.Tác giả Lửa thiêng là thế, thơ Huy Cận đã thuộc về một phần tài sản tinh thần của cả mấy thế hệ hôm nay.
b- QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC: 
	Tác phẩm tiêu biểu: 
* Trước 1945: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942). 
	** Sau 1945: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Ðất nở hoa (1960), 
	Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), 
	Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), 
	Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), 
	Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984), 
	Tuyển tập (1986). 
*. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám:
Tập thơ Lửa Thiêng: 
	- Gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa Thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón nhận. Chính ngọn lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời đã giúp Huy Cận có được vị trí tiêu biểu trong làng thơ Mới, giai đoạn cực thịnh của nó. 
	* Lửa Thiêng trước hết là tiếng lòng của một thanh niên mới lớn (21 tuổi) đang thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như đa số thơ Mới, tập thơ lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã quá quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong thơ Mới thì những cung bậc tình yêu dễ thương ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e ấp vẩn vơ, chưa nhuốm mùi nhục cảm - có sức hấp dẫn mới lạ: 
	Lửa Thiêng được viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo. Âm hưởng chủ đạo: nhẹ nhàng, thâm 
 	b. Từ sau Lửa Thiêng: 
	- Trong bối cảnh xã hội ngày càng đen tối, thơ Mới dần đi vào ngõ cụt. Mỗi nhà thơ loay hoay tìm lối thoát cho riêng mình. Huy Cận thoát ly vào vũ trụ và thiên nhiên. Ông hoàn chỉnh cả một hệ thống triết lý ngợi ca niềm vui siêu thoát ấy trong tập văn xuôi Kinh cầu tự, năm 1942. Nhà thơ kêu gọi mọi người trở về hòa nhập vào tạo vật, tìm nguồn vui từ thiên nhiên vũ trụ: Có lẽ tạo vật đau thương, đất trời vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách tạo vật đó thôi. Ta hãy trở về, ta hãy nhập cuộc, có nhịp sống đưa nâng, có dòng đời xô đẩy, cái vui lớn, cái vui trọng đại dâng sóng tràn khắp cõi đời. 
*** Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tuổi trẻ và tài năng; nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn. Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.  
	Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám:
Sau khi Lửa Thiêng ra đời một năm, Huy Cận tìm đến với Cách mạng (hoạt động trong mặt trận Việt Minh). Như vậy, ánh sáng của lý tưởng Cộng sản đã manh nha trong hồn thơ mang mang thiên cổ sầu ấy từ khá lâu trước 1945. Và sự đổi đời tháng Tám có ý nghĩa như một bước ngoặt lịch sử, đưa trang thơ Huy Cận vượt khỏi những ám ảnh, những giới hạn chật hẹp do mặc cảm nặng nề về thân phận nô lệ tạo nên. Như đa số các nhà thơ Mới, Huy Cận rưng rưng chân thành trở về hòa nhập với cuộc sống. 
	a. Thơ Huy Cận từ 1945 đến kháng chiến chống Mỹ: 
	Khoảng thời gian này, có 04 tập thơ tiêu biểu, ghi nhận quá trình chuyển biến và sự hồi sinh mãnh liệt của hồn thơ Huy Cận: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Ðất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967). 
	- Phải mất hơn mười năm trăn trở, phấn đấu không ngừng tự vượt lên thoát khỏi ám ảnh cũ, hồn thơ Huy Cận mới hồi sinh và khởi sắc. Vốn quen quanh quẩn sống bằng ảo vọng, thích phiêu diêu vô định lánh đời trong vũ trụ, giờ bừng mắt giữa cuộc đời thực; vui đấy, nhưng không khỏi ngỡ ngàng, mặc cảm. Ngập ngừng, dè dặt khoác ba lô lên vai, Huy Cận đi vào kháng chiến. Hồn thơ ông thắm hồng da thịt trở lại cùng với sự hồi sinh vĩ đại của cả dân tộc. 
	* Thời kỳ này đánh dấu một bước chuyển biến mới của hồn thơ Huy Cận. Mỗi tập thơ là một nỗ lực lớn, tự vượt lên để khẳng định sự góp mặt vào cuộc đời mới. Với ý nghĩa đó, thơ Huy Cận còn củng cố nhận thức về cuộc đổi đời lịch sử và bồi đắp những tình cảm trong sáng, lành mạnh. 
	b. Thơ Huy Cận trong kháng chiến chống Mỹ: 
	Trong kháng chiến chống Mỹ, Huy Cận đã góp tiếng thơ mình vào việc phản ánh những sự kiện, những vấn đề trọng đại của chiến tranh. Bằng nhiều chuyến đi thực tế vào tuyến lửa, nhà thơ kịp thời chuyển biến cách nhìn, cách nghĩ cho phù hợp với giai đoạn cách mạng mới. Liên tiếp ra đời nhiều tập thơ có giá trị: Những năm sáu mươi (1968); Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973); Những người mẹ, những người vợ (1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975). 
 PHONG CÁCH THƠ HUY CẬN 
	1. Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe được từ những biểu hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong vũ trụ vô cùng vô tận. Ðây là nhà thơ có "cái nghiêng tai kỳ diệu"(Xuân Diệu). Huy Cận cảm nhận được trọn vẹn từ những mùi vị dân dã của đất đai đồng ruộng đến lời ru của gió, nhịp thở của biển, để rồi nói lên linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên bằng giai điệu trong trẻo, dễ rung động lòng người. 
	+ Trước 1945, tuy vật vã với nỗi sầu đau nhưng thiên nhiên trong thơ Huy Cận vẫn thấm thía tình người, tình đời (Ngậm ngùi, Tràng giang, Buồn đêm mưa): 
	Từ sau Cách mạng tháng Tám, tiếng thơ trở nên đằm thắm, sâu nặng nghĩa tình; cảnh sắc thiên nhiên ấm áp, xôn xao hơn nhiều: 	
	+ Năng lực ấy không chỉ có được bằng sự tinh nhạy của các giác quan (rèn dũa trong những năm tháng tuổi thơ, sống ở quê hương) mà còn xuất phát từ chiều sâu tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận đủ đầy âm vang mọi phía đời sống. 
	+ Có thể nói: thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếu ở Xuân Diệu, thiên nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài,... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. "Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (Xuân Diệu). 
	2. Hồn thơ Huy Cận luôn vận động giữa nhiều đối cực: vũ trụ-cuộc đời, sự sống-cái chết, nỗi buồn-niềm vui, hiện thực-lãng mạn. 
	+ Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại, thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận. Thơ ông ngày càng gắn bó với đời, nhưng cảm hứng về cuộc đời không tách rời cảm hứng về vũ trụ. Vươn lên tìm hiểu những bí ẩn của không gian vô cùng cũng đồng thời nhìn về trái đất để hiều hơn chính mình. Khát vọng ấy mang bản chất triết lý, nhân văn cao cả. Bởi đích đến cuối cùng của nó không phải cõi siêu hình nào mà chính là mặt đất, cõi sống của con người. 
	+ Huy Cận viết khá nhiều về cái chết, về sự tương phản nghiệt ngã giữa hữu hạn đời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết. Nghĩ đến lúc từ giã cõi đời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc. Nhưng đó không là biểu hiện của thái độ ham sống sợ chết tầm thường mà là của khát vọng được cống hiến hết mình, được tái sinh: 
	 ...  anh ta và bác lái xe kể lại vắn tắt, nó cũng hiện ra qua sự quan sát của hai người khách trong cuộc đến thăm ngắn ngủi của họ ở trạm khí tượng.
Thứ hai, nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự quan sát, cảm nhận của người hoạ sĩ trong truyện và chính ông muốn nắm bắt và thể hiện bằng mọt bức chân dung.
Nhưng cần hiểu bức chân dung trong truyện theo nghĩa rộng. Đây không phải là hình dáng, khuôn mặt bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là hình ảnh cuộc sống làm việc và những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật được thẻ hiện và bộc lộ tập trung trong một khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi.
Về hình ảnh người thanh niên xem phân tích.
Câu 2.
Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng đã khiến cho cô kĩ sư trẻ tuổi cảm thấy như nhận được, cùng với bó hoa tươi anh hái tặng cô “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.
Hãy phân tích để làm rõ : Vì sao cô gái trong truyện có thể nhận được sự “háo hức và mơ mộng” từ một anh thanh niên rất đỗi bình thường, làm một công việc thật đơn điệu giữa chốn núi rừng quanh năm lặng lẽ.
I/ Tìm hiểu đề
- Nên hiểu háo hức và mơ mộng chính là hai tính cách tâm hồn đáng mến ở nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, hai đặc điểm dễ gây xúc động cho người khác khi tiếp xúc với anh.
- Những đặc điểm này được biểu hiện trong tâm sự chân thành về công việc, về ý nghĩa cuộc sống, ở nhân vật anh thanh niên và sự suy ngẫm của cô kĩ sư. Cần phát hiện để phân tích.
- Tác giả thể hiện nhân vật chính, anh thanh niên, qua suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường. Đây là bút pháp độc đáo của Nguyễn Thành Long trong truyện này. Cần phân tích tác dụng của cách viết đó.
II/ Dàn ý đại cương
A- Mở bài :
- Giới thiệu chủ đề của truyện Lặng lẽ Sa Pa và nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của Nguyễn Thành Long.
- Nêu suy nghĩ của cô kĩ sư nông nghiệp (xem đề bài).
B- Thân bài :
1. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong công việc
- Tính chất cộng việc có vẻ đơn điệu nhàm chán, lại phải làm một mình.
- Hăng hái nhận nhiệm vụ, làm việc hết mình, luôn vươn lên những kết quả cao hơn.
- Lúc nào cũng mơ ước, say sưa về công việc, gắn bó với nó thắm thiết.
2. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong cuộc sống
- Hăm hở, sôi nổi, hồn nhiên khi tiếp xúc với mọi người
- Sống đầy mộng mơ : Một mình mà trồng cả một vườn hoa to, trò chuyện với sách như với bạn, cư xử tinh tế, sống có chiều sâu (nhiều suy ngẫm, triết lí về cuộc đời, về quan hệ với cuộc sống chiến đấu, sản xuất của cả nước,)
3. Những đặc điểm đó ở anh không chỉ dễ gây xúc động mà còn khiến người khác khi tiếp xúc với anh phải suy nghĩ.
- Những suy nghĩ, nhận xét của bác lái xe.
- Những suy nghĩ và lời hứa quay trở lại với anh của ông hoạ sĩ.
- Nhất là những suy nghĩ rút ra bài học vào đời của cô gái.
4. Cách xây dựng nhân vật có chiều sâu của tác giả
- Ngoài việc để nhân vật tự biểu hiện, còn để nhân vật hiện lên qua suy nghĩ của nhân vật khác.
- Tác dụng : Sự đánh giá khách quan và sâu sắc.
C- Kết bài
- Cuộc gặp gỡ chỉ trong nửa giờ, được nhà văn kể thật dung dị qua những lời tâm sự, suy ngẫm, đối thoại.
- Qua đó thể hiện thật sinh động nhân vật chín và chủ đề của truyện tự hiện ra nhẹ nhàng, sâu lắng
__________________________________________________ ___
Bài 18
Câu 1. 
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Minh Khuê
Gợi ý :
a. Giới thiệu sơlược vềđề tài viết về những con người sống, cống hiến cho dất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng nhưngc vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.
b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
* vẻ đẹp trong cách sống :
+ Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo năng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở đậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
- Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học
+ Cô xung phong Phương Định:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
* Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô dơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
+ Cô thanh niên Phương Định:
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao tượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
c. Đánh giá, liên hệ.
- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Câu 2.
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý :
- Yêu cầu cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b. Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Tình cảm của Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết định không chịu gọi ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị la mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó đang tôn thờ và nang niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh mà chịu cảnh chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nõi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
Đề 2 .
Cảm nhận của em về vẻ nên thơ ở chốn Sa Pa lặng lẽ sau khi đọc áng văn xuôi “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
(Dàn bài TLV – tr 100)
Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng
Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên
Gợi ý:
* Đề bài yêu cầu bằng kiến thức và kĩ năng của kiểu bài phân tích một tác phẩm tự sự, người viết chứng minh truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
* Để làm rõ yêu cầu đó bài viết cần có các nội dung sau:
- Hoàn cảnh của câu chuyện
+ Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
+ Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
+ Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
+ Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
- Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sờu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.

Tài liệu đính kèm:

  • doctho van hien dai HKI.doc